Mới đầu hắn còn không hiểu lời Tiểu Thuận Tử, nhưng lát sau thì hắn đã hiểu, để ăn được một bữa cơm hoàng gia cũng không phải dễ, phải lễ bái, quỳ lạy, thế này bảo sao trong lịch sử ai cũng chết yểu, còn bé mà đã phải liên tục quỳ lạy thế này, ai mà chịu cho nổi. bụng hắn bắt đầu kêu lên òng ọc . Hoàng thượng ban yến không phải muốn ăn là ăn mà đây cũng tĩnh như đại lễ quốc gia, đám Quang Lộc tự, Thượng Bảo tự đang hớt hải chuẩn bị bát ghế bát đĩa, bày tiệc sẵn sàng, Giáo Phường ty cho ca nữ chuẩn bị các bài nhạc và điệu múa để lát nữa hoàng thượng ngự lãm, đám lính ngự lâm quân đi lại canh phòng cẩn mật, Cấm quân trong hoàng thanh và cả phủ chúa được lấy từ bốn vệ là Hưng Quốc vệ, Chiêu Vũ vệ, Cẩm Y vệ và Kim Ngô vệ, hoàn toàn không khác mấy so với các triều đại khác.
Đám Nghi lễ ty mời Lê Hiển Tông thượng vị, nhạc khúc tấu lên văn võ bá quan theo đó mà tiến vào, vào thì vào nhưng chưa ai được ngồi mà còn phải làm lễ, nhạc lại cất lên một lần nữa, Chúa Trịnh Sâm bưng ly rượu đi đến trước ngự tọa, Lê Hiển Tông tế bái, sau đó nhạc lại đổi, lại đổi rồi lại đổi, điệp khúc dâng rượu, dâng thức ăn, quỳ lậy, đứng lên, cứ thế được tiến hành. Quỳ rồi lại đứng lại hô khẩu hiệu độ tám, chín lần thì lễ bái cũng xong, từ vua cho đến quần thần đều ngồi phịch xuống ghế thở dốc, được Tiểu Thuận Tử dìu lên ghế, Trịnh Cán há mồm ra hớp hơi,
-Mẹ nó, ăn bữa cơm có cần phải như vậy không, tổ tiên sao mà lắm nghi lễ rườm rà.
Đám vương công đại thần, ai nấy đều đã mấy chục ăn đi ăn yến tiệc hoàng gia, nên các vị này vẻ mặt rất bình thường không có vẻ gì là vui sướng cả, các vị còn mong nhanh nhanh cho xong để còn hồi phủ. Nhạc lại tấu lên, đám Quang Lộc tự tiến lên thu hết chén rượu, bây giờ đến phần ăn cơm, các loại sơn hào hài vị lập tức được dâng lên, yến tiệc chính thức bắt đầu, đám người bắt đầu ăn uống, người trẻ thì còn đỡ, các lão già có tuổi lúc này mồm miệng đắng ngắt đã sớm muốn bỏ về từ lậu, uể oai nhai nhai nuốt nuốt như bò nhai trấu. thấy ai nấy đều không nhiệt tình, mặt Lê hiển Tông có vẻ không được vui, Trịnh Sâm vừa liếc lên đã hiểu ra nguồn cơn, lão liền đứng dậy:
-Muôn tâu Hoàng Thượng, thần có ý này
Lê Hiển Tông nhìn sang rồi gật đầu:
-Vương có gì xin cứ nói
Trịnh Sâm lại chắp tay lễ rồi mới nói:
-Khải bẩm đức Hoàng thượng, để buổi hoàng gia ban yến hôm nay thêm vui vẻ, thần xin thưởng một trăm lượng vàng cho ai làm một bài thơ tả cảnh Long trì và bắc cung này, kẻ làm hay nhất sẽ được 1000 lạng vàng
Lê Hiển Tông cả cười;
-Ý của vương rất hay, được lắm, trẫm cũng thưởng 1000 lạng, mời các ái khanh
Đám vương công đại thần bắt đầu vắt óc suy nghĩ, để làm một bài phù hợp với ý Đức Hoàng thượng, nhất là đám trẻ tuổi tập ấm, ai nấy đều mong muốn giản tại đế tâm, lúc này nhao nhao muốn thử sức.
Trịnh Tông ngồi phía dưới cho rằng đây là cơ hội để nhà vua để mắt, lập tức đứng dậy:
-Đức Hoàng Thượng, thần muốn thử
Lê Hiển Tông và Trịnh Sâm nhìn xuống. vị Tĩnh Đô Vương này không hề dấu vẻ chán ghét dành cho con cả, Lê Hiển Tông cũng thấy ánh mắt của Trịnh Sâm nhưng ngài mặc kệ, chúng cứ đánh nhau luôn cũng được:
-Trịnh ái khánh mời khanh.
Trịnh Tông tiến lên phía trước rồi cao giọng đọc:
Xẻ giữa Bắc Cung, mở Long Trì,
Đèn treo đỏ thắm, nước xanh rì.
Hai bờ trăng chiếu muôn hoa nở,
Đàn Bướm bên trời nhất tề phi.
-Diệu!!
-Hay
Các vị vương công đại thần ủng hộ Trịnh Tông đều vỗ tay khen hay, thiếu chút nữa là đưa hắn lên ngang với Lý BẠch, Đỗ Phủ. Trịnh Sâm có vẻ không thích, nếu không phải mẹ hắn cầu xin lão, hôm nay lão vẫn phạt hắn phải hối lỗi trong phủ:
-Hoàng thượng, bài này Tông nhi làm đã rất hay nhưng nhìn chung vẫn thiếu một cái thần,
Lê Hiển Tông không cho là phải:
-Vương quá nghiêm khắc với nó rồi, bài tứ tuyệt này quả thật rất hay, câu từ chặt chẽ, quả nhiên là gia học uyên nguyên, haha, vương dạy dỗ các con rất tốt.
Trịnh Sâm không dám cãi Lê Hiển Tông, nếu cãi tiếp khác gì bảo mình không biết dạy con, lão liền im lặng.
Lê Hiển Tông lại truyền lấy 100 lạng vàng cho Trịnh Tông
-Thần tạ ơn Hoàng Thượng.
-Nào ái khanh nào muốn thử sức, hôm nay là ngày vui, các ái khanh không nên câu nệ,
Trịnh Cán ngồi ở góc phía đông của điện khịt mũi khinh thường:
-Tên Tông này định lấy hình ảnh đây, hắn cười khẩy- dù ngươi có cố thế nào, lão tía vẫn không bao giờ thích ngươi, ta thì lại khác, đây cũng là cơ hội của ta,
Hắn đưa cùi trỏ huých Tiểu Thuận Tử, tên này cúi xuống thì thâm, rồi hắn tiến lên phía trước quỳ xuống tâu:
-Nô tài kính lạy Đức Hoàng thượng, Đức bề trên, cùng với các vị đại nhân, Nhị điện hạ, cũng muốn góp vui mong các bậc bề trên cho phép.
-Nhị điện hạ,
-Trịnh Cán?
Trịnh Sâm lắc đầu tâu với Hiển Tông;
-Bẩm Hoàng thượng, Cán nhi còn nhỏ có lẽ chỉ là xúc động nhất thời, năm nay nó mới ba tuổi, có thể học được bao nhiêu chữ, hoàng thượng không nên để ý.
Lão Đang định bảo Tiểu Thuận Tử lui ra ngoài thì Lê Hiển Tông đã bảo:
-Trẫm nghe nói con thứ hai của Vương thông tuệ khác thường, không hề gống trẻ lên ba, hơn nữa vì lần này nó được Trịnh vương Kiểm báo mộng, nen trẫm đã đặc cách cho nó dự yến, lẽ nào không
Tên thái giám đứng sau Hiển Tông quất tịnh tiên rồi hô lớn:
-Truyền Nhị vương tử Trịnh Cán vào điện tấn kiến
Cứ thế một đám Kim Ngô Vệ đứng dọc điện hô truyền nhau ra ngoài
-Truyền Nhị vương tử Trịnh Cán vào điện tấn kiến
Nghe thấy mình được gọi Trịnh Cán đi từ ngoài đi vào, xuyên qua các bàn yến của các vị đại thần từ thấp đến cao. Khi đi qua chỗ Trịnh Tông, hắn không thèm che dấu anh mắt khiêu khích,
Đám đại thần nhìn thấy đều chặc lưỡi,
-Nhị điện hạ quả nhiên không phải tầm thường.
Hắn đi đến cách ngự tọa một đoạn thì quỳ xuống, cung kính hô lớn:
-Thần Trịnh Cán tham kiến Đức Hoàng thượng, Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Lê Hiển Tông cười ha hả:
-Quả nhiên không khác lời đồn đại, thật là hổ phụ không sinh khuyển tử, trẫm miễn lễ, ái khanh bình thân.
Lê Hiển Tông nói tiếp:
-Mời Trịnh ái khanh bắt đầu
Hắn lạy tạ rồi mới nói;
-Muôn tâu hoàng thượng, phụ vương cùng các vị vương công đại thần, hôm nay Cán xin được mua rìu qua mắt thợ, mong các vị góp ý cho,
Hắn đi đi lại lại ra chiều suy nghĩ rồi đọc:
Linh uy tiếng nổi thật là đây:
Nước chắn, hoa rào, một khóm mây.
Xanh biếc nước in, hồ lộn bóng,
Tím bầm rêu mọc, đá tròn xoay.
Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếng,
Khách vắng khi đưa xạ ngát bay.
Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng,
Rành rành nọ bút với nghiên này.
Bài này là hắn ăn cắp 100%, hắn thầm nhủ, thời trước ta sống, bài thơ này không biết tác giả là ai, sau này tác giả sẽ là Trịnh Cán ta, hahaaha.
Hắn đọc xong, mọi người đều ngơ ngơ ngác ngác, ba tuổi mã đã làm được bài thơ đúng luật như vậy, không phải đơn giản, thậm chi đám đã từng thi đỗ trạng nguyện, bảng nhãn, đang ngồi đây cũng phải dựng ngón tay cái lên khen,
-Nhị điện hạ quả thật tinh thông
Lê Hiển Tông chưa kịp nói gì thì Lê Quý Đôn ngồi cách đó một đoạn đã đứng dậy.
-Khải bẩm hoàng thượng, thần cho là bài thơ của nhị điện hạ xứng đáng giải nhất.
Từ vua Lê cho đến quần thần đều trợn mắt ha mồm nhìn vị Lê Phủ Sự, Nghĩa Phái Hầu này, hôm nay lão lộn thuốc à, mọi khi có thấy lão khen ai bao giờ.lão không dâng sớ, đuổi người này, đổi người kia thì thôi chứ lại. Lê Hiển Tông nói:
-Lê ái khanh mời nói
-Chắc Hoàng thượng và các vị đại nhân còn chưa nhận ra bài thơ này của nhị điện hạ viết theo lối thuận nghịch độc, đọc xuôi, ngược đều có nghĩa. rồi lão cao giọng đọc
Này nghiên với bút nọ rành rành:
Thắng cảnh đồn vang tiếng thị thành.
Bay ngát xạ đưa khi vắng khách;
Tiếng ầm chuông đánh lúc tàn canh.
Xoay tròn đá mọc rêu bầm tím;
Bóng lộn hồ in nước biếc xanh.
Mây khoms một rào hoa chắn nước,
Đây là thật nổi tiếng uy linh.
Trịnh Cán liếc Lê Quý Đôn gật gù, lão này khá, chưa ai nhận ra mà lão đã nhận ra rồi, không hổ danh là nhà bác học thế kỳ XVII.
Hiển Tông suy nghĩ rồi gật đầu
-Trẫm nghe nói Trịnh ái khánh còn nhỏ nhưng đã đọc hết sách thành hiền, cư xử chừng mực, khác hẳn đám trẻ cùng tuổi . Tới hôm nay nhìn thấy mới biết quả nhiên là nhân tài, sau này tất giúp triều ta trung hưng Đại Việt.
Đám vương công đại thần thảy đều đứng dậy cúi mình, đồng thanh đọc như cái máy:
-Hoàng thượng anh minh.
-Theo các Khanh nên thưởng cho Trịnh ái khanh thế nào
Trịnh Sâm vội nói:
-Hoàng thượng Cán nhi còn nhỏ chỉ cần ban khen là được, chớ làm nó được sung ái mà kiêu ngạo.
Các nhà sử học đời sau đánh giá Lê Hiển Tông là một vị vua nhu nhược, nhưng may mắn. nhẫn nhục chịu đựng, "khoanh tay rủ áo" để được yên vị. Tấm gương bị phế truất và bị sát hại của các vua trước khiến Hiển Tông thu mình, không còn ý định phản kháng.
Nhưng thực ra không phải vậy, ai mà chả muốn nắm thực quyền chẳng qua nhà vua chưa có cơ hội mà thôi, nay Lê Hiển Tông nhìn ra, ba cha con Trịnh Sâm bất hòa, làm sao ngài lại bỏ lỡ cơ hội cho được, hơn nữa việc này lại không phải âm mưu mà là dương mưa, cho dù ngươi biết ta định chia rẽ, ngươi lại làm gì được ta.
Sau đó cũng có mấy vị vương tử ra làm thơ, nhưng còn xa mới bằng Trịnh Cán, Lê Hiển Tông liền truyền chỉ. Thương cho mỗi bài thơ 100 lạng vàng riêng Trịnh Cán nhà vua ban cho mặc mãng bảo giang nha hải thủy(1), , đây tuyệt đối là một ân điển cực kỳ lớn vào thời phong kiến, nhà vua thấy rất rõ, khi ngài nói vậy Trịnh Tông sa sầm nét mặt.
(1); Mãng bào giang nha hải thủy: một loại long bào nhưng rồng trên đó không phải năm móng mà là bốn móng