"Cổ độc?" Sầm Duệ thì thào lập lại hai chữ này một lần.
Ở Nam Cương phía Nam Cung quốc có một thị tộc dưỡng cổ khiến người ta nghe tin đã sợ mất mật.
Khi tiên đế Hiếu Văn Đế còn tại vị, lúc nóng đầu lên đã phát thánh chỉ cho Binh bộ Thượng Thư: "Lão tử đã sớm khó chịu với loại tà khí này rồi, ngươi đi san bằng nó cho ta, khi nào về sẽ cho làm hữu tướng."
Binh bộ Thượng Thư bị kích động, lập tức dẫn quân tiến thẳng về Nam Cương, không tới nửa tháng Binh Bộ Thị Lang đã ôm y quan của Thượng thư đại nhân trở về.
Hiếu Văn Đế trừng mắt hổ: "Lão già Thượng Thư bộ binh đâu?"
Thị Lang nâng y quan, anh ách khóc: "Ở đây a, bệ hạ."
Kể ngắn gọn là chưa kịp xuất binh thì Binh bộ Thượng Thư đã thần không biết quỷ không hay bị hạ thi cổ. Chi tiết là Thượng thư đứng ở đầu thuyền, giữa biển nước mênh mông nhìn núi cao Nam Cương ở phía xa, cảm xúc dâng trào hét "Ta tới rồi, ta đã thấy..." rồi "phốc" một cái hóa thành tro tại trận.
Sau đó khi chôn quần áo và di vật của hắn, tiểu Thị Lang rất có lòng bổ sung cái câu "Ta sẽ chinh phục" chưa kịp nói hết kia lên di ngôn bia mộ, xem như an ủi Thượng thư đại nhân có linh thiêng ngay cả một tấc đất Nam Cương cũng không kịp chinh phục.
Sau khi tỉnh rượu Hiếu Văn Đế buồn bực mấy ngày, rồi hạ lệnh cấm, hoàn toàn cô lập Nam Cương ở góc Tây Nam Cung quốc. Lão tử không thể trêu vào, còn không trốn nổi sao!
Trương Dịch chú ý tới thần sắc quái dị của nàng, khuyên giải an ủi: "Đây chỉ là phán đoán của ta, ngươi đừng quá lo lắng. Người Nam Cương chỉ thi cổ với những người to gan mạo phạm bọn họ. Lấy sự cẩn thận chu toàn của Phó đại nhân mà nói, sẽ không có khả năng chịu tai họa này."
Sầm Duệ phun trà, chậm rãi nói: "Ai bảo?"
Trương Dịch nhìn nàng, Sầm Duệ nghiêm mặt nói: "Cả ngày bị hắn mạo phạm, ta đặc biệt muốn hạ cổ hắn a!"
"..."
Nay Trương Dịch đã thăng làm hữu viện phán Thái y viện, tả viện phán tuổi tác đã cao, ham thích lớn nhất mỗi ngày là ôm dược quán khoác lác với các ngự y mới. Cho nên mặc dù Sầm Duệ có tâm giữ hắn lại hỏi thêm hai câu, mắt thấy hắn mệt mỏi, liền thả về.
Trương Dịch đi ra ngoài cửa nội điện, không có gì bất ngờ khi gặp Phó Tránh, Trương Thái y ôn hòa nói: "Bệ hạ bị thương nhẹ, vừa thi châm xong, giờ đã ngủ. Phụ chính đại nhân không ngại thì đến vấn an sau."
Ngày đầu tiên Phó Tránh đảm nhiệm chức vụ Phụ chính đã sờ đến đám người thân thiết với Sầm Duệ, kinh ngạc khi phát hiện thân là hoàng tử mà quan hệ nhân mạch của Sầm Duệ có thể nói là không có gì đáng khen. Không giao du với đại thần, không giao tiếp với thế gia, người thân cận chỉ có hai người là Lai Hỉ và Long Tố Tố. Thậm chí sau khi tiến cung, một cái Dưỡng Tâm Điện to như vậy nhưng cung nhân hầu hạ cũng ít tới đáng thương. Sầm Duệ nói không thích có nhiều người đi qua đi lại trước mắt mình, hơn nữa như vậy cũng tốt, ít có cơ sở ngầm.
Nhưng Trương Dịch này...
Phó Tránh đã từng tìm hiểu về hắn, quan tạ viết là người Kinh Châu, mặt ngoài thì cùng với người sinh ra ở quận Thanh Thủy kia không có liên quan, nhưng rõ ràng tiểu hoàng đế có một loại tín nhiệm đặc biệt với hắn. Phó Tránh không biết điều này là đúng hay sai, nên tới nay vẫn không có hành động gì với thái y này.
Suy nghĩ trở lại về thương thế của Sầm Duệ, Phó Tránh vừa nghe thương nhẹ đã biết ngay là ý của Sầm Duệ. Cưỡi ngựa không tinh cũng dám tùy tiện lên ngựa, nên khen dũng khí hơn người hay là nên mắng hữu dũng vô mưu?
Phó Tránh đứng trước cửa nội điện, lựa chọn một hồi, quyết định tạm thời tha cho Sầm Duệ một lần, sau này giáo huấn cũng không muộn.
┉┉ ∞ ∞┉┉┉┉ ∞ ∞┉┉┉
Từ ngày tiểu hoàng đế đăng cơ tới nay đây là lần đầu tiên nghỉ lâm triều, không có tiếng gió để lộ đó là chuyện không có khả năng.
Các đảng các phái các đại thần tụ hội vài lần, hoàng đế bệ hạ mang bệnh, yến hội biến thành các loại "nghị sự". Giao thông trên đường Chu Tước ách tắc, đề xuất nghị sự; Ngày mai vào triều nên phối túi hương gì hợp với triều phục, đề xuất nghị sự; Tháng này kinh thành mất trộm mất con gà, cũng muốn đề xuất nghị sự...
Trong căn nhà ngoại ô của nhà họ Từ, chủ đề nghị sự lần này là: Rốt cuộc thì Trưởng công chúa có ý gì với Từ nhị công tử hay không! Thuận tiện thảo luận xem, lần này hoàng đế gặp chuyện rốt cuộc có liên quan tới Yến vương điện hạ hay không.
Chuyện phía sau không quá quan trọng, vừa bắt đầu đã bị Thừa tướng đương triều cũng là gia chủ Từ gia thoải mái nói một câu: "Cái này còn cần nói sao?"
Mọi người đều tỏ vẻ, dùng đầu ngón chân cũng biết, ngoại trừ Yến vương thì còn ai?
Đương sự Từ Lập Thanh không ở đây, Từ nhị công tử là người thoát tục, thiên hướng hội họa thơ ca, không thích nhìn gia tộc hay triều đình lục đục nhau. Tuy rằng lần này bị Từ Sư áp bức phải đi tiếp cận công chúa Sầm Huyên, nhưng không có nghĩa là giá trị con người hắn thuyên giảm, vì thế lúc này hắn vẫn như thường lệ cầm giấy bút lẩn thật xa.
Bàn luận gần nửa ngày, mọi người nhất trí ý kiến: Công chúa vẫn có chút ý tứ với Nhị công tử, nhưng Kim Lăng vương ngại bệ hạ và Yến vương nghi kỵ nên có lẽ không dám cho qua cửa hôn sự này.
Từ Sư uống trà, bình tĩnh nói: "Các ngươi cảm thấy, bệ hạ và Yến vương, ai tin cậy hơn chút?" Đổi cách nói chuyện khác là, các ngươi thấy sau này giang sơn sẽ về tay ai? Chúng ta trăm ngàn lần đừng đứng sai đội a.
Vấn đề này có chút thâm ảo và đại nghịch, hiện trường lặng ngắt như tờ.
Từ Sư hừ một tiếng, xương cốt của văn thần chính là mềm như vậy!
Từ Thừa tướng xuất thân từ thế gia văn thần nhưng lại có ánh mắt của võ tướng.
Nhị đương gia Từ Đình lắp bắp nói: "Mặc dù Yến vương có quyền có dân vọng, nhưng