Thắng trận
Tiếng chiêng thu quân từ hậu quân của Mãn Thanh vang lên dồn dập, quân Thanh đang đau khổ giao đấu cùng quân Nguyễn Khắc Tuân đều lập tức như được đại xá, vội vã quay đầu ngựa, hướng về phía bắc chạy như điên. Đám bộ binh cũng ném cờ quạt khí giới, dẵm đạp lên nhau mà chạy
Trên lưng ngựa Nguyễn Khắc Tuân nắm chặt binh khí thở dài,
- Đáng tiếc, mặc dù có lợi thế, nhưng ta cũng không diệt tận gốc bọn chúng được
Ngừng lại một chút, Nguyễn Khắc Tuân lại quát lớn:
- Truyền lệnh của bản tướng, toàn quân vượt qua Long Châu tấn công sang Tư Lăng, mục đích chính là đốt phá sạch sẽ, không được ham chiến
- Rõ
…………….
Thành Bản Phủ, Vương Thành của Trịnh Tông.
Lúc này Trịnh Tông đang ngồi sau án, Nguyễn Phương Đĩnh, Nguyện Khản, Chu Xuân Hán, Trịnh Tự Quyền, cùng ngồi phía dưới.
Trịnh Tông đang nghiên cứu chiến báo mà tiền tuyến gửi về, trong này viết, Nguyễn Khắc Tuân đã đại phá quân Thanh, đồng thời thừa thế, tràn sang bên kia biên giới, đốt phá thành Tư Lăng. Quân ta đại thắng.
- Nguyễn Khản, khanh xem
Trịnh Tông cười ha ha đưa chiến báo cho Nguyễn Khản, nói .
- Nguyễn Khắc Tuân,quả không phụ sự kỳ vọng của quả nhân, thế nhưng sau khi đốt phá Tư Lăng xong, chúng ta sẽ phải gánh chịu lửa giận của Tổng đốc Lưỡng Quảng, Thư Thường sợ là sẽ nhân cơ hội mà động binh
Nguyễn Khản đọc qua chiến báo nhíu mày nói:
- Vương Thượng, thần cho là Thư Thường sẽ không vì chuyện này mà động binh với chúng ta.
Trịnh Tông nghe vậy thì lại hỏi
- Đây là vì sao
Nguyễn Phương Đĩnh cười đứng lên xá Trịnh Tông một cái rồi nói:
- Vương Thượng, hiện nay phía bên đó, theo tin của ta nhận được thì, Thư Thường đang đau đầu, với cuộc nổi loạn của người Miêu ở Vân Nam, Tỉnh Quảng Tây hiện nay đã quy về cho Tổng đốc Vân Quý (1) quản lý để thống nhất quân sự đàn áp cuộc nổi loạn này, tên Sầm Trì Long này hiện giờ thuộc về Tổng Đốc Vân Quý Lý Thị Nghiêu quản hạt, Thư THường tuy rằng danh nghĩa là Tổng đốc Lưỡng QUảng, chỉ còn có tỉnh Quảng Đông mà thôi. Lý Thị Nghiêu nếu muốn cùng một lúc tham chiến hai phía là không thể nào, hắn chỉ có thể chọn đàn áp người Miêu trước.
- Việc này xem ra, chúng ta lại gặp may mắn,
Trịnh Tông thở ra một hơi, dù sao nếu muốn khai chiến toàn diện với Đại Thanh mang lại cho hắn áp lực rất lớn.
Chu Xuân Hán cũng nói:
- Vương Thượng, trong chiến báo chỉ nói, Nguyễn tướng quân chỉ đốt phá chứ không chiếm thành, bắt dân chúng, thân cho rằng, Lý Thị Nghiêu sẽ chưa để ý đến chúng ta, nhưng chúng ta cũng cần nghiêm phòng cẩn mật, thế nước hiện nay đang chưa ổn định, trăm ngàn lần không được sơ xuất.
- Đúng vậy. Trịnh Tông suy nghĩ rồi nói lớn :
- Các vị ái khanh, truyền lệnh quả nhân, toàn quốc đề phòng quân Mãn Thanh xâm nhập, dân chúng biên cương, những nơi nguy hiểm. tạm thời chuyển vào nội địa, phái ra quân lính đồn trú ở biên giới, lệnh cho lực lượng thám báo tiếp tục điều tra.
- Chúng thần tuân lệnh.
……………..
Tại Thành Quy Nhơn nơi ở của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc tại Đàng trong.
NguyễnNhạc hướng về phía Nguyễn Huệ, nói:
- Tam đệ, tình hình cải cách của nước ta đang gặp chút khó khăn, đệ xem có cách nào giải quyết?
Nguyễn Huệ lúc này là Long Nhương Tướng quân nhíu mày, không nói gì, hồi lâu mới mỉm cười nói:
- Vốn không có gì đáng ngại, chẳng qua có một số đám người Hoa làm ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, cho nên tạo ra chút trở ngại nho nhỏ. Đệ cho rằng, Hoàng huynh cứ mạnh tay chém giết vài tên đầu sở việc lớn sẽ thành .
Nguyên Bản, Tây Sơn đang học tập theo phía Trịnh Cán cải cách thể chế, tuy nhiên do Tây Sơn mới lên nắm quyền mà địa bàn lại rộng, trải dài từ Đèo Hải Vân cho đến Gia Định, Bến Nghé thêm nưa lại luôn năm chinh chiến với Nguyễn Ánh, muốn dồn toàn lực cải cách nhu Trịnh Cán là rất khó. Gần đây đám người Hoa này đã hỗ trợ cho chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn, ngăn cản biến pháp, khiến Nguyễn Nhạc vô cùng giận dữ.\
Nguyễn Lữ lạnh lùng, nói:
- Hoàng Thượng. ý đệ muốn tấn công tiêu diệt tận gốc đám người này, để chúng sống trong cảnh nổi chúng ta, không biết là phúc hay họa.
Nguyễn Nhạc nghe vậy trong lòng không khỏi có chút động tâm. Thế nhưng bản ý của hắn không có tham vọng gì, đối với hắn, biến pháp cũng được mà không cũng được, chỉ cần hắn làm một đời hoàng đế là đủ, nên nhất thời còn chưa quyết.
Phải thừa nhận, đây đúng là một biện pháp tốt đẹp, nếu bọn người kia không muốn hợp tác cùng biến pháp thì giữ lại chúng phỏng có ích gì, thế nhưng.,,
Quá hiểu rõ, suy nghĩ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ không khỏi thở dài, cứng rắn nói :
- Hoàng huynh vô độc bất trượng phu. Lúc này là lúc nào rồi, kẻ nào cần giết cứ giết
Nguyễn Nhạc suy nghĩ rất lâu cuối cùng ba anh em và các đại thần cơ bản đã đề ra sách lược.
Tây Sơn muốn lớn mạnh thì cũng phải cải cách triệt để. Việc này không thể trì hoãn được, mặt ngoài tuy rằng có vẻ mạnh mẽ, nhưng căn cơ của Tây Sơn còn thiếu vững chắc. lại thêm đám phản loạn này, nếu không diệt ngay, e rằng căn cơ sẽ sụp đổ.
- Cần phải giết nhiều vậy sao
Nguyễn Huệ lãnh đạm nói:
- Hoàng huynh, lần này tuyệt đối không thể mềm lòng, lần này là người hoa, ai biết l;ần sau sẽ là ai bất tuân thượng lệnh nữa,
- Này...
Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc thở dài:
- Được. Nguyễn Huệ, Trẫm giao cho đệ toàn quyền xử lý chuyện này, tuy nhiên ai tha được thì nên tha cho họ
- Thần đệ, lĩnh chỉ
………………………
Gần Tết Nguyên Đán năm đó, Nguyễn Huệ phụng mệnh Hoàng đế Nguyễn Nhạc lĩnh mệnh cải cách biến pháp quả nhiên là bàn tay sắt, ngay từ đầu Nguyễn Huệ đã ra lệnh phá nát khu người Hoa ở Gia Định tàn phá Cù lao Phố, một vùng thương mại sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong. dỡ hết phòng ốc gạch, ngói đem hết về Quy Nhơn khiến dân cư bỏ chạy lưu tán khắp nơi. Nguyễn Huệ không cần biết có phải chống đối lại Tây Sơn hay không, chỉ cần là người Hoa tất cả đều phải chết. Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống sông, sách đời sau viết rằng nhiều xác đến mức nước không chảy được, hai ba tháng sau dân cũng không dám ăn tôm, cá... mọi người đều vô vùng sợ hãi, khổ sở".
Nguyễn Huệ còn ra nghiêm lệnh, ''Người Trung Hoa, bất luận binh lính hay dân buôn, mới đến hay ở lâu, đều bị bắt giết, hắn muốn nhân cơ hội này làm ba việc, thứ nhất chính là hủy diệt Đạo quân thân với nguyễn ánh, thứ hai là cho đám điền chủ trên đất Tây Sơn sợ hãi, từ đó không chống đối lại chính sách mới, thứ ba cũng chính là việc quan trọng nhất, đó chính là Người Hoa tuy ít người, nhưng lượng kinh tế mà họ nắm lại quá lớn, Nguyễn Huệ sợ rằng thế lực kinh tế này sẽ không phục vụ cho mình, vì vậy cách tốt nhất chính là diệt hết bọn chúng, dười lưỡi đao của Nguyễn Huệ, chí ít cũng có hơn một vạn người Hoa nằm xuống, Nguyên bản trong lịch sự, khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Cù lao Phố, kiểm tra lại dân đinh thì chỉ còn khoảng một phần trăm so với ban đầu. lần chém giết này đã khiến các thế lực chống tây sơn nơm nớp lo sợ, không dám thở mạnh. Có kẻ đã lén lút chạy ra Bắc hoặc vào đất của Nguyễn Ánh.
…………………
Kinh thành Thăng Long
- Lê ái khánh, quả nhân vừa nhận được tin tức từ thám báo Chu tước, Tây Sơn đã giết sạch người Hoa ở Đàng Trong, thu về một lượng tài phú khổng lồ, nhất thời quốc lực mạnh lên không ít, lại thêm giờ đây không còn kẻ nào dám ngăn cản biến pháp, ngay cả đến quả nhân cũng vô cùng khâm phục sự quyết đoán của Nguyễn Văn Huệ.
Lê Quý Đôn gật đầu:
Lão cũng không tin Nguyễn Huệ tài năng thực có thể giỏi hơn Trịnh Cán, sự cải cách này là do Điện Đô vương nghĩ ra trước, các nước khác chẳng qua là chỉ học theo ma thôi, điều này chứng minh vương thượng so với những người khác thông tuệ gấp trăm lần. mà vương thượng năm nay mới có bao lớn, hơn nữa Lê Quý Đôn cho là, khác với ngoài bắc hà đế vị đã thâm căm cố đế nhiều năm, ở xứ Đàng Trong đất đai đều mới chiếm được không lâu, nay Nguyễn Văn Huệ triển khai chém giết như vậy, sợ là lưu lại không ít họa ngầm, cứ như thế chỉ cần lựi dụng điều này, tất có thể khiến cho Tây Sơn suy yếu.
Lão suy nghĩ một lát, rồi nói vài điều với Trịnh Cán, ở bên cạnh Hoàng Đình
- Vương Thượng, lúc đầu Nguyễn Nhạc chẳng qua chỉ là một tên trại chủ, lúc hắn còn chưa mạnh lên, Tiên vương vì yêu quý tài mà phong là Trấn Thủ Quảng Nam nhưng Khi cơ bản chinh phục được họ Nguyễn, tăng cường sức mạnh và uy thế, thêm nữa, sau khi giết được Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc lại dám tự xưng làm vua, lập triều đại Tây Sơn, đặt niên hiệu là Thái Đức, đóng đô tại thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ của nước Chiêm Thành), đổi tên thành Hoàng đế thành, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân, không ràng buộc với chúng ta nữa.tên này có dã tâm không nhỏ, lần này nếu để hắn cải cách thành công, nhất định sẽ là một con dao sau đầu chúng ta.
- Ý ngươi là muốn dụng binh với Tây Sơn
Trịnh Cán không nhanh không chậm hỏi.
Lê Quý Đôn và một số vị đại thần cũng tỏ vẻ bất ngờ, thời điểm này muốn dung binh có vẻ không được ổn thỏa cho lắm.
Lê Hữu Trác với tư cách là người đứng đầu quân y doanh của Trịnh Cán đứng ra tâu:
- Vương Thượng, dụng binh Tây Sơn cố nhiên là cần kíp, nhưng mắt thấy sắp sửa đón tết rồi, nếu như bây giờ, quân sĩ lại phải đi chỉ sợ quân tâm không vững chắc, chỉ sợ làm hỏng đại sự của Vương Thượng. theo thiển ý của thần có lẽ để qua năm mới rồi lại tính toán.
Lê Quý Đôn và các đại thần các cũng nói:
- Chúng thần tán thành.
Trịnh Cán thần sắc cũng trầm tư, đánh hay là không đánh, lúc này Trịnh Tông đang sa lầy với Đại Thanh, Tây Sơn thì long dân biến động, đây chính là cơ hội tốt để làm suy yếu Tây Sơn.
Phải biết rằng trong lịch sử, Đế quốc Tây Sơn chính là kẻ chiến thắng cuối cùng, thống nhất Đại Việt, điều này chứng tỏ, bọn cúng không hề yếu kém, nay cơ hội đã tới, chẳng lẽ lại phải chờ đợi, rất có thể qua tết rồi, đất nước sẽ ổn định lại, khi đó muốn tấn công Tây Sơn lại là điều không thể. Nhất định không thể để Tây Sơn tích cóp tài lực, không thể nào
Tuy nói Tây Sơn của hiện tại còn kém xa so với một Tây Sơn hùng mạnh thời Quang Trung Nguyễn Huệ nhưng dù nói thế nào thì người Tây Sơn so với quân lính Đại Việt vẫn thiện chiến hơn không ít bởi vì xuất thân của bọn họ đều là cướp trên sơn trại, quân đội Đại Việt dưới thời Trịnh Sâm đã suy yếu đi nhiều nếu tiếp tục cho Tây Sơn thời gian sợ là sau này tuyệt không thể dễ dạng bị đánh bại.
Trịnh Cán khoát tay áo:
- Việc này sáng mai trên triều sẽ nghị luận lại, nên đánh hay không còn đợi văn võ bá quan cho ý kiến, tuy nhiên bản ý của quả nhân chính là nhân cơ hội sắp tết quân Tây Sơn không ngờ tới mà thần tốc chiến đấu, nhất cử đánh bại Tây Sơn, làm giảm nhuệ khí của chúng
Trịnh Cán đây chính là sử dụng chiến thuật năm xưa của Tây Sơn, khi đánh quân Thanh, Nguyên bản trong lịch sử, sau khi Trịnh Cán chết đi, nhà Lê lấy lại hoàng quyền, Nguyễn Huệ đánh ra Bắc Hà, do quá sợ hãi, Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh, chính Đêm trừ tịch (30 tết), từ phòng tuyến Tam Điệp, quân Tây Sơn xuất phát. Đạo quân do Quang Trung chỉ huy vượt sông Giao Thuỷ đánh đồn Gián Khẩu của quân cần vương nhà Lê. Quân Lê tan vỡ, Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy.
Do đạo quân Tây Sơn hành quân nhanh và các đám quân do thám bị bắt, quân Thanh từ đồn Hà Hồi tới Thăng Long không biết gì về cử động của quân Tây Sơn.
Ngày 3 tháng Giêng, quân Tây Sơn tiến đến Hà Hồi cách Thăng Long khoảng 20 km. Quang Trung cho quân vây chặt đồn rồi sai bắc loa kêu gọi quân Thanh đầu hàng. Quân Thanh bị bất ngờ trước sự áp sát quá nhanh của quân Tây Sơn, không kịp kháng cự, đều ra hàng.
Ngày 5 tháng Giêng, Quang Trung tiến đến đồn Ngọc Hồi. Hứa Thế Hanh ở đây nghe tin đồn Hà Hồi bị diệt vội báo về Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị vội điều Thang Hùng Nghiệp mang quân ra tăng viện, lại đặc sai 20 kỵ binh phải thay nhau chạy đi chạy lại báo cáo tình hình.
Một sự thực rất rõ ràng chính là, nhờ có sự thần tốc này mà Quang Trung có thể đại phá quân Thanh, đánh cho Tôn Sĩ Nghị sợ hãi phải chặt cầu phao để chạy, chính nhờ sự bất ngờ, không để ý tiểu tiết này mà Tây Sơn đã nhất thống Đại Việt. cho nên Trịnh Cán dự định nhân cơ hội Trịnh Tông đang sa lầy với Mãn Thanh ở Cao Bình và Vị Xuyên, hắn sẽ nhân cơ hội này, làm thế lực của Tây Sơn suy yếu, như vậy không thể nghi ngờ, nhân cơ hội Tây Sơn suy yếu, Trịnh Cán không tin Nguyễn Ánh sẽ không hành động. một khi Nguyễn Ánh đã phát hiện Tây Sơn suy yếu tất nhiên việc đầu tiên sẽ là đánh thành chiếm đất, đẩy lùi Tây Sơn ra khỏi thành Gia Định, từ đó lấy lại thế cân bằng.
Thấy ý Trịnh Cán đã quyết, đám đại thần đều nhất tề đứng dậy,
- Chúng thần tuân chỉ
Trịnh Cán gật gật đầu, nói tiếp:
- Giao cho Lễ bộ cử tin sứ, bí mật đi đường biên vào đưa thư của quả nhân cho Nguyễn Ánh, quả nhân không tin, Nguyễn Ánh không động đậy.
Lễ bộ thượng thư Đoàn Thụ đứng ra:
- Vương thượng, yên tâm, hạ thần tất không làm nhục mệnh.
Phan Huy Ích cũng nói:
- Từ đây vượt biển vào Đàng trong, đường xá xa xôi, tin sứ của Đoàn đại nhân theo ngu kiến của thần, thay vì đi quan thuyền, hãy sử dụng thuyền của Thủy Quân Bắc Hà, có lẽ sẽ an toàn không ít.
Trịnh tán thành, trong lịch sử thuyền mành của nhà Nguyễn chẳng phải bị sóng đánh trôi dạt mấy tháng liền trên biển hay sao. Nên dùng chiến thuyền là tin tưởng nhất!
bởi vì Trịnh Cán xuyên việt thời không, Lịch sử đang thay đổi, đồng thời cũng làm thay đổi vận mệnh của rất nhiều nhân vật thời Lê Trịnh, ví như Trịnh Tông có lẽ lúc này đáng ra phải ngồi ngôi chúa, ví như Hoàng Đình Bảo, lẽ ra lúc này đã bị ngũ mã phanh thây rồi, lại từ một tên sắp chết trở thành một vị quốc công, quyền khuynh triều dã, hay như Bùi Danh Toại bất quá chỉ là một vị hầu gia ngồi chơi xơi nước lúc này lại trở thành Trấn Thủ An Quảng, thậm chí là Bùi Mân, một tên vô danh tiểu tốt lại cũng đã trở thành tướng trong quân đội, tất cả những thứ này chính là do Trịnh Cán xuyên việt mà thành
Hiện tại, hy vọng duy nhất của Trịnh Cán chính là Giám mục Jean Davoust, sexvif được tự do truyền giáo tại đàng ngoài mà sớm dâng lên biện pháp đóng thuyền và đúc sứng, có hai thứ này, quân đội Đại Việt ở đông nam á chính là bá chủ, hy vọng thứ hai chính là thương nghiêp và nông nghiệp, hắn đã sai người đi tìm giống khaoi tây và hồ tiêu rồi, thêm nữa vì cổ vũ thông thương, hắn đã xây thêm rất nhiều cửa khẩu, hắn tin rằng, rất nhanh quốc lực của Đại Việt sẽ không nước nào bì kịp. chuyện nhất thống thiên hạ,. lúc đó sẽ dễ dàng. Hơn nữa năm nay hắn mới năm tuổi, thời gian so với Trịnh Tông, Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh đều dài hơn rất nhiều, hắn không tin mình sẽ thất bại,
(1)nằm ở Tây Nam Trung Quốc. Cao nguyên nằm ở phía đông Ai Lao Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và vùng đồi phía tây của vùng đông nam Trung Quốc, nói chung bao phủ phía đông tỉnh Vân Nam, toàn bộ tỉnh Quý Châu, tây bắc của Quảng Tây và một số vùng giáp ranh của Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Hồ Nam và Hồ Bắc,