Đến khi Trịnh Tương Quân ăn cơm xong, Vương Tự Bảo và cô bé cùng nhau đi đến trước ô cửa sổ bên trái, gọi vài món đặc sản ở đây rồi tự móc hầu bao trả tiền, hơn nữa cũng trả thêm một ít ngân lượng để buổi chiều trước khi tan học bọn họ đưa những món này đến chỗ xe ngựa Hòa Thuận Hầu phủ.
Hôm nay là ngày đầu tiên cô bé đi học ở Học viện Hoàng gia. Mọi người ở Hầu phủ nhất định rất quan tâm cô bé đã trải qua những chuyện gì trong ngày đầu tiên này. Vì vậy, sau khi về phủ, chắc chắn cô bé sẽ bị yêu cầu nói chi tiết tất cả những chuyện xảy ra ở đây.
Cô bé không những nói với họ hôm nay học những gì, nhìn thấy gì, quen biết ai và kết bạn với những người như thế nào, mà còn muốn chia sẻ với họ những món ăn trong Thiện Đường của Học viện Hoàng gia để họ cảm thấy như chính mình cũng đang ở đó.
Đối với Hòa Thuận Hầu phủ mà nói, những món ăn này mặc dù không phải là món ngon nhưng đó là tấm lòng của cô bé.
Nhân lúc Vương Tự Bảo gọi món, Hương Vu đã dọn dẹp bộ đồ ăn của Vương Tự Bảo xong xuôi và về lư xá trước để chuẩn bị.
Sau đó hai người Vương Tự Bảo và Trịnh Tương Quân vừa đi vừa nói cùng trở về lư xá để nghỉ tạm.
Về đến lư xá rồi thì Vương Tự Bảo nhìn thấy trên bức tường kế bên cửa đã được treo biển ghi tên mình. Sát lư xá của cô bé chính là lư xá của Trịnh Tương Quân, điều này lại càng giúp hai người họ sau này qua lại thuận tiện hơn.
Nha hoàn của hai người họ đều đã đợi trước cửa, mỗi người đi theo chủ tử của mình bước vào phòng nghỉ ngơi.
Dù căn phòng này nhỏ nhưng đồ đạc rất đầy đủ.
Mọi đồ dùng ở đây đều do Hầu phủ chuẩn bị cho Vương Tự Bảo, đương nhiên đều không phải là đồ bình thường.
Nhất là cái bô trong phòng vệ sinh.
Loại bô này là món quà sinh thần mà Vương Tự Bảo tự thiết kế tặng tổ phụ của mình nhân dịp đại thọ 60 tuổi của Vương lão Hầu gia.
Kiểu dáng của cái bô rất đơn giản, chính là khoét một lỗ ở giữa ghế, rồi đặt cái bô ở dưới lỗ và đặt tro hương bên cạnh bô.
Như vậy, khi đi đại tiện chỉ cần ngồi lên trên, đợi đến khi đi đại tiện xong thì rắc một lớp tro là được.
Như thế thì khi đi đại tiện, mọi người sẽ không cảm thấy mệt hoặc chân cứng đờ vì phải ngồi xổm trong một thời gian dài. Đặc biệt lại càng thuận tiện hơn với những người lớn tuổi hoặc có vấn đề ở chân.
Rắc tro hương không những là để che lấp những thứ hỗn độn sau khi đi đại tiện xong mà còn có thể khử mùi.
Sau đó, Vương Tự Bảo bảo Hương Vu bọn họ làm một số miếng nệm và miếng lót dựa trên kích cỡ của lỗ được khoét trên ghế rồi đặt nó trên ghế. Như vậy, khi đi đại tiện thì lại càng thoải mái hơn.
Qua lời giới thiệu của Vương Tự Bảo, trong lúc đi đại tiện Vương lão Hầu gia còn có thể vừa đi đại tiện vừa xem sổ sách báo cáo để gϊếŧ thời gian. Cứ theo đà này, đi vệ sinh ngược lại đã trở thành một sự hưởng thụ của Vương lão Hầu gia.
Loại bô được cải tiến này vừa mới xuất hiện, mọi người trong Hòa Thuận Hầu phủ đã tranh nhau đặt làm. Kế tiếp đó, theo lời đề nghị của Vương Tự Bảo, nên lập tức đổi một số cửa hàng của Hầu phủ thành cửa hàng đồ gia dụng để trực tiếp bán loại bô được cải tiến này ra bên ngoài. Đương nhiên rằng, đây chỉ là ý kiến của Vương Tự Bảo, còn mọi việc sau đó thì cứ giao cho Tam thúc vốn quản lý chính vụ của Hầu phủ lo vậy.
Khi Hòa Thuận Hầu phủ gửi lô thành phẩm đầu tiên vào trong cung, ngay lập tức đã nhận được lời khen ngợi của Tưởng Thái hậu và Hoàng đế. Cũng vì thế mà Hòa Thuận Hầu phủ đã được trọng thưởng.
Đặc biệt là đối với người phát minh loại bô này là Vương Tự Bảo, Hoàng đế không những ban thưởng mà còn khen ngợi tấm lòng hiếu thảo của Vương Tự Bảo trước mặt các đại thần trong triều, đồng thời đặt tên là "bô Bảo".
Nghe đến cái tên này, Vương Tự Bảo lập tức giật giật khóe miệng. Cô bé chỉ muốn nói rằng: Tôi là Vương Tự Bảo, tôi tự thay mình phát biểu.
Vốn dĩ trên dưới Hòa Thuận Hầu phủ luôn hết mực bảo vệ Vương Tự Bảo, nhất là khi cô nhỏ tuổi mà đã thông minh từ sớm.
Sở dĩ chuyện này được tuyên dương rộng rãi chủ yếu bởi vì lối tư duy của loại bô này rất thông minh khéo léo, nhưng việc phát minh ra món đồ này sẽ không khiến người ngoài cảm thấy quá đỗi kinh ngạc. Dẫu sao thì thứ này thật sự quá đơn giản rồi, không phải chỉ là khoét một lỗ trên ghế thôi sao?
Ngoài ra, cho dù là triều đại nào đi chăng nữa thì lòng hiếu thảo đều chính là hiền danh tốt nhất.
Họ không cần phải cho Vương Tự Bảo danh hiệu thần đồng gì đó để khoe khoang. Dẫu sao, hai tuổi là lúc bắt đầu phổ cập kiến thức, hơn nữa cho đến thời điểm hiện tại, cầm kỳ thi họa mọi thứ cô bé đều có thể làm lại y hệt, đây không phải là chuyện mà một đứa trẻ bình thường có thể làm được.
Chẳng phải có câu "Tình thâm bất thọ, tuệ cực tất thương"* sao. Việc từ nhỏ đã thông minh đối với Vương Tự Bảo mà nói trái lại không phải là chuyện tốt gì. Vì vậy, cả phủ trên dưới đều nói năng rất thận trọng về chuyện này.
(*) Ý chỉ những người yêu càng sâu đậm thì sẽ chết sớm, quá thông minh thì sẽ càng bị tổn thương.
Nhưng nếu có thể được mang hiền danh hiếu thảo này thì đúng là sẽ có lợi cho cuộc đời của Vương Tự Bảo. Cũng chính vì suy nghĩ này nên Hòa Thuận Hầu phủ mới quyết định để Vương Tự Bảo được khen ngợi một lần.
Hiện tại, bất kể là nhà nào, hộ nào cũng đều đã sử dụng loại bô dần được hoàn thiện này. Câu chuyện Vương Tự Bảo còn nhỏ tuổi mà đã nghĩ cách hiếu thuận với Vương lão Hầu gia cũng được lưu truyền rộng rãi. Huống hồ gì sự xuất hiện của loại bô này cũng đã mang lại sự tiện lợi rất lớn đối với mọi người.
Hòa Thuận Hầu phủ nhờ sản xuất loại bô này mà kiếm được một số tiền lớn.
Cuối năm ngoái, Vương lão Hầu gia vung bút cho thêm Vương Tự Bảo một vạn lượng làm của hồi môn.
Ai mà dám phản đối chứ? Cần phải biết rằng sự cải tiến trong lúc vô tình này của Vương Tự Bảo không những giúp Hòa Thuận Hầu phủ kiếm được rất nhiều tiền mà còn nâng cao danh tiếng của Hầu phủ.
Do đó, các cửa hàng lớn bán đồ gia dụng của Hòa Thuận Hầu phủ đã đổi tên thành "Bảo Ký".
Vương Tự Bảo sinh ra trong một gia đình giàu có như vậy, đương nhiên không cần phải đi con đường xuyên không, điền văn gì đó. Huống hồ rằng cô bé cũng sẽ không chế tạo thủy tinh, xà phòng, lại càng sẽ không chế ra thuốc súng vân vân. Thế nhưng, với điều kiện không ảnh hưởng đến đại cục và không bị mọi người coi là yêu quái, nếu có thể thay đổi cuộc sống của mình và người nhà, cô bé vẫn sẽ nghĩ cách tận dụng những điều kiện tốt này để làm những việc trong khả năng của mình.
Đương nhiên rằng, có thể mang lại lợi ích kinh tế cho Hầu phủ càng là chuyện tốt hơn nữa.
Dù sao thì đối với sự bền vững của một gia tộc, yếu tố kinh tế luôn chiếm hàng đầu. Không nhìn thấy rất nhiều thế gia hiện nay đều đang vất vả cầm cự, ngoài mặt
Vậy Hầu phủ kiếm được tiền thì làm gì?
Câu trả lời chính là mua đất.
Dù sao địa vị của thương nhân ngày nay rất thấp hèn, Hầu phủ cũng không thể mang danh tranh giành lợi ích với thương nhân, mở rộng thêm các cửa hàng. Hơn nữa, hiện đang là lúc triều Đại Ung dần dần phồn thịnh, vậy thì tích càng nhiều đất mới là sự bảo đảm an toàn nhất cho Hầu phủ.
Những chuyện này cũng không cần Vương Tự Bảo phải lo lắng, dù sao thì ngoại trừ là bảo bối trong lòng của mọi người trong Hầu phủ thì cô bé còn trở thành búp bê vàng biết kiếm tiền trong lời của Tưởng Thái hậu.
Sau khi nghỉ ngơi xong, Vương Tự Bảo tự chuẩn bị đơn giản rồi để Hương Vu chải chuốt lại hai búi tóc đáng yêu của mình thành búi tóc đơn giản của nam hài tử.
Cách ăn mặc này khiến cô bé trông vô cùng lanh lợi dễ thương, trở thành một cậu nhóc dễ nhìn.
Bình thường khi ra ngoài cùng với Vương lão Hầu gia và Vương Tử Nghĩa, họ cũng rất thích cô bé ăn mặc như thế này. Vì vậy, cải trang thành con trai đối với Vương Tử Bảo mà nói không hề áp lực. Hương Vu cũng đã quen với chuyện này từ lâu rồi.
Lúc Trịnh Tương Quân đến gọi Vương Tự Bảo đi học thì ngạc nhiên bởi Vương Tự Bảo cải trang thành một cậu nhóc vậy mà vẫn tươi tắn, xinh đẹp như vậy. Điều này khiến cô bé không ngừng thích thú, lớn tiếng nói đợi ngày mai đi học cô bé cũng phải ăn mặc như vậy mới được.
Chương trình học buổi sáng của lớp cấp Hoàng vẫn luôn là là tiết văn học lịch sử. Buổi chiều thì là sáu môn học được dạy luân phiên lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số. Sau sáu buổi học có thể nghỉ một ngày.
Môn học đầu tiên của lớp Bính của Vương Tự Bảo sau mỗi ngày nghỉ là "xạ", cũng chính là bắn cung.
Dạy bắn cung có năm phương thức, tương ứng có năm tiêu chuẩn: một là bạch tiễn: tên xuyên qua bia bắn để lộ mũi tên. Phương pháp này tập trung huấn luyện lực cánh tay cầm cung. Hai là tham liên: sau khi bắn mũi tên thứ nhất, ba mũi tên sau đó được bắn liên tục. Phương pháp này tập trung huấn luyện tốc độ bắn tên. Ba là diệm chú: mũi tên bắn vào bia, lông mũi tên cao, đầu mũi tên thấp. Phương pháp này tập trung huấn luyện lực sát thương sắc bén, có thể đủ xuyên thủng bia bắn. Bốn là tương xích: tương mang nghĩa khiêm nhường. Khi quân thần cùng bắn tên, thần tử không được đứng ngang hàng với vua, phải lui về sau một thước, tập trung nghiên cứu lễ tiết tôn ti. Năm là tỉnh nghĩa: liên tục bắn bốn mũi tên trúng mục tiêu và tạo thành hình chữ Tỉnh. Phương pháp này tập trung huấn luyện độ chính xác của phương pháp bắn cung.
Từ đó có thể thấy, việc dạy bắn cung đã tương đối đầy đủ và tinh tế từ lực cánh tay, tốc độ, lực sát thương đến độ chính xác.
Những đứa trẻ như Vương Tự Bảo chắc chắn không bằng những đứa trẻ lớn tuổi hơn về lực cánh tay, tốc độ và lực sát thương. So sánh với những bạn học cùng lớp, học trò lớp Vương Tự Bảo cũng có nhiều người 7, 8 tuổi, lớn hơn Vương Tự Bảo 2, 3 tuổi, thậm chí còn có học trò giống như Cảnh Ngọc Nhi khoảng chừng 10 tuổi.
Nếu thật sự đối đầu với bọn họ, Vương Tự Bảo tính thế nào cũng đều chịu thiệt. Vẫn còn may là cô bé bắt đầu sớm hơn những người này một chút.
Nhưng chiều hôm nay khi đến sân tập, cô bé còn có việc quan trọng hơn cần phải làm.
Đó chính là tặng quà gặp mặt mà cô bé đã chuẩn bị từ sớm cho những bạn học này. Dù sao thì lúc học buổi sáng, cô bé đã đi trễ, không tiện tặng quà trong lúc thầy giáo đang giảng bài.
Quà gặp mặt mà cô bé chuẩn bị rất đặc biệt. Là bút lông có kiểu dáng đặc biệt chế tạo trong thư phòng được xây dựng dưới danh nghĩa cá nhân Vương Tử Nghĩa. (Mặc dù địa vị của thương nhân thấp nhưng nếu thứ họ xây dựng là thư phòng thì những thương nhân như vậy sẽ khiến các học tử khen ngợi. Vì vậy, Vương Tử Nghĩa lúc còn trẻ đã xây một thư phòng vừa có thể tăng thêm thu nhập vừa có thể nâng cao thân phận trở thành văn nhân.)
Đầu những cây bút lông này được chạm khắc thành nhiều hình vẽ động vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, dựa trên những bức vẽ phác thảo của Vương Tự Bảo.
Phong cách vẽ phác thảo đơn giản, trẻ con. Vương Tự Bảo trong thời hiện đại đã từng học vẽ một thời gian nhưng bình thường cô bé thích nhất là cách vẽ phác thảo đơn giản này. Đặc biệt cô bé rất thích dùng những hình vẽ này để lại lời nhắn cho người khác, quét WeChat* vân vân, kết quả là cô bé đã quen biết được không ít người.
(*) WeChat là một ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội và thanh toán di động đa năng của Trung Quốc.
Sau khi cùng Vương Tử Nghĩa học về màu nước được một thời gian thì cô bé bắt đầu vẽ loại tranh phác thảo này.
Bởi vì tranh phác thảo rất đơn giản nên cực kỳ phù hợp với độ tuổi hiện giờ của cô bé. Lúc mới đầu Vương Tử Nghĩa còn tưởng rằng cô bé đang tùy tiện vẽ nghịch nhưng một thời gian dài sau đó, ông mới phát hiện ra chỗ kỳ diệu.