Ngày mồng Mười tháng Bảy, Kiêu Kỵ Úy kinh thành Tạ Tuân - Tạ lão tướng quân đột ngột xông thẳng vào buổi thiết triều, cầu xin được lật lại một bản án cũ.
Bởi vì vụ án mưu nghịch năm đó liên lụy đến rất nhiều quan viên, một thời từng làm kinh thành rúng động, trong lúc nhất thời, sự việc này gây nên sóng to gió lớn.
Thế cục trong triều đương biến hóa vô chừng, nay lại càng thêm hỗn loạn âm u.
Ban võ tướng vô cùng phẫn nộ, thi nhau dâng thư yêu cầu tra rõ, có thể nói, bản án xưa cũ này như một cây gai đã cắm trong lòng võ tướng Bắc An suốt nhiều năm.
Năm đó, sau khi bản án mưu nghịch của Đại tướng Nghê Diễm kết thúc, rất nhiều võ tướng bị xử phạt, từ sau án đó, võ tướng Bắc An không còn ai lên được hàm Tam phẩm, bầu không khí trọng văn khinh võ trong triều ngày càng nghiêng lệch, con cháu hàn tộc càng ít cơ hội được trọng dụng.
Nghê Diễm xuất thân hàn vi, nhờ có bản lĩnh mang binh đánh giặc mà được liên tục thăng lên vị trí chủ soái Đại doanh Tây Bắc.
Trong cuộc đời binh nghiệp của ông, không chỉ có công khai thông tuyến đường Hà Tây, mà còn khuếch trương lãnh thổ Bắc An đến tận Tây Vực, lập nên chiến công lừng lẫy muôn đời.
Người là một kẻ hàn tộc, nhưng nhờ có chiến công vĩ đại như vậy nên được phong là Võ Uy Hầu.
Thế nhưng, năm Sơ Võ thứ mười lăm, Nghê Diễm lại cấu kết với giặc ngoài, chắp tay dâng mười sáu châu Nam Đài cho nước Nam Chiếu.
Tin tức truyền về kinh đô, Minh Đức đế giận dữ, lệnh cho Trấn Bắc Hầu Tư Mã Kỵ tra rõ việc này.
Sau tuôn ra nhiều chứng cứ xác thực, Nghê Diễm bị chặt đầu tại chỗ, người trong tộc của ông hễ là nam từ mười sáu tuổi đều bị giết hại, dưới mười sáu tuổi bị đưa vào Dịch U Đình vĩnh viễn làm nô; hễ là nữ thì bị sung vào Giáo Phường Tư.
Trong lòng chúng võ tướng, Nghê Diễm có vị thế rất cao cả, lẽ dĩ nhiên, rất nhiều võ tướng không phục, thậm chí bất chấp tính mạng dòng họ mà bôn ba kêu oan.
Thân là hoàng đế, sao có thể dung thứ cho hành động thách thức ấy được, cho nên Minh Đức đế thịnh nộ, ra lệnh giết hết người này đến người khác, mãi đến khi máu nơi Ngọ Môn thấm đỏ cả mặt đất, tiếng kêu oan mới dần nguôi.
Triều Bắc An trước nay vốn trọng văn khinh võ, sau án này thì tập quán ấy càng ăn sâu bén rễ, chúng quan văn khống chế thế cục triều đình, tiếng nói của ban võ tướng không còn quan trọng.
Rồi năm này qua tháng nọ, bản án năm xưa dần trở thành án chết.
Bây giờ, bản án mưu nghịch ấy lại bị lật lại lần nữa, rất nhiều chứng cứ chỉ ra rằng năm đó Đại tướng Nghê Diễm bị giết oan, Chủ thẩm là Trấn Bắc Hầu Tư Mã Kỵ có nhiều điều khuất tất.
Để tỏ lẽ công bằng, vụ án được Đại Lý Tự công khai thẩm tra, hết thảy nhân chứng vật chứng được dâng trình.
Cùng với sự hiện diện của rất nhiều bằng chứng thép, tình tiết vụ án đã rõ rành rành —— Trấn Bắc Hầu Tư Mã Kỵ vu oan hãm hại trung lương, ngầm tiết lộ bản đồ bố phòng của mười sáu châu Nam Đài cho mật thám Nam Chiếu, khiến cho Đại quân Bắc An không địch lại thiết kỵ Nam Chiếu, để rồi Chủ soái Nghê Diễm bị bêu danh phản quốc, tư thông với địch, cuối cùng chết oan.
Mặc dù vụ án đã sáng tỏ, nhưng sau đó, mọi việc đột nhiên im bặt đi, ngay cả buổi thiết triều hằng ngày cũng ngừng lại.
Trong chốn dân gian, dư luận đã dậy sóng.
Nghê Diễm là võ tướng xuất thân từ hàn tộc, từ thuở Bắc An mới lập quốc đến nay, ông là nhân sĩ hàn tộc duy nhất được phong hầu.
Nay người bị oan khuất như vậy, thậm chí con trai là Nghê Liệt kế tục y bát của cha, mặc dù chiến công hiển hách, nhưng trên triều đình vẫn bị vây cánh nhà Tư Mã chèn ép.
Rất nhiều chuyện cũ, lời đồn tuôn ra, làm cho vụ án mưu nghịch này thêm phần sâu xa phức tạp.
Đông đảo bình dân hàn tộc đứng lên nêu ý kiến, tỏ lập trường.
Một cơn sóng ngầm cuốn theo những ngột ngạt bất bình nhiều năm của tầng lớp hàn tộc đang dần cuộn lên.
Triều đình không thể làm lơ những thỉnh cầu nghiêm trị gian nịnh như vậy, cho nên, để đáp lại những mong mỏi thiết tha của dân chúng, vào hạ tuần tháng Bảy, Triều Nguyên đế lệnh cho Hình bộ và Ngự Sử Đài mau chóng giải quyết án oan.
Đầu tháng Tám, án Nghê Diễm mưu nghịch đã có kết quả, nhưng phía Đại nội lại chậm chạp, không chịu công bố.
Cửa Ngọ Môn chật kín người quỳ lạy.
Dưới sự dẫn dắt của Nghê Liệt, lời thỉnh nguyện của chúng nhân sĩ hàn tộc càng ngày càng dày đặc, nhiều vụ đổ máu đã xảy ra trong kinh thành, thế cuộc giằng co kịch liệt.
Càng chậm trễ một ngày, tình hình kinh đô lại càng thêm nguy cấp, cho nên đến trung tuần tháng Tám, đương lúc nước sôi lửa bỏng, triều đình rốt cuộc ban bố bốn sắc lệnh như sau:
Một là, tước đi tước vị của Trấn Bắc Hầu Tư Mã Kỵ, tạm giải vào Đại Lý Tự, sau khi tam đường hội thẩm sẽ công khai xử trí.
Hai là, khôi phục tước vị Võ Uy Hầu của Nghê Diễm, con trai Nghê Diễm là Định Viễn Đại tướng quân Nghê Liệt được phép kế tục, khôi phục tông họ, ban cho vạn hộ; sắc phong con gái Nghê Anh của Nghê Diễm trở thành Thanh Hà Công chúa, địa vị ngang với hậu duệ hoàng gia.
Ba là, lệnh cho Lễ bộ điều chỉnh lại chế độ phẩm bậc của võ tướng, hủy bỏ lệ cũ rằng võ tướng không được ban hàm Tam phẩm.
Bốn là, để trấn an hàn tộc trong thiên hạ, nay hủy bỏ chế độ khoa khảo cũ.
Hễ cứ là con dân Bắc An, bất luận tôn ti thứ bậc, đều có thể tham dự khoa khảo, hủy bỏ các điều kiện về thân phận.
Để biểu hiện quyết tâm cải cách của triều đình, Triều Nguyên đế nguyện dùng thân song tính nghênh sính Võ Uy Hầu Nghê Liệt - xuất thân từ hàn tộc - làm Hoàng phu, nhằm yên lòng chí sĩ hàn tộc trong thiên hạ.
Bởi vì tang kỳ của tiên đế chưa hết, nên lễ thân nghênh sẽ hoãn cử