Hôm sau, Khiết Tâm đi học với tâm trạng khá nặng nề. Sau sự việc hôm qua, bạn bè trong trường cũng bắt đầu bình thường hóa quan hệ với cô, không khinh cô nghèo nữa. Vừa vô lớp, Hào tỉnh bơ khoác vai Tâm, cặp kè với cô. Tâm rất ghét thói bỗ bã của hắn, lại còn tự nhiên thái quá, cô vùng vằng, thoát khỏi tay hắn, nghiêm túc nhìn Hào nói:
- Lớp trưởng! Mình lớn rồi, nam nữ nên có khoảng cách nhất định.
- Tui nghĩ bạn bè, thân mật chút đã sao? Bà sứt mẻ gì mà làm ghê vậy.
- Chó cũng được xem là bạn của con người, bạn có ôm hôn nó để thể hiện tình bạn bè không?
- Khiết Tâm! Bạn giỏi lắm! Tôi chống mắt xem bạn hống hách bao lâu. Nói cho bạn biết, trong trường này, thuận tôi thì ở, nghịch tôi thì "get out".
Hào trừng mắt nhìn Tâm, tay chỉ ra ngoài. Cô lắc đầu nhao ngán, không thèm chấp, về bàn mình ngồi. Tiếng chuông reng vô tiết, thầy Sinh bước vô. Sau màn chào hỏi, thầy để cặp lên bàn, đứng ra giữa bục giảng tuyên bố.
- Thầy đã liên hệ được già làng của người dân tộc, ngày mai, lớp chúng ta sẽ có buổi học tập ngoại khóa, nhằm tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc. Do ngôi làng nằm ở huyện khá xa, nên có thể chúng ta sẽ nghỉ đêm, các em nhớ xin phép ba mẹ, và chuẩn bị đủ đồ nhé.
- Dạ
Cả lớp hào hứng, đồng loạt dạ rõ to. Chỉ có Khiết Tâm là trầm ngâm, vẫn còn ám ảnh cái chết của khỉ mẹ, nên cô ngồi nghĩ mông lung, không nghe thầy Sinh dặn những gì. Giờ ra chơi, Tâm chọn chỗ vắng học sinh, ngồi ôn bài. Hào vẫn cay cú vì bị cô không cho ôm, hắn cùng mấy tên học sinh quậy phá khác quyết định chơi Khiết Tâm một vố. Hào thấy Tâm đang ngồi ở băng ghế đá phía xa, dưới tán cây Lim Xẹt, trên cây có tổ ong vò vẻ, Hào nhìn tổ ong, nhếch môi. Hào xin được ở đâu ít mật ong, hắn chuồn ra sau gốc cây, nhỏ mật ong dài dài tới chân ghế chỗ Khiết Tâm, xong đi lên lầu 3, giương cây ná bắn vào tổ ong. "Bụp", tổ ong rơi xuống gốc cây, sau lưng ghế đá. Khiết Tâm nghe tiếng động, vừa xoay lại đã thấy ong bay loạn xạ, cô sợ hãi, thụt lùi ngã ra sân, dùng cuốn tập quơ quơ mấy con ong đang bay về phía mình. Cả sân trường nhốn nháo vì ong vỡ tổ bay ra tán loạn. Vào giây phút ngỡ bị chích thê thảm, Tâm nghe loáng thoáng trong gió có tiếng huýt sáo nhẹ nhàng, du dương, xung quanh Khiết Tâm như được đôi cánh chim to lớn bao phủ che chắn, cả đàn ong chỉ bay vòng vèo bên ngoài, không mảy may chạm được tới Khiết Tâm. Đột nhiên, tiếng huýt sáo vút cao, đàn ong bay vèo vèo, thẳng lên tầng ba, chỗ đối diện tổ ong, có người đang đứng cười khinh khỉnh. Đàn ong đột ngột chuyển hướng, khiến hắn không kịp trở tay, bị chích sưng tấy cả người. Hào vừa chạy xuông sân trường, vừa la, nhưng không ai dám nhào vô cứu. Khiết Tâm thấy hắn bị chích sưng vù, muốn chạy ra đỡ Hào, nhưng đôi cánh bao quanh cô rất chặt, nên cô cũng chỉ có thể đứng ngó. Một lúc sau, Hào bất tỉnh, tiếng huýt sáo chấm dứt, đàn ong bay đi, đôi cánh cũng biến mất. Cả trường chạy tới đỡ Hào, đưa hắn đi bệnh viện. Cũng may tới bênh viện kịp thời, nên hắn giữ được tính mạng. Khiết Tâm nghe vậy cũng mừng, lần đầu tiên cô nghe âm thanh huýt sáo hay đến vậy, còn đôi cánh là thật hay mơ, cô cứ thắc mắc liệu Hào bị ong chích có phải liên quan tới mình.
Ngày mai đi học ngoại khóa, nên Tâm muốn mua ít đồ, cô dặn Vương đón ở nhà bà Tâm, vì mua đồ xong, cô sẽ về đó chờ. Khiết Tâm đi nhà thuốc, mua thuốc chống muỗi, chống vắt khi đi rừng. Cô cũng mua mấy thùng thuốc cảm sốt, băng keo cá nhân, Tâm đặt mua thêm 100 cái mùng để tặng cho đồng bào dân tộc, ship về địa chỉ nhà bà Tâm. Xong xuôi, Tâm đi dạo, tản bộ về nhà. Đi ngang qua nhà hàng Phố Núi, cô nghe như có ai kêu cứu:
- Cứu tôi! Cứu tôi với!
Cô đứng lại, lắng tai nghe, tiếng kêu cứu trầm đục, thảm thiết, phát ra từ trong nhà hàng. Tâm vểnh tai, đi về phía tiếng cứu, cô cứ đi, đi tới gần khu nhốt Gấu thì tiếng kêu chấm dứt. Rùng mình nhìn xung quanh, chẳng hiểu sao mình lại vô đây, Khiết Tâm tính đi ra ngoài, thì tiếng gầm rú đau đớn vang lên. Cô đi lại ngó vào lỗ hở cũ, trong đó, con gấu mẹ hôm qua đang sinh con, con gấu kế bên chắc là gấu cha đang gầm lên, giận dữ. Nó giật giật sợi xích, rồi nhìn qua Gấu mẹ, ngửa cổ lên trời gầm lên ghê rợn. Phần hạ thể gấu mẹ có đốm đen thập thò, gấu mẹ rất đau, nó rặn và thở mệt nhọc, dường như nó đã đuối sức. Khiết Tâm vội chạy tới cửa, mở then cài đi vô trong, Gấu cha thấy người vào lại gầm lên. Tâm đưa tay lên miệng "suỵt!" cho nó im. Cô lại ngồi xổm dưới hai chân sau của gấu mẹ, dùng hai tay ấn
vào cửa mình của gấu mẹ, cho đầu gấu con lọt ra, rồi chụp vào khối đen nhớp nháp, từ từ nhẹ nhàng kéo, và kéo. Máu và nước ối xà ra, gấu con trôi tuột ra ngoài. Cô bồng gấu con lên, đặt vào ngực gấu mẹ. Gấu mẹ chồm dậy, liếm gấu con sạch sẽ. Tâm nhìn vậy, bất giác nở nụ cười mãn nguyện, cô sờ vào gấu con, rồi vuốt vuốt gấu mẹ. Bên ngoài chuồng có tiếng bước chân, gấu mẹ ngưng liếm cho con, nhìn cô cầu cứu. Gấu cha lại giằng co, cố bứt xích. Khiết Tâm vội ôm gấu con, chạy vô chuồng chỗ gấu cha trốn. Gấu cha thấy vậy, nó cũng liền ngồi xuống, che chắn cho cô. Bên đây chuồng, gấu mẹ vội vàng ăn bánh nhau, kéo rơm che vệt máu lại, nó nằm xuống, thở mệt nhọc. Nhóm người bước vô, bật đèn quan sát, chúng ngó gấu mẹ,rồi dòm tới gấu cha, "sao hôm nay nó ngoan thế nhỉ, chịu ngồi yên không la hét, quậy quọ?" Cả bọn nhìn nhau, rồi chầm chậm tiến vô chuồng gấu cha. Gấu cha đứng lên, cào cào hai tay về phía chúng, chúng hoảng sợ, bỏ chạy ra ngoài, khóa cửa. Căn phòng lại tối thui. Khiết Tâm chồm người ra ngó, thấy không còn ai, cô nhìn gấu cha nhoẻn miệng cười, đưa gấu con tới trước mặt gấu cha. Gấu cha gầm gừ, liếm liếm gấu con. Hai tay nó trói xích lên cao, nên nó chỉ nhìn con nó liếm liếm. Nó dùng chân, đẩy nhẹ vô lưng cô ra hướng cửa, ý muốn cô bồng gấu con đi. Khiết Tâm khó hiểu nhìn nó, cô ôm gấu con trao trả cho gấu mẹ, gấu mẹ mệt mỏi nhìn con, tiếp tục liếm láp con, rồi nó cũng đẩy con nó về phía Khiết Tâm. Tâm nhìn nó, nhìn qua gấu cha, tới gấu con, cô không hiểu vì sao nó giao con cho cô. Gấu cha cào cào vô miếng thiết đeo trên ngực nó, nó thở phì phì mệt nhọc, đau đớn. Tâm chạy về Gấu cha, sờ lên vết xước trên tấm thiếc, nhìn xuống phần hông của gấu, cô thấy có ống to ghim vào người nó, trong ống vẫn đọng lại vài giọt mật màu xanh rêu pha vàng. Tâm hiểu ra vấn đề, cô ôm lấy gấu cha khóc, thương cho kiếp gấu to lớn, khỏe mạnh, vẫn phải thua trước trí khôn và sự tàn ác của loài người. Họ nuôi gấu lấy mật, cho nó đeo tấm thiếc vì sợ gấu tự cào mình tự tử. Gấu mẹ vừa mang thai, vừa bị lấy mật nên đuối sức, có thể không qua khỏi. Nó không muốn gấu con sống cuộc đời đau đớn như nó, nên muốn cô đem gấu con đi. Tâm nhìn gấu cha, gật đầu đồng ý. Nhưng cửa bị khóa, cài then bên ngoài, cô không ra được. Lúc này, gấu mẹ đứng lên, bò ra phía tường, nó bơi rơm ra một bên, dùng tay cào cào, một viên gạch rớt ra, nó lại cào, khoét to lỗ gạch đủ chui vừa một người. Tâm đẩy gấu con ra trước, nhìn Gấu mẹ, rồi cũng chui ra. Cô ôm gấu con, lẻn rời khỏi nhà hàng theo lối hông. Vì nhà hàng không xây tường bao quanh, trời cũng nhập nhoạng tối nên không ai để ý. Khi Tâm đã chui ra an toàn, gấu mẹ gom gạch chất đống che lỗ, phủ rơm lên trên. Nó mệt mỏi nằm xuống thở nặng nề. Khiết Tâm ôm gấu con mãi miết chạy, cô không hề biết dù cô có đi hiên ngang cũng không ai thấy cô, vì cô đã được bao bọc bởi đôi cánh của Thần Rừng.
- Em Gấu đừng sợ, chị sẽ thả em về với rừng, sớm thôi.
Về tới nhà, Tâm đặt gấu con xuống đất, ngồi thở hổn hển. Một cơn gió sau lưng thổi tới:
- Em muốn biến nhà ta thành sở thú? Hôm qua nuôi khỉ, hôm nay nuôi gấu?
- Oh! Vương đẹp trai của em, giận là già đấy. Nhà mình buồn quá, nuôi thêm chúng cũng vui mà. Vương không thích thì em thả chúng vô rừng, rồi em vô ở với chúng luôn.
- Em dám....hăm dọa ta.
- Không à, em nói thật chứ có đòi đâm chém Vương đâu mà hăm dọa. Vương mà có điểm yếu cho người ta hăm sao? Em cũng muốn tìm để khỏi bị Vương ăn hiếp mà có thấy đâu. Hứ!!!!
Vương thở dài, nhìn Khiết Tâm, đôi con người màu vàng nhu tình, nắm vai cô kéo vào ngực, khẽ khàng vuốt mái tóc có mùi thơm gây nghiện. "Nó ngay đây, tìm chi nữa". Vương nhìn ra sân, cây cối rậm rạp đung đưa như thì thầm gì đó. Anh đành thỏa hiệp:
- Vậy một con gấu này nữa thôi nha, ta chịu thua em rồi.
- Hí hí. Có phải đánh trận đâu mà thắng thua.
Tâm nói xong, nhảy lên hôn nhẹ vào má Vương, rồi chạy biến ra ngoài, báo hại ai kia đang ngẩn tò te, sờ sờ lên má, môi nhếch độ cong nhẹ vui vẻ.