Đảo Vô Minh, tình cảnh hiện giờ đâu đâu cũng đầy thi thể, từ quân giải phóng cho đến cả dân thường, quân liên hợp không tha cho một ai.
Kể cả trẻ con, người già, một người cũng không tha, thậm chí cách mà bọn chúng hành hạ so với chiến sĩ còn kinh khủng gấp nghìn lần.
Chiến sĩ quân giải phóng, cùng lắm bị bắn chết tại chỗ hoặc nổ mất xác, nhưng đối với dân thường, nữ thì bị lăng nhục đến chết, người già bị bọn chúng đánh đập cho thoải mái, trẻ con thì dùng các chiêu trò bại hoại khác nhau, với súc sinh cũng không bằng.
Nghe nói về sự tàn ác của chế độ phát xít, nhưng nhìn hoàn cảnh này, phát xít chỉ dám nhận cháu.
Toàn bộ gần ba mươi ngàn dân thường, cùng khoảng bảy ngàn chiến sĩ giải phóng quân, không ai sống sót.
Quân sư Tâm bị chúng cắt lưỡi, chảy hết máu mà ra đi, sau đó bị treo lên cây dừa tại bờ biển.
Thủ trưởng Dũng bị chúng chém đầu, đặt trên một tảng đá lớn trước một bờ biển khác, sắp xếp giống như kiểu hiến tế.
Một vị Đại Tá đi theo thủ trưởng Dũng cũng có cách chết rất thảm, chỉ duy nhất vị Đại Tá trên đảo Vinh Xa không thấy bất kỳ bóng dáng nào.
Lên đảo kiểm tra xung quanh, Ngọc Mơ ngồi trước thi thể thủ trưởng Dũng khóc, Khải Minh đứng kế bên nhìn trầm lặng không nói gì, khung cảnh lúc này chỉ duy nhất vang lên tiếng khóc của Ngọc Mơ và tiếng sóng biển, mọi âm thanh còn lại yên tĩnh đến một cách rất lạ.
Cứ thế, toàn đội im lặng trầm lắng nhìn tình cảnh này suốt cả đêm, không ai nói gì, không ai muốn làm gì!.
Sáng hôm sau, đau thương đã trải, yên ắng đã qua, người đã mất không thể hồi sinh!.
.
ừ, đại khái thì trong tình trạng hiện tại Khải Minh hắn chịu, nhưng tu tiên thì việc này rất dễ, chỉ là cảnh giới chưa đủ để chưởng khống luân hồi, sinh tử.
Khải Minh nhanh chóng cho người sắp xếp lại các thi thể, an táng chôn cất cho toàn bộ những người đã nằm lại nơi đây, và cũng từ lúc này, đảo Vô Minh chính thức đổi tên thành đảo Thiên Thu, một hòn đảo vĩnh viễn có người nằm đến ngàn năm.
"Hóa đau thương thành động lực, đến lúc không đau buồn rồi em, nếu chú Dũng nhìn thấy em hiện tại chú sẽ mắng đấy.
" Một tên gỗ mục, vì thế Khải Minh cũng chả biết cách khuyên người khác kiểu gì.
Nhìn Ngọc Mơ khóc một đêm một ngày, quả thật hắn không đành lòng.
Và qua một số người, Khải Minh lại biết tại sao cô ấy căm thù quân Cam đến vậy, tất cả cũng vì cả gia đình nội ngoại, mẹ và em gái cô ấy, tất cả đều mất mạng trong tay bọn giặc kia.
Nay lại thêm người cha yêu quý, lúc này nỗi căm thù của cô ấy đã đến mức không thể thay đổi.
Sự khốc liệt của chiến tranh là vậy, dù là hiện đại, tiên hiệp hay khoa huyễn, nỗi mất mác đau thương chỉ đi về người yếu, người bình thường, niềm vui thú chỉ ở mỗi lãnh đạo cao tầng, ấy vậy mà không ai nhận ra để kết thúc.
Trong chiến tranh, người mất mác nhiều nhất là ai?
Ngoài dân thường, đó đương nhiên là binh sĩ và gia đình họ, mấy tên lãnh đạo có tác dụng quái gì ngoài chỉ tay năm ngón?
Bán mạng là binh sĩ, thăng chức lãnh tiền là ai?
Nếu binh sĩ Cam nhận ra việc này, thế thì còn ai cầm súng, còn đâu chiến tranh?
Thực quyền đi xâm lược và gia đình, đương nhiên bọn họ chọn gia đình rồi, chỉ khi đất nước bị xâm lược ảnh hưởng đến gia đình và nơi sinh sống, bọn họ mới đứng lên, còn mà đi đến một nơi không phải của mình, bán mạng để giành giật, không ai ngu mà làm.
Chỉ vì một phần họ không nhận ra, lúc nhận ra lại không dám phản đối vì sợ cả gia đình mình bị nguy hiểm bởi chính nơi mình cống hiến.
Sau khi hoàn tất mọi việc, Khải Minh trở lại với ý định tạo ra một cái thế lực, điểm đóng quân cùng nơi bắt đầu sẽ là khu vực quần đảo Trăng Sa này.
Gần đảo Thiên Thu có một hòn đảo lớn khác, diện tích tổng hơn một trăm cây số vuông, đảo này có nước ngọt nhưng không nhiều như đảo Thiên Thu, tài nguyên cũng ít.
Nhưng địa hình và hoàn cảnh lại rất tốt để thiết lập một căn cứ, đảo có hình Trăng Lưỡi Liềm, hai cực của đảo chụm lại gần sát để tạo nên một cái Vịnh lớn, trong Vịnh có mực nước cũng rất sâu.
Trên bờ biển hướng ngược lại là một dãy núi cao thẳng đứng, rất thích hợp trở thành một bức tường tự nhiên, trên dãy núi có đến bảy đỉnh núi cao cùng trống trải, được trải dài đều cả hòn đảo, thích hợp cho tấn công phòng thủ và quan sát.
Bước vào thiết lập căn cứ, Khải Minh nhanh chóng cho xây dựng các công trình thiết yếu,