.. Vân Trung Quân Phong Như Cố ở Phong Lăng bị từ hôn rồi.
Văn tam tiểu thư của Văn Thủy Môn đã thắt dây tự tử trên xà nhà tận ba lần, hiển nhiên là quyết liệt từ chối.
Văn phu nhân ôm đứa con gái chỉ còn hơi thở mỏng manh, đau lòng đến mức lệ nóng doanh tròng, toàn bộ những câu quát mắng con gái trước kia hóa thành âm thanh cầu khẩn trượng phu: "Việc hôn nhân này chúng ta không đồng ý, không đồng ý!"
Đạo trưởng Văn Nhuận Tân có hơi do dự.
Văn phu nhân khóc lóc cầu xin: "Là tính mạng Thận Nhi quan trọng hơn hay việc kết thông gia với Lăng Phong quan trọng hơn?"
Tất nhiên là Văn đạo trưởng không đành lòng để con gái vì việc nhân duyên mà phải làm ngọc nát hương tan, chỉ có thể cắn răng gật đầu một cái.
Cái này nhất định phải báo với Lăng Phong rồi, nhưng vấn đề lớn ở đây là phải thông báo cho ai.
Mọi người ai cũng biết, 26 năm trước sau khi ma đạo bị hủy diệt toàn bộ, thế gian chia thành ba đạo môn chính thống, phân thành nhị sơn nhất xuyên: Phong Lăng sơn, Đan Dương Phong và Ứng Thiên Xuyên. Ba nhà cùng nhau tồn tại, hợp lại như cây che rợp trời.
Bên dưới là những môn phái nhỏ như nấm mọc lên.
Nói trắng ra Văn Thủy Môn chính là cây nấm nhỏ nảy mầm ngày đầu xuân.
Huống chi tam quân của Phong Lăng hiện giờ đều không phải đèn cạn dầu.
Tam quân đứng hàng thứ ba tên Yến Giang Nam, là một nữ tử cũng có thể lấy được danh hiệu "Giang Nam tiên sinh", dĩ nhiên không tầm thường. Một bên trị thương, một bên rải độc, tay cầm dược cân, bạch y tung bay. Trời sinh một gương mặt trắng trẻo dịu dàng, tính tình lại nóng nảy cùng cực, hở một tí là như sóc cắn người.
Mà tính cách hoàn toàn khác biệt mới nàng chính là vị sơn chủ đứng đầu trong tam quân, Đoan Dung Quân Thường Bá Ninh.
Ai cũng nói vị này có đầy đủ Phật tính, nên bước trên con đường tu Phật thì hơn, thân thể tựa bồ đề, tâm tịnh tựa ánh lưu ly, người người khen ngợi Phật tâm quân tử.
Nhưng theo những gì Văn Nhuận Tân nhìn thấy thì tuyệt đối không phải như vậy.
Còn Phong Như Cố kia á.. không nhắc tới thì hơn.
Đã mười năm kể từ ngày Văn Nhuận Tân nhìn thấy y, lúc đó trưởng tử Văn gia được y cứu ra từ trong tử địa.
Được Phong Như Cố cứu ra còn có hơn trăm đệ tử tinh anh từ các đạo gia khác, hoặc bị thương hoặc bị suy nhược nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo.
Mọi người đều nói, không có Phong Như Cố bọn họ có đi mà không có về.
Bấy giờ Phong Như Cố trọng thương gần chết, khi được Thường Bá Ninh lôi ra, từng giọt máu chảy xuống từ đầu ngón tay nhiễm đỏ cả bạch y Thường Bá Ninh mặc trên người.
Chẳng mấy ai cho rằng Phong Như Cố có thể sống, ngay cả linh bài cũng chuẩn bị xong rồi.
Nhưng sư phụ Tiêu Dao Quân Từ Hành Chi nghe tin ái đồ sắp đi đời nhà ma thì chạy tới, dùng tết tất cả thủ đoạn mới kéo được một cái mạng của Phong Như Cố về.
Các đạo môn đành phải dồn dập đập bể linh bài, thay vào bài vị trường sinh, ngày đêm cung phụng.
Nếu không có Phong Như Cố, chỉ sợ thế hệ con cháu tinh anh của đạo môn bây giờ đã là bảy tám phần chẳng lành.
Văn Thuận Tân từng làm lễ bước lên cửa Phong Lăng Sơn, muốn tạ ơn thì lại bị từ chối.
Từ khi đó, Phong Như Cố ở lì trong Phong Lăng Sơn, dưỡng thương tĩnh tu tại một nơi gọi là "Tịnh Thủy Lưu Thâm", suốt mười năm này chưa từng xuống núi nửa bước.
Lúc này đây, cô con gái đã lớn, tuổi gả chồng đã vào độ chín mùi, đoạn nhân duyên này của con gái Văn Nhuận Tân vốn dĩ là một đoạn giai thoại, còn kết được một tầng quan hệ với Phong Lăng..
Trong lòng Văn Nhuận Tân liên tục thở dài, mang theo thư mời mới đưa tới được nửa ngày từ Phong Lăng, tự mình bước lên Phong Lăng Sơn.
Trong có tam quân, dù chọn tới chọn lui thì thông báo tin tức cho Thường Bá Ninh trước tiên vẫn thỏa đáng nhất.
Khi nhận được tin tức này Thường Bá Ninh đang ở điện hoa viên sau rừng trúc tưới hoa.
Sau khi nghe hiểu lý do Văn đạo trưởng đến thì tay tưới hoa của y ngừng lại.
Thường Bá Ninh cầm một đóa hoa hồ nho nhỏ, xoay người lại, trong giọng nói có chút kinh ngạc: "Vì sao?"
Chỉ đơn giản nhìn bề ngoài thì Trường Bá Ninh giống như là trích tiên bạch lộc.
Y rất ít khi đội quan, chỉ trừ những trường hợp quan trọng như tham dự nghi thức tế lễ Đông Hoàng hoặc so tài Thiên Bảng. Một là dùng dây cột lại mái tóc đen dài, hai là xõa ra, chọn một kiểu đơn giản như tết tóc con rít*, ôn thuần rũ xuống bên vai phải.
(*) Nguyên bản là 麻花 (ma hoa) mình search tên kiểu tóc này trên gg thì thấy nó giống như tết con rít nên mình để là tết con rít luôn ạ. Bởi vì đôi mắt bẩm sinh sợ ánh sáng nên từ trước đến nay Thường Bá Ninh thường lấy một tấm vải mảnh che lại hai mắt.
Trong lúc nói chuyện có một trận gió thổi qua làm tấm vải tung bay nhè nhẹ.
Văn Nhuận Tân bất giác cứng họng.
Đoan Dung Quân nho nhã khác thường, âm thanh khi nói chuyện cũng không cao, giọng điệu nhẹ nhàng, nhưng Văn Nhuận Tân không thấy rõ ánh mắt sau lớp vải mỏng kia nên cũng không dám đoán mò tâm tư của y.
Thường Bá Ninh hơi hơi nghiêng đầu.
Y chỉ muốn hỏi một lý do
mà thôi, chẳng hiểu sao Văn đạo trưởng lại im re như ve sầu mùa đông vậy.
Đầu y có hơi đau nhức, chỉ hỏi lại lần nữa: "Tại sao?"
Văn Nhuận Tân cướp lời, nhận sai: "Chỉ tại con gái Thận Nhi ngang ngược kiêu ngạo vô lý."
Câu này thật ra có vài phần thiệt tình.
Đúng là Văn Nhuận Tân thấy Văn Thận Nhi rất không biết điều.
Vài ngày trước đó, Phong Lăng đột nhiên truyền ra một tin tức, nói là Vân Trung Quân Phong Như Cố muốn tìm đạo lữ song tu.
Không nói đến việc y tuổi nhỏ đã được xưng "Quân" cũng bỏ qua chuyện các đạo môn thiếu y nhân tình lớn lao, ai chẳng biết thiên phú và đạo hạnh của Vân Trung Quân, chỉ cần người trong đạo môn có thể song tu với y, cho dù là nam hay nữ đều có lợi ích rất lớn đối với tu hành.
Tuy là cái chuyện công khai tuyển đạo lữ thật sự khó có thể tưởng tượng được nhưng đã là thứ Phong Như Cố làm ra thì chẳng có gì phải kinh ngạc.
Nhà nhà đều thỉnh bà mai tới cửa, đưa đến tranh vẽ các cô gái vừa tới độ xuân thì, khen lấy khen để.
Phong Như Cố nhận tranh, chọn đi chọn lại, chọn được Văn Thận Nhi.
Sinh thần bát tự hai người hòa hợp, tôn trưởng trong nhà lại tán đồng vì thế chuyện tốt này tất nhiên là kết được rồi.
Ai ngờ mọi chuyện đã xong xui thì Văn Thận Nhi lại rẽ vào con đường khác.
Năm vừa rồi Văn Thuận Nhi mới tròn mười tám, trời sinh xinh đẹp, tâm cao khí ngạo, cha mẹ không hỏi ý nàng đã lấy tranh vẽ nàng đem cho người khác bình phẩm từ đầu đến chân, sao nàng chịu được loại vũ nhục này chứ?
Nàng đùng đùng nổi giận chạy lên "Tịnh Thủy Lưu Thâm của Phong Lăng đòi gặp Phong Như Cố đàm đạo.
Nàng đợi khoảng chừng hai canh giờ, kết quả chỉ đợi được một bộ chung trà, nàng cầm ấn kiếm xông thẳng vào phòng ngủ.
Mắt thấy Phong Như Cố đang say sưa yên ngủ trong phòng, Văn Thuận Nhi chỉ cảm thấy mình bị người ta khinh rẻ vô cùng, chỉ vào Phong Như Cố mắng một đống, khi trở về thì treo cổ lần đầu tiên, thà chết không gả.
Nghe xong đầu đuôi sự việc, Thường Bá Ninh nói:" Là do sư đệ không tốt, sao lại chậm trễ Văn cô nương như vậy được. "
Văn Thuận Tân tiếc nuối nói:" Là do chúng ta sủng con gái lên tận trời. "
" Thôi. "Thường Bá Ninh nhận lấy thư mời bị trả về, thái độ ôn tồn lễ độ, bộ dáng chẳng có gì là tức giận," Văn cô nương không đồng ý, chúng ta tất nhiên không có đạo lý làm khó người khác. "
Thấy Thường Bá Ninh không nổi nóng, Văn Thuận Tân thở phào nhẹ nhõm, trong đầu lại bắt đầu mưu tính chuyện khác.
Hai nhà hiện giờ đang đóng cửa nói chuyện, Văn Nhuận Tân đương nhiên vui vẻ ôm trách nhiệm về mình.
Nhưng cuộc hôn sự này đã định ngày giờ rồi, rất nhiều người trong đạo môn biết chuyện, một khi thông báo thiên hạ..
Nếu nói nhà mình chủ động từ hôn, khó tránh khỏi bị người cười nhạo; nếu nói đúng sự thật, con gái Vân Anh chưa gả tất sẽ mang tiếng không gì sánh được..
Nghĩ tới nghĩ lui, Văn Nhuận Tân nảy ra được một ý tưởng phi nhân tính.
* * * Cho dù có cứu được rất nhiều người thì Phong Như Cố vẫn như cũ là Phong Như Cố.
Kiêu ngạo, càn rỡ, ngang ngược, vô lễ, lười biếng, không chút để ý.
Thanh danh y từ trước đến giờ không tốt, chẳng sợ bị bôi thêm một vệt đen.
Dù sao thì chuyện từ hôn chắc chắc đã đắc tội Phong Lăng rồi, chỉ truyền chút tin đồn nhảm nhí của Phong Như Cố ra ngoài hẳn là không quan trọng lắm đâu nhỉ..
Đã gặp Thường Bá Ninh, Văn Thuận Tân còn muốn tới" Tịnh Thủy Lưu Thâm "bái kiến Phong Như Cố.
Chẳng ngờ rằng mới đi khỏi Thanh Trúc điện, vừa đến chính điện đã gặp Phong Như Cố.
Y dựa vào trên ghế mây, tay trái nâng một tẩu thuốc bằng trúc vừa dài vừa thanh mảnh, bên tay phải cầm một chiếc ô hoa đào, chiếm một chỗ trên đường thông ra ngoài Thanh Trúc điện, đong đưa lay động, nhàn nhã lắm.
Nghe được động tĩnh phía sau, y quay nửa khuôn mặt lại.
Mắt trái Phong Như Cố đậm nhạt tương xứng trông rất đẹp, như có thủy mặc tỉ mỉ gọt giũa, nửa mở nửa khép hờ làm người ta nhớ tới những diễm quỷ hồ tiên thường thấy trong chùa miếu rách nát của mấy quyển tiểu thuyết chí quái, nhưng mắt phải lại bị ẩn dưới một miếng thấu kính thủy tinh, ánh nắng chiếu xuống nhìn không được rõ, quả là tiếc nuối.
Phong Như Cô phả ra một ngụm khói thuốc trúc.
Sương khói mông lung khiến nốt ruồi nho nhỏ trên cánh mũi phải của y trông kém rõ ràng.
Y gật gật đầu với Văn Nhuận Tân, thậm chí còn chả thèm đứng dậy:" Cha vợ. Cứ tự nhiên như ở nhà. "
Văn Nhuận Tân bị một tiếng 'Cha vợ' của y làm cho nổi dã gà, vội vàng tiến lên bồi tội sẵn nói rõ ý định của mình.
Hẳn là Phong Như Cố có hơi ngạc nhiên, bởi vì y mặc kệ tẩu thuốc bằng trúc trên tay cháy vài giây mới miệng tẩu thuốc bằng ngọc yên đặt vào trong miệng:" Phải không. "
Văn Nhuận Tân vừa định nói thêm chút gì đó, Phong Như Cố đã quay đầu đi:" Văn đạo trưởng, đi đường thông thuận."
* * *Sửa miệng nhanh thật.