Hôm sau khi vừa tan học, Hạ Dương và Tề Bạch Ân hẹn nhau đi ăn chiều xong liền mang tập sách qua thư viện.
Vì tiền tiêu vặt muôn năm! Từ giờ cậu sẽ làm người chăm chỉ trong hai tuần.
Nhưng sự thật không như là mơ.
Trong sách nguyên thân học rất dở, thế nhưng Hạ Dương ngoài đời cũng y như vậy.
Nói một cách chân thật thì là… Cậu và “Hạ Dương” đều học ngu giống nhau.
Nhìn quyển sách với đầy các công thức toán học trước mặt, cậu như nhìn thấy ngôn ngữ ngoài hành tinh.
Âm thanh trầm ấm của Tề Bạch Ân vang lên bên tai: “Hôm nay chúng ta sẽ học về “lý thuyết hình biểu diễn của hình không gian trên một mặt phẳng”.
Trước tiên cậu cần nhớ cho tôi những quy tắc cơ bản nhất: Hình biểu diễn của hình bình hành nói chung là hình bình hành.
Hình biểu diễn của hình thang là một hình thang.
Hình biểu diễn của hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông đều là hình bình hành.
Một tam giác bất kì đều có thể xem là hình biểu diễn của tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều.
Hình biểu diễn của một đường tròn là một đường elip hoặc một đường tròn, hoặc đặc biệt có thể là một đoạn thẳng.”
“Muốn vẽ được hình học không gian thì cậu phải biết được quy tắc vẽ.
Nếu những đường nằm lộ cả ra ngoài thì nét vẽ phải liền một mạch, còn nếu những điều bị che khuất ở bên trong, hay nói cách khác là nằm trong hình, phía sau hình, nằm ở mặt đáy thì phải vẽ nét đứt.”
“Hình học không gian rất khó để xác định, tất nhiên đó chỉ là đối với những người không biết làm mà thôi.
Còn nếu nắm được quy tắc thì nó sẽ rất dễ.
Bây giờ tôi sẽ đi cụ thể vào từng dạng bài…”
Lúc Tề Bạch Ân lấy bút ra bắt đầu vẽ những hình cơ bản trong hình học không gian, Hạ Dương sắp điên rồi! Sao con người lại phải học mấy cái này cơ chứ?
Sau khi vẽ xong, hắn đưa cho Hạ Dương và bắt cậu phải học thuộc trong vòng ba mươi phút.
Vẽ vời vốn không phải sở trường của cậu, thế nhưng nhờ tổ độ mà cuối cùng cậu cũng đã nhớ được mấy cái hình.
Tề Bạch Ân nhìn nét vẽ nguệch ngoạc của cậu mà khóe miệng co rút, hắn cố nén cười, hắng giọng tỏ vẻ điềm tĩnh: “Đây là bước đầu tiên, vì để làm được bài tập về hình học không gian thì phải biết vẽ hình.
Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn tiếp cho cậu hai dạng bài tập đơn giản nhất trong hình học 11, đó là tìm giao điểm và tìm giao tuyến.”
Hạ Dương: Thứ quỷ yêu gì vậy?
“Trước tiên chúng ta sẽ học về cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.
Phương pháp như sau.
Cách 1: Tìm 2 điểm chung của 2 mặt phẳng đó.
– Điểm chung thứ nhất thường dễ thấy.
– Điểm chung thứ hai là giao điểm của 2 đường thẳng còn lại, không qua điểm chung thứ nhất.
Cách 2: Nếu trong 2 mặt phẳng có chứa 2 đường thẳng song song thì chỉ cần tìm 1 điểm chung, khi đó giao tuyến sẽ đi qua điểm chung và song song với 2 đường thẳng này.”
“Sẵn đây tôi sẽ dạy luôn phương pháp tìm giao điểm giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P).
Cậu lấy vở chép vào trước đã rồi tôi sẽ giao bài tập cho làm sau.
Phương pháp như này.
Ta tìm giao điểm của a với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P).
Khi không thấy đường thẳng b, ta thực hiện theo các bước sau:
Tìm một mp (Q) chứa a.
Tìm giao tuyến b của (P) và (Q).
Gọi: A = a ∩ b thì: A = a ∩ (P).”
“Về các ký hiệu thì bây giờ cậu ghi chú vào đi…”
Cứ như thế, sau khi ghi chép xong xuôi Hạ Dương được Tề Bạch Ân giao bài tập cho.
Đối diện với cái mớ hình học không gian này cậu muốn đăng xuất ra ngoài vũ trụ luôn.
Chả hiểu gì cả!!!
Làm được vài bài thì Hạ Dương của dần nắm được quy luật.
Đối với những bài mà tất cả các dữ liệu đã được đưa sẵn thì cậu vẫn phải mất tận nửa tiếng mới ra.
Nhưng biết còn hơn không, chậm mà chắc, dù sao cũng đỡ hơn lúc đầu nhiều rồi.
Phải công nhận rằng Tề Bạch Ân giảng rất hay, giọng hắn hôm nay trầm ấm sâu lắng vô cùng, giống như muốn câu cả cái hồn của cậu đi luôn.
Từng thứ kiến thức được truyền đạt khiến Hạ Dương càng nể phục