Khoai Tây
Trịnh Cán mệt mỏi quay trở lại tẩm cung, mấy ngày hắn phải xử lý rất nhiều công vụ, tuy rằng đã được nội các xem qua thế nhưng cũng không thiếu những thứ thượng vàng hạ cám, nơi thì xin tiền cứu trợ, nơi thì xin người, nơi thì lại dâng sớ nói xấu đồng liêu, thậm chí có những bản tấu ca tụng công đức, thiên ân cao dày, hoàn toàn nhạt nhẽo, đến đọc hắn cũng lười đọc, trực tiếp ném vào sọt rác,
Thế nhưng cũng có những bản tấu khá là hay ho, và có giá trị thực tiến, điển hình như hôm nay, Một viên quan tấu lên rằng, năm xưa trọng tâm của Đại Việt đều đặt trên đất liền chưa có triều đại nào có ý định đánh chiếm vùng biển phía đông, cho nên thực lực giữa thủy quân cùng lục quân khác biệt trời vực. Cá biệt về tướng lĩnh thủy quân rất hiếm có người thông thạo thủy tính nhiều năm không tiếp xúc thủy chiến, không hề có khái niệm sinh tồn, đi xa trên biển.
Bản tấu đề ngị Trịnh Cán tiếp tục khuếch trương Hàng hải hơn nữa từng bước một, không ngừng tích lũy kinh nghiệm! , và đích thực là hắn cũng đã nghĩ đến vấn đề này,
Trịnh Cán được tiền hô hậu ủng đi vào tẩm điện, trên đường thấy hai vị phi tần của mình đang ăn đồ ăn vặt ngoài sân, hắn đi lại gần mà hia bọn họ cũng không phát hiện.
Trịnh Cán cười đi tới gần, nhìn và đĩa trái cây màu vàng thái thành miếng trước mặt hai vị ái thê, trong đầu dường như gợi lại một ký ức.
Cả hai thấy Trịnh Cán đến thì vội vàng thi lễ:
“ Tham kiến Hoàng thượng,”
Trịnh Cán phất phất hai tay:
“ Thôi trẫm miễn lễ, hai ái phi bình thân, hai người đang làm gì vậy”
Vương Liên cười nói:
“Tri huyện Tiên Yên của An Quảng dâng cái này lên cho Kinh nhi, không biết là thứ gì nhưng mùi vị không tệ, ngọt ngào thơm mát rất ngon miệng, mời hoàng thượng nếm thử.........”
\Nàng cầm qua một miếng, đưa cho Trịnh Cán. Hắn há miệng cắn lấy miếng hoa quả mà Vương Liên đưa cho, hoàn toàn ngây dại, hoảng sợ nói:
- Potato (Khoai tây)
Hắn há hốc miệng, miếng trái cây cũng rơi xuống đất.
Vương Liên hoảng sợ vội vàng quỳ xuống,:
“ Hoàng thượng , thần thiếp có tội”
Vương Liên không hiểu nhìn xem ái lang, lại liếc sang Viên Vịnh Nhi, trong mắt cả hai hiện vẻ lo lắng. Hoàng Thượng vốn trước giờ vẫn rất điềm đạm, hiếm khi thấy hắn mất bình tĩnh. Trịnh Cán không đáp, ra hiệu cho Vương Liên đứng dậy, hắn tiến lên hai bước, cầm lấy hai miếng trái cây cắn rồi nếm lấy hương vị, cảm nhận đúng là tây,. Hiện giờ trong mâm là Khoai Tây đã thái ra nên chỉ nhìn thấy quen mắt mà không biết, đến khi ăn vào cảm giác mới biết chính là Khoai Tây đỏ hồi nhỏ hay ăn.
Ngây người hồi lâu, Trịnh Cán quát to một tiếng:
“- Khoai Tây, thật không ngờ, Vương Liên, Vịnh Nhi à không, người đâu, triệu tên Tri huyện kia mang theo khoai tây vào cung kiến giá ha ha, giả như may mắn, hoàng thường các nàng sắp sửa lập công vạn thế với bách tính rồi.........”
Vương Liên, Tuyết Nhạn còn chưa kịp phản ứng, Trịnh Cán đã biến mất, chỉ vẳng lại tiếng cười to. Trong mắt Trịnh Cán lóe dị sắc, hoàn toàn nghĩ đến chuyện sắp xảy ra mà cuồng hỷ. Khoai Tây có nhiều tên gọi, tùy thuộc vào từng vùng. Khoai Tây là bảo vật, vì sự xuất hiện của nó mà đã nuôi sống ngàn vạn dân chúng. Loài khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ, từ mỹ cho tới miền nam chi lê. Người ta từng cho rằng khoai tây đã được thuần hóa độc lập tại nhiều địa điểm, nhưng sau đó thử nghiệm di truyền học trên nhiều giống cây trồng và các loại khoai tây hoang dã đã chứng tỏ có một nguồn gốc duy nhất của khoai tây là ở khu vực miền nam peru và cực tây bắc Bolivia ngày nay. Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây khác nhau. Hơn 99% các loài khoai tây được trồng hiện nay trên toàn cầu có nguồn gốc từ nhiều giống khác nhau ở vùng đất thấp trung-nam Chile, các giống này đã được di dời từ các cao nguyên Andes.
Sau cuộc chinh phục Inca của Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha giới du nhập khoai tây vào châu Âu trong nửa cuối thế kỷ XVI. Sau đó nó được vận tải chủ yếu bằng đường biển ra các vùng lãnh thổ và hải cảng trên toàn thế giới. Khoai tây bị người nông dân châu Âu chậm chấp nhận do họ không tin tưởng. Để rồi sau đó nó trở thành một cây lương thực quan trọng và là cây trồng đóng vai trò làm bùng nổ dân số châu lục này trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ban đầu khoai tây thiếu đa dạng di truyền, do có rất hạn chế số lượng giống cây được giới thiệu, nó còn là cây trồng dễ bị bệnh. Năm 1845, một căn bệnh thực vật gọi là bệnh rụng lá gây ra bởi nấm oomycete infestans Phytophthora, lây lan nhanh chóng thông qua các cộng đồng nghèo ở miền tây Ailen dẫn đến mùa màng thất bát và xảy ra nạn đói. Hàng ngàn giống cây vẫ còn tồn tại ở vùng Andes nơi mà 100 giống khoai tây khác nhau có thể tìm thấy, nhiều giống được lưu trồng bởi những hộ nông dân.
Chế độ ăn uống hàng năm của một công dân tính trung bình toàn cầu trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI bao gồm
Điều này không phải không có đạo lý. Trịnh Cán đã đọc vô số sách ở thư viện nên hiểu rõ điều này. Một quyển sách viết
Khoai tây được nhập vào Việt Nam năm 1890. Từ năm 1980, khoai tây được quan tâm và đã có đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước mà Viện Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (KHKTNNVN) là cơ quan chủ trì. Nhờ vậy, năng suất khoai tây đã được nâng cao, trước thường là 8 tấn/ha, cao nhất là 18-20 tấn/ha, từ năm 1981 đến nay, năng suất bình quân đạt gần 12 tấn/ha, cao nhất đạt 35-40 tấn/ha, có thời điểm khoai tây đã xuất khẩu sang Nga (có năm tới 1.000 tấn). từ đó có thể thấy được vai trò lớn lao của Khoai Tây.
Mấu chốt ở chỗ Khoai Tây sinh sản khỏe mà rất dễ sống, dù đất cát cũng có thể phát triển, không cần phải nói là đất gò đồi; Sản lượng cực cao, nhưng mấy điều này không quan trọng, quang trọng là Trịnh Cán biết rằng thời điểm này Việt Nam không thể có khoai tây. Loại hoa màu này chỉ sinh tồn ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, nhưng hiện giờ tại Nam triều xuất hiện Khoai Tây, ý tứ trong đó không cần nói cũng biết.
Trịnh Cán cảm giác chấn động.
Chứng tỏ khoai tây đã ở đây rất lâu rồi, nhưng chỉ là các triều đại không thấy tầm quan trọng của nó., Khoai Tây xuất hiện khiến hắn rất nghi vấn. Phát nguyên của Khoai Tây là đại lục Châu Mỹ, , đây đã là sự thật không thể nghi ngờ. Nhưng Khoai Tây hiện giờ xuất hiện ở Đại Việt cũng là sự thật. Giải thích duy nhất chỉ có người nào đó đem Khoai Tây từ đại lục Châu Mỹ vào Đại Việt đây chính là một chuyện kinh thế hãi tục. Đại lục Châu Mỹ nằm ở tây bán cầu còn Châu Á nằm ở đông bán cầu, cự ly cực xa. Nếu có người mang Khoai Tây từ Châu Mỹ đến đây thì với trình độ khoa học kỹ thuật trước mắt cơ hồ là chuyện không thể nào. nếu người châu âu mang vào thì còn lý nhưng Trịnh Cán lại biết rõ rằng
Khoai tây không phải một loài cây lương thực bản địa ở Châu Âu. Vì vậy, nó không xuất hiện trong Kinh Thánh. Vốn được người Tây Ban Nha đem về từ cuộc xâm lược Đế chế Inca của họ ở Nam Mỹ, Hơn nữa, loài cây này có những đặc tính dị biệt hoàn toàn khác với với hiểu biết của người Châu Âu. Nó không mọc lên từ hạt, mà phát triển từ những mảnh củ.
Nếu người nông dân chôn nguyên một củ khoai xuống đất, nó sẽ mọc mầm và phát triển thành một cây khoai tây mới. Nếu họ cắt một củ ra làm tư, họ sẽ có tới bốn cây khoai con. Sự kỳ lạ này khiến khoai tây được đặt cho cái tên "táo quỷ", những quả táo nhăn nhúm sinh sôi trong lòng đất.
Một điều kỳ lạ nữa là khoai tây không hô hấp vào ban đêm. Những nhà thực vật học Châu Âu cuối cùng cũng xác định được loài cây này thuộc họ cà, một họ cây thường có độc tính. Cũng bởi vậy mà khoai tây thường bị cấm trồng hoặc chỉ được trồng giới hạn trong các vườn cây thảo dược.
Những cuộc thử nghiệm ăn khoai tây đầu tiên ở Châu Âu không mấy khi kết thúc tốt đẹp. Bởi người ta chỉ ăn những củ khoai nhộ lên khỏi mặt đất, nghĩa là khi chúng đã mọc mầm, họ thường bị ngộ độc thật. Một số nhà khoa học còn cho rằng khoai tây là nguyên nhân gây bệnh phong, chỉ vì củ của nó trông méo mó giống như những người mắc bệnh.
Denis Diderot, một triết gia người Pháp từng viết trong Bách khoa toàn thư (1751-1756), cuốn sách đầu tiên tóm tắt những tư tưởng khai sáng ở Châu Âu: "Bất kể bạn nấu nướng khoai tây như thế nào, cái rễ của của nó cũng là một loại thực phẩm bồn bột và vô vị" điều này chứng minh rằng, không một người châu âu bình thường thời bấy giờ lại đem khoai tây theo cả
Trịnh Cán có một cảm giác, người mang Khoai Tây đến Đại Việt chính là từ châu mỹ, và người này cũng chính là khoi từ điển sống về biển mà hắn tìm kiếm đã lâu. Đương nhiên đây là nói nhảm, giả như thực sự có một nhân vật như vậy, với kinh nghiệm đủ để vượt biển từ Châu Mỹ đến đây, nếu không trở thành thuyền trưởng vậy thì chả nhẽ làm tạp vụ trên thuyền,