Dù thành Phan Cố chỉ là một tòa thành nho nhỏ ở tận cùng Tây Bắc của Đại Tùy. Dài không hơn ba dặm rưỡi, rộng không hơn ba dặm, liếc cái có thể nhìn thấy giới hạn. Nhưng không thể nghi ngờ chính là, tòa thành nhỏ này được kiến tạo cực kỳ kiên cố. Đây là tòa thành ở cuối biên giới Tây Bắc. Vượt qua dãy núi Lang Nhũ là lãnh địa của Mãn Đô Kỳ thuộc đế quốc Mông Nguyên.
Bên kia dãy núi Lang Nhũ cũng có một tòa thành chắc chắn là thành Niết Bàn.
Thành Niết Bàn là một tòa thành dựng bằng đá, chắc chắn giống như một tòa núi lớn tự nhiên vậy.
Thành Phan Cố không phải dựng từ đá. Nhưng độ chắc chắn chỉ hơn chứ không kém thành Niết Bàn. Tòa thành này được đích thân Thượng Thư Công Bộ của Đại Tùy lúc đó là Vũ Văn Trung đích thân giám sát xây dựng. Nghe nói công nghệ xây thành này độc nhất vô nhị như tòa thành Trường An của Đại Tùy. Lúc trước thám báo của đế quốc Mông Nguyên nhìn thấy tòa thành nhỏ phía trước là tường đất, phía sau là gạch liền mỉa mai cười to. Vài chục năm sau, người Mông Nguyên mới biết được lúc trước bọn họ mỉa mai sao mà ngây thơ buồn cười.
Chắc chắn.
Chắc chắn như một viên kim cương nguyên khối vậy.
Năm Kiến Nghiệp thứ bảy của Đại Tùy, chính là vị Hoàng Đế trước vị Hoàng Đế đang tại nhiệm, đế quốc Mông Nguyên và Đại Tùy bạo phát một trận chiến không lớn, nhưng có ảnh hưởng sâu xa. Lần đó, bốn vạn lang kỵ của đế quốc Mông Nguyên vượt qua hạp cốc của dãy núi Lang Nhũ, lao thẳng tới Phan Cố. Lúc ấy thành Phan Cố chỉ có tám trăm biên quân coi giữ. Còn viện binh là Tả Kiêu Vệ của quận Tế Bắc thì cách đó hơn năm mươi dặm. Mà hơn một nửa trong Tả Kiêu Vệ là bộ binh hạng nặng. Hiển nhiên là không thể tới cứu viện trong thời gian ngắn.
Trận chiến ấy, bốn vạn lang kỵ xuống ngựa, dùng hàng trăm xe đá oanh tạc thành Phan Cố. Đá lớn được vận chuyển từ núi Lang Nhũ xuống bắn tới như mưa. Thực sự đã đập vỡ hai tầng gạch đá ở bên ngoài thành Phan Cố. Biên quân trên thành căn bản không ngốc đầu lên được, chỉ có thể tránh ở đằng sau tường thành.
Lúc ấy lãnh binh là kỳ chủ của Mãn Đô Kỳ, Mãn Đô Lang cười to nói: - Không cần công thành, cứ nện như vậy, trong vòng một ngày có thể đập bể tòa thành nát kia. Đến lúc đó lang kỵ của chúng ta phóng ngựa vào thành, giết hết người trong thành dễ như trở bàn tay.
Điều khiến cho người ta khiếp sợ, chính là sau một ngày oanh tạc, thành Phan Cố giống như một quả trứng gà luộc vậy. Vỏ trước bị bóc ra, lộ ra lòng trắng trứng đáng thương. Ai cũng không ngờ ra, tòa thành mà bọn họ cho rằng yếu ớt không chịu nổi này, kế tiếp phát sinh một màn khiến cho đế quốc Mông Nguyên bên kia kinh ngạc tới cằm rơi xuống đất.
Tường đất thoạt nhìn yếu ớt, lại sừng sững như núi!
Mấy trăm hòn đá nặng hàng trăm cân đập tới, chỉ có thể tạo thành mất vết màu trắng lên tường thành. Ngày đầu tiên trôi qua, mặt tường thành Phan Cố chỉ bị tróc đi lớp ngoài. Tòa thành tường đất thoạt nhịn yếu ớt không chịu nổi lại chắc chắn như một tòa núi đá tự nhiên. Đá lớn đập vào, ngay cả vết nứt cũng không tạo thành.
Mãn Đô Lang giận dữ, ngày thứ hai ra lệnh xe đá tiếp tục tấn công mạnh. Chỉnh một ngày, đến khi đội vận chuyển đá từ dãy núi Lang Nhũ không kịp cung cấp đá nữa thì mới thôi. Nhưng tiếc rằng, tòa thành Phan Cố thoạt nhìn một trận gió có thể thổi ngã, lại vẫn kiêu ngạo đứng vững.
Mãn Đô Lang cực kỳ nổi giận, hạ lệnh công thành. Mấy vạn lang kỵ xuống ngựa bắt đầu tấn công. Đây là trận chiến đầu tiên từ lúc Đại Tùy lập quốc tới nay, người Mông Nguyên lại tấn công thành trì người Hán. Lúc trước Hoàng Đế khai quốc của Đại Tùy và đế quốc Mông Nguyên khai chiến, là ở trên bình nguyên, phá vỡ thần thoại vô địch của đế quốc Mông Nguyên. Nhưng lần này, một thành Phan Cố nho nhỏ, đã khiến cho binh sĩ Mông Nguyên biết được cái gì gọi là không thể phá vỡ.
Lang kỵ trên ngựa và lang kỵ dưới ngựa, là hai lực lượng hoàn toàn đối nhau.
Những sĩ binh lang kỵ mặc bì giáp kia, khiêng thang mây tạm thời chế tạo, ngốc hồ hồ lao tới. Hoàn toàn không hiểu được cách né tránh và ngăn cản mưa tên từ trên thành bắn xuống. Mà điều làm cho bọn họ sợ hãi nhất, chính trọng nỗ cực lớn được lắp đặt trên thành. Mỗi lần trọng nỗ bắn xuống, lại giống như sấm sét giáng xuống vậy, đem một chiến mã hùng tráng của thảo nguyên phân thành hai mảnh.
Sau khi trả giá hơn nghìn người, lang kỵ rốt cuộc tới được tường thành. Sau đó ngốc hồ hồ dựng thang mây lên, ngốc hồ hồ trèo lên. Bọn họ có thể sai khiến chiến mã dễ dàng, nhưng tấn công kiểu này không thể nghi ngờ là ác mộng với bọn họ. Lang kỵ đã an dật quá nhiều năm, đã sớm quên tổ tiên của mình từng tung hoành vô địch ở Trung Nguyên.
Sáu ngày, từ lúc chiến tranh bắt đầu tới kết thúc, chỉnh chỉnh sáu ngày. Mãn Đô Lạp bỏ lại bốn nghìn cỗ thi thể ở ngoài thành Phan Cố, chật vật bỏ chạy. Quãng đời còn lại của hắn, mỗi lần nhắc tới trận chiến đó, đều đấm ngực dậm chân, chỉ về hướng Phan Cố, không ngừng chửi bới. Sở dĩ bọn họ rút lui, là vì cách đó trăm dặm, tinh binh Tả Kiêu Vệ của Đại Tùy rốt cuộc đã tới.
Một trận chiến này, đã khiến thành Phan Cố nổi danh khắp thiên hạ.
Một trận chiến này, đã khiến thế nhân biết rằng, thành của Đại Tùy không thể bị phá vỡ.
Một trận chiến này, cũng khiến cho đại tướng quân của Tả Kiêu Vệ lúc đó là Lý Loan danh dương tứ hải. Nguyên nhân rất đơn giản, lúc ấy đuổi tới thành Phan Cố cứu viện biên quân, chỉ có Lý Loan và chín trăm thân vệ kỵ binh dưới trướng của hắn. Dùng chín trăm kỵ binh, Lý Loan đã bức mấy vạn nhân mã của Mãn Đô Lang sợ tới mức chạy trốn về dãy núi Lang Nhũ, không dám quay đầu lại.
Hơn nửa Tả Kiêu Vệ là bộ binh hạng nặng. Căn bản không có khả năng tới kịp. Lý Loan không có biện pháp nào khác, chỉ có thể tung tin là mang theo mười vạn đại quân. Nói tiếp, đây cũng là điều bất đắc dĩ của biên quân Đại Tùy. Đại quân năm vạn người của Tả Vệ, chỉ gom góp ra được chín trăm kỵ binh. Có thể thấy Đại Tùy thiếu chiến mã như thế nào.
Sau trận chiến này, Đại Tùy Kiến Nghiệp Hoàng Đế Dương Doãn tuyên bố toàn bộ biên quân của thành Phan Cố thăng làm hiệu úy. Mỗi người ban thưởng ba mươi mẫu huân điền. Không cần phải giao thuế cho quan phủ. Cư dân thành Phan Cố, mười năm không cần giao thuế. Còn rút năm vạn lượng bạc ở Hộ Bộ sửa nhà cho dân chúng, ban thưởng cho người có công.
Đại tướng quân của Tả Vệ, Lý Loan, từ Quận Công thăng lên làm Quốc Công.
Trận chiến ấy, bên cạnh Lý Loan có một thiếu niên một mực đi theo. Dù cho biết rằng có khả năng bị mấy vạn tinh kỵ của đế quốc Mông Nguyên vây khốn thập tử vô sinh. Nhưng thiếu niên mười mấy tuổi ấy vẫn không trốn tránh. Thiếu niên này là con trai trưởng của Lý Loan. Về sau kế thừa thân phận Đường Quốc Công của cha. Hiện tại chính là lá chắn của Đại Tùy ở phía Tây Bắc, Đại tướng quân Hữu Kiêu Vệ, Lý Viễn Sơn.
Hữu Kiêu Vệ cũng đóng quân ở quận Tế Bắc. Nhưng không ở trong thành Tế Bắc.
Năm vạn chiến binh tinh duệ của Hữu Kiêu Vệ, trú đóng ở núi Ngọa Tiên cách thành Tế Bắc sáu mươi dặm.
….
….
- Đường Công quá khách khí rồi. Đây là lần đầu tiên chúng tôi rời Đế Đô để làm việc. Có chỗ nào không chu toàn, còn mong Đường
Công thông cảm. Ngài cũng biết đấy, nếu như phía dưới không chọc giận bệ hạ, bệ hạ sao có thể phái người từ Đại Lý Tự và Binh Bộ tới điều tra? Trên đường đi tới đây, chúng tôi cũng biết các huynh đệ biên quân rất là vất vả. Cho nên chỉ làm bộ làm dáng mà thôi, xin Đường Công cứ yên tâm.
Nói chuyện chính là một vị thái giám mặc quan phục màu lam nhạt theo Lục Phẩm. Tuổi chừng ba mươi lăm, ba mươi sáu. Khuôn mặt trát đầy phấn. Nhất là môi, cũng không biết dùng cái gì bôi vào, trông đỏ chót. Khiến người ta nhìn mà chán ghét. Dù thái giám này chỉ là Lục Phẩm, nhưng phải biết rằng…Một khi thái giám có phẩm cẩp, thì chứng minh rằng hắn rất được sủng ái ở trong cung.
Quan phục của thái giám khác với trăm quan, có màu lam, phẩm cấp càng cao, màu càng đậm. Hơn nữa trước ngực không có thêu thùa gì, hơn nữa cũng không thể đội lương quan. Thị vệ đại nội thì mặc phi ngư phục, phía trước ngực thêu hình kỳ thú Phi Ngư trong Sơn Hải Kinh, cao hơn một trượng, đầu rồng, cánh ve, đuôi cá.
Vị thái giám này là thái giám cẩm bút trong Ngự Thư Phòng, tên là Ngô Bồi Thắng. Là hồng nhân trong nội cung. Lần này phụng mệnh Hoàng Đế Đại Tùy Dương Dịch, cùng quan viên của Binh Bộ và Đại Lý Tự tới bốn đạo: Hà Bắc, Hà Tây, Sơn Bắc, Sơn Đông để điều tra. Quận Tế Bắc thuộc về Sơn Đông Đạo. Cũng là trạm tuần tra cuối cùng.
Tới quận Tế Bắc, việc đầu tiên của hắn, không phải là vào thành. Mà là tới núi Ngọa Tiên bái phỏng Lý Viễn Sơn trước. Hắn là thái giám cầm bút của Ngự Thư Phòng, đương nhiên biết phân lượng của vị Đại tướng quân Hữu Kiêu Vệ này trong lòng bệ hạ. Cho nên, hắn mới phải nói mấy câu lấy lòng vừa nãy. Đoạn đường này, ngoại trừ Tổng Đốc ở các đạo là hắn phải khiêm tốn hữu lễ ra, cho dù là ở trước mặt Quận Trưởng Tam Phẩm, hắn cũng không cần khách khí như vậy.
- Ngô công công nói gì vậy!
Lý Viễn Sơn ba mươi ba tuổi, chính đang tuổi chín của nam nhân. Hắn không cao không thấp, chừng một thước bảy. Không tính là khôi ngô. So với các mãnh tướng trong quân, hắn thiếu đi vài phần bưu hãn. Hơn nữa dáng người có chút gầy. So với Thất Hổ của Hữu Kiêu Vệ mà nói, càng bình thường không có gì lạ. Bảy vị Hổ Tướng kia, đều là những người bưu hãn.
Bởi vì phải tiếp chỉ, cho nên hôm nay hắn mặc một bộ triều phục Nhất Phẩm Quốc Công, đầu đội lương quan. Triều phục có màu tím đậm, trước ngực thêu một con Kỳ Lân. Lương quan của Quốc Công có tám cánh, giống như Quận Vương, Thân Vương. Đây là số lượng cao nhất đối với một thần tử. Bởi vì chín là số chết, không phải ai cũng có thể dùng. Quan viên Nhất Phẩm, lương quan có bảy cánh. Nhị Phẩm sáu cánh, Ngũ Phẩm ba cánh, dưới Ngũ Phẩm không được đội lương quan.
Trang phục của quan văn và quan võ Đại Tùy không giống nhau. Khác nhau lớn nhất chính là hình thêu trước ngực. Võ tướng thêu mãnh thú, quan văn thêu các loài chim bay. Nhất Phẩm tới Tứ Phẩm mặc áo bào tím. Ngũ Phẩm tới Thất Phẩm mặc áo bào xanh lá. Bát Phẩm, Cửu Phẩm là quan nhỏ, mặc áo màu xanh lục. Từ Đại Tùy lập quốc tới nay, võ tướng không có quan Nhất Phẩm. Đại tướng quân của mười sáu vệ đều là Tam Phẩm. Mấy trăm năm, chưa từng xuất hiện vị võ tướng nào vượt qua Tam Phẩm.
Nhưng Quốc Công chính là Nhất Phẩm, cho nên Lý Viễn Sơn mới đội lương quan tám cánh, mặc áo tím, trước ngực thêu Kỳ Lân. Võ tướng Nhị Phẩm thêu sư tử, Tam Phẩm thêu hổ.
Quan văn Nhất Phẩm cũng là áo tím, lương quan bảy cánh, ngực thêu tiên hạc. Nhị Phẩm thêu cẩm kê. Tam Phẩm thêu khổng tước.
Lý Viễn Sơn là Quốc Công, cho nên có thể đội lương quan tám cánh, mặc áo bào thêu Kỳ Lân. Đây là quy củ của triều đình, không thể nhầm. Nếu nhầm, thì có hiềm nghi mưu nghịch.
Hắn vừa đi vừa nhìn Ngô Bồi Thắng, cười nói: - Ngô công công phụng ý chỉ của bệ hạ xuất công nghiêm tra, bổn tướng tự nhiên phối hợp. Vô luận là thuế ruộng, dân số, phủ kho, quân giới, ngựa, bổn tướng sẽ phái người chuẩn bị các khoản này. Nếu Ngô công công muốn xem, bổn tướng liền phái người đưa tới.
- Đường Công tận chức tận trách, chúng tôi rất khâm phục.
Ngô Bồi Thắng cười cười, lớp phấn từ trên mặt rơi xuống: - Đường Công đã trịnh trọng như vậy, nếu chúng tôi từ chối khó tránh khỏi cái tội lười biếng. Bệ hạ hỏi tới, chúng tôi cũng không thể không có báo cáo gì. Tuy nhiên…kiểm tra các khoản, là nhiệm vụ của quan viên Đại Lý Tự và Binh Bộ. Chúng tôi chỉ là đi theo mà thôi.
Lý Viễn Sơn quay đầu nhìn thoáng qua. Mười quan viên của Đại Lý Tự và Binh Bộ đều gật đầu. Ánh mắt của hắn dừng lại ở ba người một lúc, ba người kia đồng thời cười nhẹ.
- Lần này Đại Lý Tự phái xuống ba vị Chấp Pháp Sứ tu vị ngoài Phá Cảnh, thật đúng là dụng tâm. Ta nghe nói…Binh Bộ còn phái tới một vị Phù Sư đã Phá Cảnh nhiều năm, vì sao không thấy đi cùng?
- Tin này Đường Công nghe từ đâu vậy…
Ngô Bồi Thắng cười nói: - Binh Bộ chỉ phái xuống năm văn lại, đều là người giỏi về toán học, nhằm kiểm tra và đối chiếu các khoản. Làm gì có Phù Sư Phá Cảnh cơ chứ? Chỗ này có danh sách của các quan viên tới tuần tra, nếu Đường Công không tin, có thể nhìn xem. Binh Bộ tổng cộng chỉ phái một Viên Ngoại lang, bốn Tòng Sự, lấy đâu ra Phù Sư.
Hắn hạ giọng cười nói: - Đường Công không phải không biết, Phù Sư đều là bảo bối.
Lý Viễn Sơn nao nao, lập tức nở nụ cười: - Cũng đúng. Trong quân đội Đại Tùy, Phù Sư cộng lại cũng không nhiều lắm. Nếu vì tra mấy thứ này mà phái một Phù Sư tới, thì có chút phí phạm.
Ngô Bồi Thắng cười ha hả, cũng không biết vì sao hắn cao hứng như vậy.
- Mời!
Lý Viễn Sơn vươn tay.
- Núi Ngọa Tiên này vốn tên là núi Ngọa Phật. Đại Tùy của chúng ta sau khi lập quốc liên tục khai cương thác thổ. Năm Quang Vũ Đại Tùy mười hai năm, dành được mảnh thổ địa này. Lúc ấy tiên đế nghe thấy cái tên núi Ngọa Phật, liền không vui. Bởi vậy đổi tên thành núi Ngọa Tiên. Tiên đế nói…bên trong Đại Tùy, không nên có Phật.