CHUYỂN NGỮ: TRẦM YÊN
.--.- - -.--..- -..
/.--.-.......- --- -.
--.
-....- --- -.
--....-.- -.
--..---- ----.
---..
Mọi người đều biết dãy bàn cuối cùng trong lớp thường được gọi là khu nghỉ ngơi giải trí.
Những năm này, học sinh cấp hai bình thường tại phố huyện nhỏ làm gì có điện thoại mà dùng, đến phụ huynh còn chưa chắc đã có.
Đánh bài là một trong số những hoạt động nghỉ ngơi giải trí thú vị nhất.
Cả thành tích lẫn chiều cao của Khương Tiêu đều thỏa mãn điều kiện xếp vào dãy cuối cùng.
Anh và Diệp Ảnh Ảnh còn ngồi tận trong góc, cách đó không xa chính là cái chổi gác trên thùng rác.
Hai nam sinh cũng ngồi cuối ở dãy bên trắng trợn sáp tới, một cậu lấy hai bộ bài ra từ cặp sách, một cậu lấy mười gói que cay và bim bim que vị tôm ra từ ngăn bàn, chẳng khác gì đang mở một bữa tiệc nhỏ.
Từ lớp 7 trường THCS số 3 Hậu Lâm đã bắt đầu chia lớp nhanh, lớp chậm.
Một niên khóa có khoảng mười mấy lớp, thường gọi là lớp nhanh, lớp trung bình và lớp chậm, luân phiên mỗi kỳ học.
Khương Tiêu rơi thẳng từ lớp số 1 xuống lớp số 15.
Ban đầu anh không có tâm trí nghĩ tới bài thi ở kỳ thi cuối kỳ, nhưng cứ để tình trạng này tiếp diễn mãi thì khả năng đến kỳ thi tuyển sinh vào 10 đầu óc sẽ trống trơn, đề nào cũng không làm được thật mất.
Đến giáo viên nghiêm nhất cũng không quản lý nổi lớp 9-15.
Giáo viên dạy tiết tiếng Anh này là một cô giáo hiền dịu mới tốt nghiệp, chỉ cần vào lớp giảng xong bài là được.
Không thể trông cậy cô giữ trật tự lớp.
Tuy nhiên xét tổng thể thì trường THCS số 3 Hậu Lâm là ngôi trường quản lý khá nghiêm, mặc dù học sinh lớp số 15 thành tích kém nhưng lại không hư lắm, chỉ ở mức dãy trước không ngủ thì đọc tiểu thuyết, dãy sau mở tiệc nhỏ, may mà không lật tung nóc nhà hay quậy phá thầy cô.
Bọn Diệp Ảnh Ảnh vẫn rất sợ chủ nhiệm giáo vụ siêu dữ, cùng lắm là không nghe giảng, việc mình mình làm, đánh bài cũng dằn nhỏ âm lượng, thể hiện một chút tôn trọng trong thời kỳ nổi loạn.
Đám học sinh rất biết xuôi theo tình hình.
Giáo viên dạy chính trị tiết sau nghiêm khắc hơn xíu, bọn Diệp Ảnh Ảnh không dám đánh bài, thay vào đó là lén chia sẻ đồ ăn vặt hoặc tiểu thuyết.
Khương Tiêu đi theo Diệp Ảnh Ảnh, tìm được bàn học của mình.
Anh ngồi lên ghế, từ từ nhớ lại chuyện quá khứ.
Trước kia bốn người họ luôn tụm lại với nhau đánh bài tiến lên.
Bây giờ Khương Tiêu nghiêm chỉnh ngồi vào chỗ mình dưới ánh mắt như thấy quỷ của Diệp Ảnh Ảnh sau đó mở sách tiếng Anh ra, nghe giảng một cách đàng hoàng.
"Tiêu này", Diệp Ảnh Ảnh hỏi anh: "Mày điên rồi à?"
Khương Tiêu không điên, anh đang nghiêm túc đánh giá trình độ học về cơ bản bằng 0 của mình hiện tại.
Giờ đang là kỳ một lớp 9, còn một năm nữa mới đến kỳ thi tuyển sinh vào 10.
Khương Tiêu đã quên sạch kiến thức căn bản, dù sao anh cũng đi qua thời học sinh gần hai mươi năm rồi.
Tiếng Anh thì khả năng sẽ tốt hơn chút.
Trước đây nhằm phục vụ chuyện làm ăn, anh từng căng da đầu học tiếng, song chủ yếu là loại ứng dụng ngoài đời, không phải để đi thi; nói cách khác, trình độ của anh chỉ dừng ở mức đối thoại được vài câu bình thường phổ biến.
Vì vậy, anh tạm thời chưa đặt ra yêu cầu cao với mình, đỗ vào trường THPT số 1 trong kỳ thi vào 10 là được.
Đỗ rồi còn có ba năm cấp ba để học.
Kỳ thi quan trọng nhất chính là thi Đại học.
Đời trước Khương Tiêu bỏ học, lý do khách quan là nhà không có tiền, lý do chủ quan là anh thực sự không thể học nổi ở ngôi trường kia nữa.
Khi lớn lên, làm ăn buôn bán mở nhà máy kiếm tiền, anh càng canh cánh trong lòng vì lúc đó không học hành cẩn thận.
Về sau khi nhà máy ngày một sa sút, tuy Khương Tiêu vẫn có đủ tiền nhưng nỗi canh cánh ấy lại càng rõ ràng hơn.
Mấy bản chứng nhận bằng cấp kia không phải trọng điểm, trọng điểm là con người không được từ bỏ học tập vươn lên bất cứ lúc nào.
Khương Tiêu có rất nhiều bạn bè, số nhiều trong đó hồi trẻ mải làm quá nên bằng cấp không cao, tuy nhiên khi có tiền lại tham gia không ít học viện kinh doanh, điều này nổi bật hơn cả trong việc giáo dục thế hệ sau, bọn họ đều nỗ lực hết mình đưa con cái vào những trường học tốt nhất.
Sự cản trở của trình độ học vấn cấp hai ngày càng rõ rệt khi Khương Tiêu phát triển đến mức nhất định.
Dù sau này anh đã bù lại đôi chút nhưng những gì đã bỏ lỡ thời niên thiếu vẫn là bỏ lỡ.
Giờ đây được sống lại.
Khương Tiêu không muốn tiếp tục liều lĩnh xông ra ngoài nếm những đau khổ không thể miêu tả đó ở độ tuổi mười sáu nữa.
Tiền thì anh vẫn kiếm, anh sẽ nỗ lực giúp người nhà mình có cuộc sống tốt hơn.
Nhưng hiện tại anh đang là học sinh, cuộc đời còn rất dài.
Anh muốn giống một đứa trẻ bình thường, tham gia kỳ thi Đại học và đỗ đạt.
Nếu có cơ hội thì có thể học lên thạc sĩ tiến sĩ, sống một cuộc sống khác hẳn đời trước.
Toàn bộ những kế hoạch này đều bắt đầu từ việc nghiêm túc học tập.
Giáo viên tiếng Anh hiền dịu đã giảng bài được mười phút.
Bình thường trong lớp này chẳng có ai chịu nghe giảng, toàn là người nào làm việc nấy.
Hôm nay lại bỗng có một học sinh ngồi thẳng tắp, cô chỉ vào bảng đen đọc một từ mới: "Explore: Thám hiểm."
Trước kia chỉ mình cô tự giảng tự nghe, nhưng lúc này, một âm thanh không lớn không nhỏ bỗng vang lên từ cuối phòng học, nghiêm túc đọc theo cô: "Explore, thám hiểm."
Các bạn học đang ngủ trong lớp đều hơi không quen, ngẩng lên xem người bạn nào của mình mới vào kỳ mới đã quậy trò điên, kết quả vừa quay sang đã phát hiện đó là Khương Tiêu.
Thế thì không sao.
Khương Tiêu cũng là người khó đối phó hiếm thấy trong lớp số 15, không ai dám trêu đến anh, suy cho cùng anh làm gì mà chẳng được.
Diệp Ảnh Ảnh đã tìm được chân chơi bài mới, chẳng qua cậu chàng bị Khương Tiêu dọa sợ đến nỗi bài trên tay rơi hết xuống đất.
Điên rồi điên rồi, thế giới này không bình thường.
Khương Tiêu mặc kệ bạn cùng bàn thấy sao.
Anh học hết một tiết, cảm thấy mình vẫn có ưu thế.
Khả năng suy luận của anh tốt hơn học sinh cấp hai bình thường, càng vì cơ thể thiếu niên trẻ trung nên trí nhớ vượt trội hơn hẳn năm ba mươi tuổi.
Tiết này cô giáo tiếng Anh dạy một bài mới, anh đọc theo ba, bốn lần là có thể nhớ kỹ 70-80%.
Khương Tiêu tự biết bản thân không phải người thông minh cho lắm.
Chỉ số thông minh của anh ở mức bình thường.
Khi đánh giá về anh, người khác đều nói anh thắng ở sự quyết tâm.
Muốn làm bất cứ chuyện gì hay yêu một ai đó đều liều mạng không quay đầu lại, có sống lại thêm 800 lần nữa thì bản tính cũng không thay đổi.
Giáo viên tiếng Anh nhận được phản hồi ở lớp số 15 vừa mừng vừa lo, hơn nữa cô phát hiện học sinh này không đùa giỡn mà nghiêm túc học theo thật.
Thậm chí sau khi tan lớp, Khương Tiêu còn hỏi xin cô đề thi.
Thực ra con đường học tập năm cấp hai không có lối tắt gì, chỉ là đọc sách làm đề.
Khương Tiêu lật tìm trong cặp sách của mình, sách giáo khoa thì vẫn có, song lại không có đề thi nào, chắc lúc trước được phát nhưng anh ném đi đâu mất rồi.
Sách bài tập cũng không tìm được là bao, cỡ khoảng một, hai quyển.
Vì vậy, sau tiết học, Khương Tiêu lập tức đi hỏi giáo viên bộ môn xin đề thi.
Đề thi luôn được in thừa vài bản phòng ngừa bị thiếu, những bản không dùng giáo viên sẽ cất đi.
Khương Tiêu muốn những đề thi lúc trước, tốt nhất có cả đề lớp 7, lớp 8, để anh kịp bổ sung lại kiến thức.
Giáo viên này là người rất tốt, thậm chí còn nhìn anh với vẻ mặt cảm động.
Tới giữa trưa, Khương Tiêu nhận được một xấp đề thi, tuy không đầy đủ nhưng về cơ bản có hết những đề thi của các kỳ thi lớn.
Làm theo cách này, anh nhân lúc ra chơi đi hỏi thêm các giáo viên bộ môn xin đề thi.
Có người hơi gắt chút, cũng có người trừng mắt nhìn anh, hỏi sao không học sớm hơn, song cuối cùng thầy cô vẫn đưa đề thi cho anh, từng xấp cực dày.
Khương Tiêu sửa soạn ổn thỏa đề thi.
Sáng nay anh học bốn tiết, có một số tiết học hơi thiếu đầu thiếu đuôi, xét cho cùng luôn có những môn đòi hỏi nền tảng kiến thức của lớp 7 và 8.
Anh chỉ còn cách mau chóng bổ khuyết trong khoảng thời gian này.
Sáng nay