Bia lư bốn phía rất an tĩnh, chỉ có một mình Trần Trường Sinh.
Ngày hôm qua tình hình nơi này hoàn toàn khác biệt.
Lúc ấy mười mấy thí sinh vây quanh trước bia lư.
Không gian tuy an tĩnh, nhưng nhân số quá nhiều, khó tránh khỏi có vẻ chật chội, tiếng áo ma sát cùng với tiếng đi lại nối liền không dứt, thậm chí đến đêm, mọi người cũng không rời đi, mà đốt đèn lồng ngồi phía trước lư.
Nhưng dù sao Thiên Thư lăng đã tồn tại vô số năm trên đại lục này, rất nhiều tông phái học viện, đều có người vào Thiên Thư lăng xem bia đá, đã sớm tổng kết rất nhiều kinh nghiệm, trước đại triêu thí đã dặn dò kĩ càng, các thí sinh sau thời khắc đầu rung động, đã tỉnh lại, suy nghĩ cẩn thận chuyện xem bia không thể một sớm một chiều, nhất định phải bảo trọng thân thể, dựa theo sư môn phân phó, đi xuống lăng tìm chỗ nghỉ ngơi, lúc này chắc vẫn đang ngủ say.
Trần Trường Sinh không biết quá trình này, nghiêm túc quan sát tấm bia đá.
Mặt bia màu đen , phía trên có vô số đường nét hoặc thô hoặc mảnh, hoặc sâu hoặc cạn, đường nét này không biết là dùng vật gì điêu khắc, lúc chuyển biến có chút tùy ý, hiện đầy cả mặt bia, các đường nét có vô số lần giao hội, lộ ra vẻ phiền phức, nếu như dùng cảm tính để xem, cũng có thể nói là đem ý nghĩa lịch sử phụ gia vào, có thể từ những đường nét này nhìn ra ý vị cổ xưa, nhưng nếu như dùng lý trí để đánh giá, đem tâm tình cùng với kính sợ toàn bộ loại trừ, những đường nét này không có bất kỳ quy luật nào cả, càng không có gì ý nghĩa gì, tựa như tiểu hài tử đang vẽ lung tung.
Rất nhiều học giả thậm chí cảm thấy những đường nét này là tự nhiên tạo thành , đây cũng chính là một lưu phái giải bia từng lưu hành nhiều năm trước.
Trần Trường Sinh hôm nay lần đầu tiên nhìn thấy thiên thư bia trong truyền thuyết, tự nhiên không có năng lực đưa ra phán đoán gì cả, sở dĩ ánh mắt rơi vào trên mặt bia, tim bắt đầu đập nhanh, không phải bởi vì liếc mắt nhìn đã hiểu, cũng không phải bởi vì phát hiện mình xem đường nét kia mà rung động, chẳng qua là truyền thuyết xuất hiện ngay trước mắt tự nhiên mang đến cảm xúc ba động mà thôi.
Đúng vậy, hắn đã từng xem đường nét, cũng có thể nói là bi văn của thiên thư bia.
Không phải cơ duyên xảo hợp, cũng không phải kỳ tích, rất nhiều người đã xem những bi văn khó có thể hiểu được trên thiên thư bia —— tất cả các quán nhỏ hai bên chính đạo phía ngoài Thiên Thư lăng đều bán bản dập của bi văn, các du khách từ nơi khác tới thăm Thiên Thư lăng mỗi người đều sẽ mua lấy một phần, phải biết rằng, những bản dập này từ trước đến giờ là vật kỷ niệm được bán nhiều nhất của Thiên Thư lăng.
Vô số năm trước, đã có bản dập của thiên thư bia truyền lưu trên thế gian, sau khi vương triều nhân loại giai tầng dần sâm nghiêm, từng có đế vương cố gắng cấm lưu hành bản dập bi văn của Thiên Thư lăng, nhưng mà lúc đó đã có rất nhiều bản dập ở ngoài, hơn nữa loại hấp dẫn này quá lớn, căn bản không cách nào cấm nổi, cho nên không giải quyết được gì.
Nhất là bản dập bi văn của mười bảy tấm bia đá trong Thiên Thư lăng tiền lăng, thời kỳ hoàng triều trước đây, thậm chí tiến hành ba lần công khai buôn bán, thác ấn mười mấy loại ấn chính thức, ít nhất in ra mấy trăm vạn phần, giúp nội khố đổi lại một số lớn tài phú, đồng thời cũng hợp thức hóa rất nhiều bản dập trong dân gian.
Thiên thư bia bản dập có thể lưu truyền rộng rãi, trừ thật sự không thể nào cấm được, nguyên nhân căn bản nhất là ở hai điểm.
Đầu tiên, xem thiên thư bia bản dập cùng trực tiếp xem bia là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt, vô số năm qua, vô số người tu đạo đã sớm chứng minh, chỉ có ở Thiên Thư lăng, nhìn tận mắt bia đá, mới có thể hiểu được thiên đạo chân nghĩa ẩn giấu trong bi văn.
Tiếp nữa, thiên thư bi văn bản dập có thể truyền lưu đến dân gian số lượng có hạn, phần lớn cũng là bi văn của những tấm bia đá tại tiền lăng, phải biết rằng những người có thể tiếp xúc được nhiều bia đá hơn nữa , tất nhiên đều là cường giả tu đạo thành công, làm sao ham những thứ danh lợi tầm thường đến vậy, tỷ như, Thiên Lương Vương Phá cường giả thiên phú kinh người, năm đó ở Thiên Thư lăng cũng chỉ nhìn ba mươi mốt tấm bia đá, như vậy cho dù thấy lợi tối mắt, hắn cũng không có biện pháp đem mấy tấm bia đá phía sau thác ấn lại, sau đó mang ra khỏi Thiên Thư lăng.
Sau khi Trần Trường Sinh đến kinh đô, ở Lý Tử viên bên ngoài Thiên Thư lăng ở một thời gian ngắn, mỗi ngày đều nhìn thấy bản dập, tự nhiên cũng tiện tay mua mấy bản, thời điểm bản dập vừa đến trong tay, hắn vô cùng hưng phấn, cho đến phát hiện chuyện này không có chút ý nghĩa, mới ném qua một bên.
Nhưng đứng trước thiên thư bia, tận mắt thấy đường nét trên bia đá, thì là một chuyện hoàn toàn bất đồng.
Ngàn vạn năm , tấm bia đá này ở trong lư trầm lặng không lời, vô cùng thần bí.
Chút ít đường nét trên tấm bia đá màu đen, di động trong mắt Trần Trường Sinh , phía dưới góc phải của mặt bia có vết khắc hãm sâu, đột nhiên biến thành một đường nhô lên, kéo theo hơn mười đường nét nhỏ chung quanh, sau đó rời khỏi mặt đá, làm cho người ta cảm giác như đang trôi nổi.
Trần Trường Sinh biết đó là ảo giác, đây là sau thần thức phát sinh liên lạc với Thiên Thư lăng, nhiễu loạn tầm nhìn chân thật.
Khi còn bé ở Tây Trữ trấn miếu cũ đọc Đạo Tàng, hắn xem rất nhiều ghi lại về quá trình xem bia của các tiền bối Quốc Giáo, cho nên đối với biến hóa đột nhiên xuất hiện như vậy, cũng không cảm thấy giật mình, mà vẫn duy trì tĩnh táo tuyệt đối.
Nếu nói biến hóa thật ra không hề có biến hóa nào, đây chỉ là quang ảnh thay đổi, khách quan chân thật chính ở chỗ này.
Vô luận âm hối hay là mưa sa, vô luận trên tấm bia đá có lư hay không, vô luận mặt bia ẩm thấp hay sạch sẽ, nhìn như u ám , hay là chói mắt , bia vẫn thủy chung là bia, đường nét trên tấm bia vẫn sẽ là những đường nét đó.
Nhưng bi văn so với chút ít bản dập truyền lưu trong dân gian, khác biệt lớn nhất chính là ở loại biến hóa này.
Vị trí là tương đối, bề ngoài cũng là tương đối.
Vị trí biến hóa theo vị trí của vật tham chiếu, bề