Ba mươi Tết, khắp đường phô giăng đèn kết hoa, toàn bộ thành phố c chìm trong không khí vui tươi, nhà nào cũng náo nhiệt, chỉ có nhà Hứa Ý Nùng là ngoại lệ.
Tuy năm nay không sang nhà bà nội ăn tất niên, nhưng để bù đắp khoảng cách gia đình, lão Hứa vẫn sắp xếp bữa tất niên ở khách sạn nổi tiếng nhất trong thành phố.
Trong phòng riêng siêu rộng, tất cả mọi người đều đeo chiếc mặt nạ giả nhân giả nghĩa, cười giả lả, kể cả cô giáo Ngô.
Họ dùng hành động thực tế để chứng minh hai chữ "giả dối” một cách hoàn hảo nhất, cũng thể hiện rất rõ trí nhớ ba giây trong thế giới người trưởng thành.
Cảm giác ngột ngạt không rõ nguyên nhiên khiến Hứa Ý Nùng ngôi mà bất an, rất khó chịu.
Sắp vào bữa, bà cụ được lão Hứa dẫn vào, Hứa Ý Nùng gọi "bà” một tiếng tượng trưng, đầu kia lại không đáp lại tiếng nào.
Lão Hứa đưa mắt nhìn cô như ám chỉ lại đây đỡ bà cụ, Hứa Ý Nùng vẫn đứng yên không cử động, thậm chí còn không dịch chân.
Bà lão một bên được con trai đỡ, một bên chống gậy ngồi xuống.
Cô giáo Ngô cũng là người biết ăn trông nồi ngồi trông hướng, bà rót một tách trà, tự tay đưa đến bên tay bà cụ: “Mẹ, mẹ uống trà đi.” Xem như xuống nước trước.
Bà cụ lại không nhận, bà ngồi xuống, chống gậy xuống đất, hai tay nắm chặt, bà nhìn con trai mình chứ không nhìn cô giáo Ngô: “Tôi ấy à, hôm nay đến đây chỉ vì nể mặt con trai tôi thôi.”
Ý tứ như thế nào, ở đây ai là người đều nghe hiểu.
Thây chưa, gương vỡ cũng vỡ rồi, dù có lắp lại cũng vẫn còn vết.
Nhưng đáng nể là, cô giáo Ngô nghe câu này xong vẫn cười tươi như cũ.
Bà như người ngoài cuộc, là nữ chủ nhân của buổi tiệc hôm nay, vẫn nhiệt tình xếp chỗ cho mọi người ngồi xuống ăn cơm.
Hứa Ý Nùng không hiểu, tại sao cô giáo Ngô vẫn luôn hiếu thắng lại lựa chọn nhẫn nhịn, cũng không hiểu sao bố mình vẫn luôn chọn một điều nhịn chín điều lành.
Có lẽ là vì cái nhà này, có lẽ là vì cô không hiểu thế giới của người lớn, nhưng cô thấy được sự mệt mỏi của cả hai bên trong cuộc hôn nhân này.
Cô thầm thề, mình sẽ không giống bất kỳ ai trong hai người họ, cũng sẽ không dẫm lên vết xe đổ của họ.
Trong nhận thức của cô, kết hôn phải là hai người bao dung, thấu hiểu, giúp đỡ và tiến lùi cùng nhau, chứ không phải một bên lùi bước và nhẫn nhịn.
Hôn nhân nên đẹp đẽ và thiêng liêng, nếu không sẽ hại người hại mình.
Một bữa cơm như ngồi trên kim, ăn như nhai rơm, không nuốt xuống nổi.
Hứa Ý Nùng như một con rối không tình cảm, bên tai là tiếng người lớn cãi nhau nheo nhéo.
Thỉnh thoảng cô lại ấn bàn phím xem giờ trên màn hình, rõ ràng cô thấy thời gian đã trôi qua rất lâu, nhưng xem giờ lại thấy mới được năm phút.
Cô như rơi xuống vực sâu, ngửa đầu ra chỉ mong thời gian trôi nhanh hơn chút.
Bỗng nhiên, màn hình điện thoại sáng lên, có một tin nhắn được gửi tới, người gửi là Giang Tấn.
Hứa Ý Nùng thấy lạ, không biết tại sao bây giờ cậu ấy nhắn tin cho mình, vừa mở ra đã thấy bốn chữ:
[Chúc mừng năm mới.]
Hứa Ý Nùng định trả lời hai chữ “Cảm ơn” như thường lệ, nhưng vừa đánh được chữ cảm, cô bỗng ngừng tay lại.
Qua khoảng mười giây, màn hình điện thoại tối sầm lại.
Cô ấn xóa đi, xóa dòng chữ đã gõ vào khung thoại, cuối cùng vẫn không gửi đi.
Người lớn vẫn đang nói chuyện câu được câu mất, bà nội ngồi ở chủ tọa không thèm nhìn cô lấy một cái, Hứa Ý Nùng cũng mặc kệ.
Để tránh nhìn nhau thêm phiền, cũng tránh phá hoại bữa cơm đoàn viên lão Hứa dày công chuẩn bị, Hứa Ý Nùng chọn mở điện thoại ra đọc bừa một bài báo đê che chắn.
Trên mạng đang đếm ngược đêm giao thừa, sân khâu giao thừa năm nay còn mời mấy nghệ sĩ nổi tiếng, cư dân mạng bàn luận sôi nổi, nhưng cô chẳng có hứng thú.
Lướt mạng một vòng, cô nhận được tin nhắn hỏi thăm của vài người bạn cấp hai, vừa đọc đã biết là gửi tập thể, cô trả lời một lượt [Cảm ơn, cũng vui vẻ nhé], rồi chọn mấy tin chỉnh chỉnh sửa sửa, định gửi một lượt cho các bạn cùng phòng lúc tập huấn và bạn bè khá thân ở trường cấp ba, đương nhiên, trừ Tào Oanh Oanh.
Cô mở danh bạ ra, thứ đầu tiên đập vào mắt là “Liên lạc quan trọng” được đặt trên cùng.
Ngón tay Hứa Ý Nùng bỗng dừng lại, tự dưng quên mất mình đang định làm gì, cô ấn lên ba chữ “Vương Kiêu Kỳ” này, chọn gửi tin nhắn.
Hứa Ý Nùng dán tin nhắn chúc mừng mới sao chép lên khung thoại, nhưng nhìn nhìn lại thấy quá dài.
Cô xóa xóa cắt cắt, cuối cùng chỉ còn lại bốn chữ gọn lỏn [Chúc mừng năm mới].
Lúc ấn nút gửi, cô bỗng thấy tim như nảy lên tận họng, cảm giác mâu thuẫn vừa sốt sắng vừa hoảng hốt dày vò trong cơ thể cô, như có hai hình nhân đang đánh nhau, đến mẹ ngồi cạnh gọi hai lần cô cũng không nghe thấy.
“Nùng Nùng, Nùng Nùng.”
Cô giáo Ngô thây cô thất thần cúi đâu nhìn điện thoại mãi, có gọi cô cũng thờ ơ nên chỉ đành khẽ đụng chân cô dưới bàn.
Bấy giờ Hứa Ý Nùng mới ngẩng đầu lên nhìn mẹ một cái.
Cô giáo Ngô nghiêng người nhỏ giọng nhắc nhở: "Con đừng mải xem điện thoại, hôm nay đã tới rồi thì cũng nên diễn cho ra trò, lát nữa đứng lên kính rượu mọi người, đừng để bữa cơm mẹ với bố chuẩn bị thành vô ích.”
Hứa Ý Nùng nghe mà tê cả đầu, cô không hé răng, cô giáo Ngô lại tưởng giọng mình nhỏ quá cô nghe không rõ, nên ghé sát lại gân nói: “Mẹ đang nói chuyện với con đấy, nghe thấy chưa?”
Trước giờ Hứa Ý Nùng vẫn không giỏi làm bộ làm tịch trong những trường hợp cần lựa lời này bằng họ.
Hôm nay cô đến đây đã là sự nhường nhịn lớn nhất rồi.
Cô giáo Ngô thấy cô vẫn không nói lời nào, bà không nặng không nhẹ gác đôi đũa xuống, khẽ chậc một tiếng: “Con nhóc này nữa, sao con ngoan cố thế nhỉ?”
Hứa Ý Nùng vẫn sống chết không nói lời nào, lấy sự im lặng để chống cự.
Thậm chí cô nghĩ bất chấp, nếu cô giáo Ngô vẫn cứ ép cô, cô sẽ đứng dậy bỏ đi luôn.
Cũng may, cô giáo Ngô chỉ lải nhải vài câu chứ không ép cô nữa, chỉ thầm thở dài trong tiếng ôn ào của mọi người.
Đoạn nhạc đệm bất ngờ này cũng làm Hứa Ý Nùng hơi phiền lòng, cô nghe được nhiều điều trong tiếng thở dài của cô giáo Ngô.
Có lẽ khi làm mẹ, làm vợ, vốn bà cũng không muốn làm vậy, chỉ là bà không thể lấy con cái ra làm lá chắn, nói không làm là không làm nữa.
Hứa Ý Nùng chậm chạp cụp mắt xuống, thấy tủi thân cho mẹ, cũng buồn cho bà.
Trong khoảnh khắc ấy, cô thấy mình đồng cảm được với bà, đặt bản thân vào tình trạng của bà, nghĩ theo hướng khác thì cô cũng chỉ không được làm chính mình thôi.
Cảm xúc lo sợ bất an cũng vì vậy mà phóng đại lên vô hạn, cô nhìn màn hình vẫn dừng ở mấy chữ [Chúc mừng năm mới] chưa gửi, trên cùng ghi người nhận là ba chữ “Vương Kiêu Kỳ”.
Cô vừa động vào, bàn phím đã bừng sáng, như ánh mắt trời chói lọi chiếu vào mắt cô, làm khóe mắt nóng rực.
Nhưng bây giờ, cô như quả bóng bay bị xì hơi, không còn dũng khí nhấn nút gửi.
Cuối cùng, cô bỏ tin nhắn nào vào hòm thư chờ, để nó trở thành tin nhắn mãi mãi không được gửi đi.
Cô cất điện thoại đi, quay về thế giới của mình, về mảnh đất xám xịt cô muốn chạy trốn nhưng tạm thời chưa có năng lực thoát khỏi.
Đây là đêm giao thừa thứ hai của Vương Kiêu Kỳ ở thành phô c, chỉ có anh và bà nội.
Vương Kiêu Kỳ vốn định gọi đô ăn ngoài, nhưng bà kiên trì muốn xuống bếp, nói phải tự làm đồ ăn mới có cảm giác năm mới.
Anh không lay chuyển được bà cụ, chỉ đành đi siêu thị theo ý bà.
Cả thành phố đèn đuốc linh đình, ngựa xe như nước, tiếng pháo, tiếng cười đùa, từng tiếng lọt vào tai.
Lúc anh ra khỏi siêu thị, sắc trời đã gần chạng vạng.
Ánh hoàng hôn màu cam vàng rực rỡ sáng chói cả một góc, như một bức tranh sơn dầu in vào mắt người nhìn.
Có điều, Vương Kiêu Kỳ biết, bóng tối sẽ nhanh chóng cắn nuốt nó.
Trời dần tối, không khí vẫn lạnh căm, gió thổi vào mặt anh, cũng thổi loạn mái tóc anh.
Đường phố mấy phút trước còn náo nhiệt giờ đã dần tiêu điều, dòng người bắt đầu thưa dần.
Lúc này đúng ra là lúc gia đình đoàn viên, cùng nhau ăn bữa tất niên, hiếm có ai còn qua lại trên đường như anh nữa.
Quả nhiên, lúc đến tiểu khu, ánh nắng đã tắt hẳn, không còn để lại chút dấu vết nào, chỉ người có tâm mới còn nhớ đến nó.
Trong khu nhà cũ kỹ, gần như mọi nhà đều sáng đèn, nhưng dường như không có ánh đèn nào dành cho anh.
Anh đứng xa xa tìm kiếm vị trí căn nhà của mình, bước chân đột nhiên cứng lại.
Căn phòng trước nay chưa từng sáng đèn, hôm nay lại lần đâu tiên tỏa sáng.
Nó như ngọn đèn sáng soi trong đêm lạnh, nó nhóm lên niềm hy vọng anh vẫn luôn đè nén dưới đáy lòng, như ánh rạng đông cuối chân trời, lặng lẽ thu hút bước chân anh, tăng nhanh tốc độ.
Phần đường còn lại, anh như lao tới điểm cuối.
Gió thổi vù vù bên tai, anh chạy một hơi đến dưới lầu, câu thang trống trải cũng ồn ào lên vì anh.
Đèn cảm ứng từ tầng một cũng sáng lên, cả tòa nhà sáng trưng như ban ngày.
Chìa khóa rút ra bị rơi xuống đất, anh cúi người xuống nhặt trong tích tắc, mặc cho bàn tay dính đầy bụi bẩn, anh chỉ lo cắm khóa vào ổ.
Thời gian dài đến mức anh thấy khóa chống trộm hơi dư thừa.
Cuối cùng, khi cánh cửa thứ hai được mở ra, anh đẩy cửa bước vào, đôi chân đi thẳng vào trong, buột miệng gọi.
“Bố, mẹ!”
Nhưng đón anh về nhà chỉ có bà nội đang lau lau tay vào tạp dề, đi từ phòng bếp ra trong căn nhà rộng lớn.
Vương Kiêu Kỳ đứng trước cửa phòng ngủ chính, nhìn căn nhà trống rỗng và ngọn đèn trên trần nhà, đôi mắt dần mất đi tiêu cự làm anh nhất thời không biết đây là mơ hay thực.
Có một cảm xúc không tả nổi đổ xuống người anh như một dòng nước lạnh, chúng lấp đầy lồng ngực anh, cũng phủ kín cổ họng anh, dường như muốn nhấn chìm cả người anh, vùi sâu xuống đáy.
Đến tận khi sau lưng vang lên tiếng giải thích của bà nội: “Bà nghĩ tết nhất thế này, không được đê nhà ở quạnh quẽ nên mới bật hết đèn lên.” Bà lại thở dài một hơi, giọng điệu cũng thấp xuống, “Không phải bố mẹ cháu về.”
Vương Kiêu Kỳ tỉnh táo lại, bỗng không nhịn được bật cười.
Anh đứng một mình hôi lâu rồi tắt đèn phỏng kia đi, như một ánh sao băng vụt qua, cũng dập tắt ánh sáng trong lòng anh.
Anh xách đô đi ngang qua người bà, chỉ nói một câu: “Hôm nay để cháu nấu cho bà.”
Bà cụ nhìn theo bóng lưng anh, hơi hé miệng ra, nhìn anh lấy từng món to to nhỏ nhỏ trong túi ra rồi bận rộn rửa dọn trong bồn rửa bát, cuối cùng bà chỉ đáp một tiếng: “Ừ, được, bà hỗ trợ cháu.”
Tết Âm Lịch chưa qua được bao lâu, kỳ nghỉ đông của trường Trung học số 1 chính thức thông báo kết thúc.
Không có dư thời gian cho mọi người hoài niệm, ngày đầu tiên đi học đã tấn công cú đầu tiên.
Kết quả thi cuối kỳ của toàn trường và toàn thành phố được dán trong tủ kính ngoài cổng trường, Vương Kiêu Kỳ với Hứa Ý Nùng vẫn đứng vững hạng một hạng hai của cả trường, không hề suy suyển.
Nhưng toàn thành phô Vương Kiêu Kỳ lại đứng thứ ba, Hứa Ý Nùng đứng thứ tám, suýt thì bay khỏi top 10.
Điều này làm mọi người rất bất ngờ.
Trường Trung học số 1 vẫn luôn xưng bá trong thành phố suốt nhiều năm, nhưng mấy khu vực trực thuộc thành phố cũng có các trường cấp ba trọng điểm.
Nghe nói cách dạy ở đó chỉ hơn chứ không hề kém trường Trung học số 1, hoàn toàn là kiểu học tập cả năm không ngừng nghỉ như ngục giam, lớp chuyên trong đó cũng toàn những học sinh mũi nhọn, thực lực không thể kinh thường.
Kỳ thi cuối kỳ lần này, hai hạng đâu đều thuộc về các trường bên khu trực thuộc, thực lực đè đầu trường Trung học số 1 bọn họ, chắc là sẽ sớm bị làm to chuyện.
Có người không phục với xếp hạng lần này, nói xằng bậy: “Mấy người bên khu trực thuộc chỉ giỏi cày đề, lần này thi may mắn làm trúng vài câu thôi.
Dù sau này có thi vào được trường tốt cũng sẽ lộ tẩy thực lực.
Dù sao tớ cũng khinh cái loại chỉ biết cắm đầu vào đọc sách!”
Cũng có người bịt tai trộm chuông phụ họa: “Đúng đấy, phải học tập một cách khoa học, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, cố quá rồi sớm muộn cũng lộ nguyên hình.”
Hứa Ý Nùng đứng trước tủ kính, nhìn mình kém hơn Vương Kiêu Kỳ vài điểm nhưng trong toàn thành phố kém anh đến mấy hạng.
Cô không khỏi nghĩ, không biết trong tỉnh thì hai người cách nhau bao xa?
Mà trong lớp cũng có người vui người buồn, Lâm Miểu tụt thẳng xuống mười hạng cuối lớp, chỉ cách bị loại có vài cái tên nữa.
Còn trong xếp hạng toàn thành phố, Lâm Miểu bảo đúng là không dám nhìn.
Sau khi sống sót qua tai nạn, cô ấy ngồi trên ghế ôm ngực, hồi lâu vẫn không thấy đỡ.
Cô ấy gục đầu xuống, nói với Hứa Ý Nùng: “Cậu biết không? Lúc mới