Phiên ngoại 1: Sông chốn nhân gian – 1
Trung Quốc, huyện Đông Sơn.
Một huyện thành miền núi nhỏ bé, nghèo nàn, khó tìm kiếm được dấu vết tồn tại trong hầu hết bản đồ cả nước.
Trước kia, nơi đây từng được người ta biết đến là có lượng lúa nước dồi dào và dân tộc Động, Miêu sinh sống đông đảo.
Từ xa xưa tổ tiên hai tộc đã nổi tiếng với văn minh tế tự và sùng bái tự nhiên, nhưng chỉ trong chớp mắt, thế giới dưới chân núi trải qua xuân đi thu tới, thôn trại của phàm nhân cũng mấy đời hưng suy.
Trên đỉnh núi quanh năm vương vất mây mù sắc xanh, truyền thuyết về chân long sống trong hồ nước cũng đã thấm thoát qua đi nhiều năm.
…… .
【Ở giữa hồ Xích Thuỷ, có long vương thân phủ đầy vảy xanh.】
【Nhiều năm trước, ngài đã đánh bại báo nhân trong mây, nuôi dạy con gái của Ngưỡng A Toa, sở hữu một tấm lòng rất mực thiện lương.】
Những người dân bản xứ truyền miệng nhau về bài ca dao bằng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số.
Cứ như thể ở một năm tháng nào đó, nơi đây quả thực từng xảy ra câu chuyện truyền thuyết ấy.
Nhưng theo thời gian dần trôi, đại đa số dân bản xứ đã biết đến thế giới bên ngoài, cũng chẳng còn muốn tin tưởng vào loại chuyện quỷ quái ly kỳ ấy nữa.
Mọi người không tin quỷ, tất nhiên cũng sẽ không có chuyện thờ phụng thần linh.
Truyền thuyết về long vương so ra còn kém việc ăn no mặc ấm của một phàm nhân, bởi lẽ đó mà “truyền thuyết” cũng trở thành câu chuyện chỉ còn tồn tại trong ký ức của mọi người mà thôi.
Là một người bản địa, Phạm Đông cũng tỏ thái độ như thế với mấy truyền thuyết lạ lùng kỳ quái ở địa phương.
Lúc này cậu đang ở trên chiếc xe buýt lữ hành trở về quê nhà, ngồi ngẩn ngơ chẳng có gì làm.
Bên cạnh cậu không có hành khách nào khác, dưới chân đặt ba lô, tai nghe, nước khoáng và cục sạc dự phòng.
Cha mẹ cậu mất sớm, bà nội Dương Hoa và ông nội Phạm A Bảo đã nuôi nấng và cho cậu đi học.
Họ sinh ra tại huyện Đông Sơn, đều từng sống trong thôn làng dân tộc Động ở phụ cận.
Song hai ông bà đã lần lượt qua đời từ hằng bao năm trước rồi, cho nên sau khi trưởng thành và đi học ở bên ngoài rồi ở lại làm việc, cậu rất hiếm khi trở về.
Sở dĩ bây giờ cậu xin nghỉ về quê, thứ nhất là để chuyển hộ khẩu, mua nhà bên ngoài, dứt hẳn cội rễ của mình khỏi chốn núi rừng.
Thứ hai là do cậu nhận được tin chính quyền địa phương báo rằng gần đây vì cải tạo hồ nước trên đỉnh núi nên sẽ phá dỡ và di dời căn nhà cũ trên núi, tiện thể cậu cũng tới để mang đi một số đồ đạc của ông bà mình – những người đã sống cả đời ở huyện Đông Sơn.
Thực lòng mà nói, cậu không thích ngọn núi lớn này.
Bởi vì bần cùng, bởi vì lạc hậu, cũng bởi tư tưởng của hầu hết người nơi này đều rất cũ.
Từ nhỏ cậu đã nghe đủ loại truyền thuyết về thần linh mà lớn lên, hồi đó cậu luôn rất sợ hãi những yêu ma thần quỷ chẳng rõ bộ dáng thực tế ra sao ấy.
Mà sau này khi đã trưởng thành, Phạm Đông chỉ cảm thấy mấy câu chuyện đó chẳng có bất cứ căn cứ khoa học gì cả, chỉ dùng để hù con nít được thôi, toàn là thứ nực cười.
Cớ sao người quá khứ lại tin tưởng thần linh đến thế? Lẽ nào chỉ vì tin những sinh linh hư vô mờ mịt ấy thực sự sẽ xuất hiện bảo vệ mình ư?
Cậu đã trải qua quá nhiều hiện thực tàn khốc ở thế giới ngoài kia, chẳng tài nào dùng tâm mình để thấu hiểu và cảm thụ được điều này.
Cho nên Phạm Đông dám chắc rằng, bất cứ ai từng đi ra khỏi nơi quái gở này thì sẽ chẳng đời nào muốn trở về.
Nhưng bà nội Dương Hoa lại rất cố chấp tin tưởng, thậm chí đến tận năm cuối đời, bà cụ tóc bạc phơ ấy vẫn kiên trì ngày ngày lên núi, mang theo cơm nước để thành kính cúng bái “rồng” .
“A Bảo à, tôi cứ luôn cảm thấy…… dường như bọn họ vẫn ở nơi đây, chưa hề rời đi, nhưng lần tới gặp lại, tôi sợ mình đã chẳng còn nhận ra họ nữa.”
“Haiz, có phải bà lại mơ thấy mấy cái thứ trong đầu bà không?”
“Đúng vậy, lại là giấc mơ ly kỳ lạ lùng nhưng cũng không thể nào quên được.
Tôi mơ thấy mình là một ngư nữ, bị một người rất đáng ghét trêu chọc giấu vào vò dưa muối, nhưng ông ấy đối xử với tôi tốt lắm, cứ như là người cha mà tôi yêu thương nhất vậy.
Còn ông thì là cháu của bà cụ kiến, ngày nào ông cũng lén chạy sang nhà để gặp tôi, mang theo gạo thóc ông nhặt nhạnh được.
Còn có một người tóc trắng, người ấy luôn nắm tay tôi, dẫn tôi đến bờ sông chơi đùa, còn dùng đôi tay khéo léo của mình để làm cho tôi rất nhiều món đồ chơi thú vị……”
“……”
“Có lúc tôi chẳng phân rõ đây là mơ hay thực, dường như ngày thơ bé chúng ta đều từng đích thân trải nghiệm những điều ấy, nhưng cuối cùng sau khi “câu chuyện” đã kể xong thì tôi cũng mất đi tất cả, biến trở về một phàm nhân rất đỗi bình thường.
Nhưng sau khi cùng nhau biến mất, rốt cuộc “bọn họ” đã đi đâu?”
“……”
“Chúng ta đều đã già rồi, thật mong có cơ hội gặp lại họ……”
Thưở mới bảy, tám tuổi, có lần Phạm Đông từng nghe ông bà mình trò chuyện riêng với nhau như thế.
Hồi trẻ bà cậu chính là cô nàng đanh đá ghê gớm nhất thị trấn, hiếm khi bà để lộ ra vẻ mặt như vậy với người khác.
Nhưng khoảnh khắc ấy, Phạm Đông bỗng cảm thấy bà nội mình – người đang ngồi trong căn lầu gỗ nhỏ, tựa sát vào ông nội và tâm sự về mộng cảnh đó – lại có một chút ngây thơ của cô bé con.
Đôi mắt nhăn nheo già nua của bà đang nhìn hồ nước đã cạn khô trên đỉnh núi, tha thiết nhớ tới gì đó.
Đáng tiếc, mãi đến khi nhắm mắt xuôi tay, kết thúc cuộc đời, bà vẫn chẳng có cơ hội gặp lại “những người ấy” trong giấc mơ của mình.
Nhiều năm sau, Phạm Đông mới quay về nơi này, cũng đã là một người trưởng thành.
Cậu nhận thấy nơi đây quả thực đã đổi thay không ít.
Nửa năm trước, chính quyền địa phương đã tu sửa xong con đường cái gồ ghề khó đi hồi cậu còn nhỏ, trên đường thi thoảng lại có du khách lái xe du lịch đi ngang qua.
Cậu đeo ba lô đi ra từ bến xe thị trấn, vốn định đến đồn công an trước để hỏi xem phá bỏ di dời nhà cũ thì được nhận bao nhiêu tiền.
Kết quả đi chưa được mấy bước, cậu tình cờ gặp lại bạn hồi tiểu học của mình ở trong siêu thị nhỏ bán rượu và thuốc lá mà hai năm mới mở một lần.
Trước đây quan hệ cả hai chẳng thân thiết gì lắm, hai người trò chuyện đôi câu, mang theo chút sự xa lạ do nhiều năm và cả cảm giác lạnh nhạt mà giữa người trưởng thành nào cũng sẽ có.
Mới nói được mấy câu, bạn học cũ đột nhiên cho cậu biết tin, hai bữa nay có “họ hàng” đến thăm căn nhà trên núi của cậu, bảo là người thân nhiều năm chưa về, giờ tới tìm ông bà cậu.
Sau khi nghe nói ông bà cậu đã mất từ lâu, trong nhà hiện tại ngoại trừ một mình Phạm Đông đang sống ở xa thì cũng chẳng còn ai khác, chẳng hiểu sao hai vị bảo là đến thăm người thân này lại không vội rời đi, mà tạm thời trú lại đó giống như du khách vậy.
“Họ hàng xa? Cứ thế ở lại nhà tôi? Tại sao…… trước kia tôi chưa từng nghe ông bà nhắc đến bao giờ?”
“Tôi không biết nữa, là hai người đàn ông ngoại hình rất trẻ, hành lý mang theo không nhiều nhặn gì, hai ngày trước bọn họ lên núi lúc trời đổ mưa bất chợt, đến khi mưa vơi nhỏ bớt thì vẫn không đi.”
“……”
“Trong đó có một người từng xuống núi mua thức ăn và đồ dùng hàng ngày nên tôi có nhìn thấy, có cảm giác anh ta làm nghiên cứu học thuật, ăn nói văm vở y như giáo sư đại học ấy, cơ mà tóc bạc trắng hết cả.
Một người khác thì tôi chưa gặp……”
“……”
“Hơn nữa bọn họ chẳng nói mình tới từ đâu mà cứ thế ở lại, còn biết rõ chuyện hồi ông bà cậu còn trẻ, ờm, Phạm Đông,