Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Đại Chiến Trịnh Nguyễn


trước sau

Đại Chiến Trịnh Nguyễn

Nguyễn Hữu Chỉnh nói xong, Trịnh Cán cũng đứng dậy khỏi ngai vàng, đi tới gần sa bàn, nhận chiếc que chỉ trong tay Tiểu Thuận Tử, chỉ vào sa bàn tiếp tục nói:

-Hiện tại ở Đại nam chỉ còn giữ được miền nam mà thôi, theo Chu Tước Doanh hồi báo, hiện tại quân đội Đại Nam có tổng binh lực khoảng ba mươi đến ba mươi lăm vạn mặc dù con số này có vẻ lớn nhưng lại phân bố rất không đều. ở vùng Nam Bàn cũ, Đại Nam chỉ có chưa đến ba mươi ngàn quân, phòng thủ chủ yếu dựa vào quân đội trưng tập bản địa, có thể nói với chiến lực của Đại Việt, vùng đất này đã như đồ trong túi. Thế nhưng chủ lực của bọn chúng ở Thành Diên Khánh, lại không thể xem thường., Hoàng Đình Bảo, khanh nói một chút và Diên Khánh cho bá quan cùng biết.

“Vâng, hoàng thượng”

Hoàng Đình Bảo tiến lên phía trước, sau khi xá Trịnh Cán thì bắt đầu chỉ vào Diên Khánh trên bản đồ nói;

Các vị đại nhân, Thành Diên Khánh(1) này chính là một cứ điểm vững chắc, là một vành đai phòng ngự từ xa của thành Gia định, chỉ cần thủ vững nó, Đại Nam có thể hoàn toàn giữ vững vùng Nam trung bộ, hơn nữa có Thủy Xá Quốc (2) và Hỏa Xá quốc tương trợ từ xa, chúng ta muốn hạ thành cũng không hề đơn giản, thế nhưng mục đích chính của trận chiến này không hẳn chỉ là hạ thành trì, mà trận chiến này chúng ta chiếm ưu thế tuyệt đối về binh lực, không cần đánh nhanh thắng nhanh, chỉ cần đánh đâu chắc đấy, muộn nhất là trong vòng nửa năm có thế giành được Gia Định, thống nhất thiên hạ.

Nghe được phân tích này khiến mọi người ở Điện Kính Thiên xôn xao bàn tán, các đại thần đều hưng phấn khác thường, vùng đất nam bàn chỉ có ba mươi ngàn quân, dễ đánh dễ thắng, sau đó lại dùng toàn bộ bốn trăm ngàn quân đại việt ở mặt phía nam đánh với ba trăm ngàn quân Đại Nam đây quả là chiếm ưu thế về binh lực, mặc dù chưa phải là tuyệt đối nhưng chỉ cần không xảy ra chuyện ngoài ý muốn, có thể chờ được ngày chiếm Gia định, nhưng mọi người cũng biết, ngoan cố chống cự, trận chiến cuối cùng này cũng không hề đơn giản như vậy, nhất là quân Nguyễn xuất hơn ba trăm nghìn đại quân, sẽ tiêu hao lượng lương thực và tài sản vô cùng nhiều.

Đây cũng là lý do Trịnh Cán tổ chức cuộc họp trước trận chiến, phát động đại chiến Trịnh Nguyễn lần này không hề đơn giản, lần này cần sự giúp đỡ về hậu cần vô cùng lớn bao gồm lương thảo, dân phu, và các loại quân dụng những vật dụng cần thiết, những thứ này chỉ dựa vào quân đội thì không giải quyết được, cần phải nhờ tới sự ủng hộ của triều đình và chính quyền địa phương. Có thể nói, chiến dịch Trịnh Nguyễn lần này là trận chiến cần toàn quốc dốc sức, nguyên việc chuẩn bị cho chiến tranh cũng cần đến hàng tháng tháng.

Lúc đó, Văn Uyên Đại Học Sĩ, công bộ thượng thư, Trương Hải Hà, tiến lên phía trước, lão nói:

“Bẩm hoàng thượng, nói như vậy, Trận chiến này sẽ phải sử dụng hết ngân khố của chúng ta, “

Thấy Trịnh Cán ra ý cho mình nói tiếp, Vị đại quan này, xốc lại ý tưởng trong đầu rồi nói:

-Hiện giờ kho lương của PakNga còn hai trăm nghìn thạch, kho Bắc Ninh còn hai trăm năm mươi nghìn thạch cộng với các kho lương nhỏ khác, tổng cộng có khoảng tám trăm năm mươi nghìn thạch. Cân nhắc đến tình hình hiện tại vẫn phải giữ lại một ít để để phòng gian thương đầu cơ, và phát chẩn thiên tai, vậy thì thần cho là số quân lương có thể chi dùng vào khoảng năm trăm ngàn thạch

Đinh Tích Nhưỡng ở bên cạnh cười nói:

Còn vài tháng nữa là sẽ đến lúc thu hoạch vụ mùa, sẽ có đủ lương thực, Trương đại nhân không khỏi quá lo xa, theo ta thấy lấy ra bảy trăm ngàn thạch không thành vấn đề.

Nghe thấy Vinh Lộc Đại Phu, thượng thư bộ lễ nói vậy, Trương đại nhân liền cười nhăn nhó , trịnh cán cũng nói:

“Thực ra vấn đề lương thực cũng không đáng ngại, quan trọng là nhân lực, Điều động ba trăm nghìn dân phu, trong nửa tháng để phục vụ tổ chức chiến đấu, đợi đến khi chiến dịch bắt đầu, chỉ cần một trăm nghìn dân phu là được, các khanh thấy có được không”

Mọi người đều gật đầu, tỏ ý có thể thực hiện được, thấy vậy, Trịnh Cán bèn nói:

“ được! Cứ như vậy đi,”

Lúc này đã gần đến tháng mười, sau khi triều đình quyết định chuẩn bị chiến tranh, huy động dân phu, troàn bộ khu vực miền bắc bước vào mùa rét, nhưng công tác chuẩn bị cho chiến tranh của quân Đại Việt không hề bị ảnh hưởng, vẫn được thực hiện theo kế hoạch. Ở Trấn An Quảng rộng lớn, mặt đường đầy bùn, những chiếc xe lương, xe lớn chất đầy cỏ khô và cây mạch, xe quân nhu được che vải dầu, còn có thuyền đáy bằng cực lớn, men theo sông lắc lư từ từ

di chuyển về phía trước.

Những cơn mưa phùn, gió bấc, chính là thời tiết mùa đông của phương bắc, mang theo cái rét cắt da cắt thịt, thế nhưng đoàn quân này vẫn cắn răng vận chuyển lương thảo quân giới đến nơi tập kết. Quân Đại Việt lội bùn đội mưa, kèm theo những tiếng hét to và tiếng chửi rủa, xen lẫn những tiếng bốp bốp của doi ra và tiếng két két của trục xe thẳng tiến về phía nam, thanh thế vô cùng lớn, giống như thủy triều dâng.

Thỉnh thoảng có thể nhìn thấy ở hai bên quan đạo, xác chết động vật hoặc những con gia súc đang nằm thoi thóp, thỉnh thoảng còn có chiếc xe ngựa chổng ngược bánh xe lên trời. Thi thoảng có đội kỵ binh nhập vào dòng người, vậy là đám binh sĩ lớn tiếng chửi rủa, cãi nhau loạn xã, ngựa cũng đứng dậy hí vang trời... một chiếc xe lớn chở đầy lương thảo, lăn xuống sườn dốc, người trên xe cũng lăn xuống theo.

Phía trước, trong dòng xe như lũ binh linh xếp thành hàng, giẫm lên con đường trơn lầy lội, di chuyển một cách khó khăn.

Thế nhưng quân kỷ của Đại Việt cực kỳ nghiêm minh, tuy rằng đôi chút mất bình tĩnh thế nhưng không có xảy ra sự vụ gì quá lớn. Phía trước là đội ngũ sĩ quan cấp cao, đại đội thân binh đều có tướng quân riêng, thình thoảng lại thấy những chiếc xe cứu thương chậm rãi tiến về phía trước, có những binh sỹ mắc bệnh cấp tính nằm bên trong.

Đội ngũ mấy chục nghìn chiếc xe tiến về phía trước, lúc thì đi qua rừng rậm, vì tranh giành chỗ nghỉ ngơi nên rất lộn xộn, lúc thì lại triển khai đội ngũ chỉnh tề, vượt qua sông nhỏ, tiếp theo lại có những chiếc xe ngựa chở đầy lương thực và cỏ khô sát nhập với đoàn, thỉnh thoảng còn có tiểu đội trinh sát tranh lên trước. không chỉ có trấn an quảng, mà ở các trấn khác trên đại việt đều như vậy cả, điều này chỉ chứng minh một điều, bánh xe chiến tranh của đại việt đã chính thức khởi động.

Thành Diên Khánh là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hiện nay, thành cổ Diên Khánh vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ ban đầu, một địa điểm hấp dẫn các du khách đến Khánh Hòa. Nó được xây bởi phe chúa Nguyễn trong thời kỳ chiến tranh với Tây Sơn.

Thành Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1. Năm 1793, Trong lịch sử sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.

Thủy xá, và Hỏa xá quốc: là tên gọi trong sử ký của triều Nguyễn để chỉ tiểu quốc Jrai của người Jrai - Eđê trên cao nguyên Pleiku từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 19. Thủy Xá và Hỏa Xá được cai trị bởi hai tiểu vương vua nước Thủy Vương và vua lửa Hỏa Vương (Tiếng Khơme là Sdet Tik - Sdet Phlong, Tiếng Lào là Sadet Fai - Sadet nam, Tiếng Êđê là Mtao Êa - Mtao Pui, Tiếng Jrai là Pơtao Ia - Pơtao Apui) cai trị Ngoài ra, còn 1 vị Pơtao ít được biết đến nữa là Pơtao Angin (Gió) (Tiếng J'rai). Trong thời kỳ các chúa Nguyễn cai trị ở Đàng Trong, bắt đầu từ thế kỷ 17 đã gây ảnh hưởng lên các tiểu vương này, theo ghi chép của Lê Quý Đôn, cứ 5 năm một lần các chúa Nguyễn thường sai các cai đội ở phủ Phú Yên làm Chánh sứ và Phó sứ theo lưu vực sông Ba lên gặp các vị tiểu vương cho áo gấm, mão, nồi đồng, khóa sắt, đồ sứ, bát, đĩa và đồng thời đòi phải nộp lễ cống và thuế.

Mối quan hệ này được giữ vững từ thời các chúa Nguyễn sang thời nhà Nguyễn. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ 19, vào năm 1898 sau khi chiếm được Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp bắt đầu tổ chức cai trị trực tiếp ở đây. Các vị tiểu vương đã tổ chức chống lại và viên thanh tra Prosper Odend đã bị vua Hỏa Xá Po At giết vào năm 1904. Tuy nhiên trước sự tấn công của viên sĩ quan Vincillionni kế tiếp, vua Po At đã phải chạy trốn và vai trò tiểu vương Hỏa Xá Thủy Xá chính thức chấm dứt tồn tại. nơi này hiện nay chính là Đăk Nông và Đăk Lăk.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện