Vừa qua việc chính của ta khá bận, nên bây giờ mới tiếp tục viết được, xin anh chị em cố gắng ủng hộ, để ta có chút động lức sáng tác và hoàn chỉnh bộ truyện này, trân trọng..
…………………..
Khích tướng
Nghe Nguyễn Huệ nói,. Thái Đức Nguyễn Nhạc nửa tin nửa ngờ hỏi:
- Khanh nói trẫm nghe xem nào.
Nguyễn Huệ không nói gì, đỡ lấy cây thước trong tay Nguyễn Nhạc chỉ vào bản đồ nói:
- Hoàng huynh mời người xem, nước Đại Việt do Trịnh Cán làm chủ vốn đã có mười một trấn
Sơn Nam Thượng
Sơn Nam Hạ
Kinh Bắc
Sơn Tây
Hải Dương
An Quảng
Lạng Sơn
Thanh Hóa Ngoại
Thanh Hóa Nội
Nghệ An
Thuận Hóa
diện tích vô cùng lớn nhân khẩu phân tán, cho nên Chính Lệnh chỗ đến chỗ không cai quản vốn đã rất khó, nhưng hiện tại gia tăng thêm Hải Vân, Quảng Nam, dân trong ngoài khác biệt phong tục khác nhau, tuy nói Hoàng ĐÌnh Thể tài học năm xe, cũng không thể trong thời gian ngắn khiến cho đất Quảng Nam đi vào nề nếp đây là thứ nhất
Thứ hai chính là, theo sự mở rộng quốc thổ của nước Nam Đại Việt, quân sự càng dễ dàng gặp phải sự công kích, nhất là các vùng đất mới chiếm lại được, dân tâm của dân chúng ba phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn tuyệt đối không dễ dàng quy phục như vậy, thần đệ nghĩ ba phủ này sẽ trở thành gánh nặng cho thằng nhãi Trịnh Cán
Nói cách khác, ít nhất thời gian tới Trịnh Cán phải dồn lực bảo vệ biên giới phía bắc và tìm cách tiêu hóa các phủ này một cách triệt để tinh lực chủ yếu cũng dùng để thống trị và phòng thủ. Về vài năm tới, có lẽ bọn chúng sẽ không rảnh tay mà mang quân đi chinh chiến. đây là thứ hai
- Ồ, nghe thì có lý, nhưng đó mới chỉ là lời nói một phía, chúng ta không thể biết rõ được
Trầm ngâm một lát, Nguyễn Nhạc lại nói:
- Cứ cho là đúng như lời khanh nói, thì lúc này Nam Đại Việt như một con trăn vừa ăn no, mà ăn no thì nó không làm gì cho đến khi tiêu hóa xong đất Quảng Nam, trong lúc đó, Tây Sơn ta lại hoàn toàn có thể nhân cơ hội này làm vài hành động, thí dụ như tiêu diệt Nguyễn Ánh, Chân Lạp, thậm chí có thể đánh đến vương quốc Luông Pha Băng
Nguyễn Nhạc âm thầm nghĩ,
"nước Tây Sơn của lão đầu tiên cần suy xét giải quyết là sự uy hiếp của người Xiêm và Nguyễn Ánh, sau đó phái một viên Đại tướng dẫn một đội quân yểm trợ càn quét Chân Lạp, Luông Pha Băng, Champasak cuối cùng dốc binh lực đánh Viên Chăn từ đó có thể tạo thành uy hiếp với vương triều nhà Trịnh. Sau khi tiêu diệt nước Viên Chăn sẽ lại dẫn quân xuống phía vượt qua núi phối hợp với quân bản bộ trong nước quyết chiến với Nam Đại Việt
Kế Hoạch nghe thì hay, nhưng muốn thực hiện được, trước hết phải có hai yếu tố đó là Nam Đại Việt án binh bất động và đánh phải Liên Quân Xiêm Nguyễn Ánh
Vũ Văn Dũng trầm ngâm nói:
- Hiện tại Trịnh Cán không rảnh để ý tới phía Nam, nước ta có thể nhân cơ hội này công khai phạt các nước kia và đánh bại Xiêm La. Nhưng nếu cứ như vậy sẽ khiến cho nước Nam Đại Việt thong dong có thời gian cùng với cơ hội tiêu hóa hấp thu QUảng Nam, uy hiếp Quảng Ngãi. Một khi nước Trịnh Cán hoàn toàn hấp thu đất này, muốn đoạt lại rất khó khăn.
Nguyễn Lữ cũng nói:
- Thần cũng nghĩ không thể để Nam Đại Việt thong dong được
Nguyễn Huệ nói
- Hoàng thượng thần có kế này
Nguyễn Nhạc nghe vậy kích động, la lên:
- Mau nói.
- Di hoa tiếp mộc
Nguyễn Nhạc mờ mịt nói:
- Đâu là hoa đâu là mộc
Nguyễn Lữ nghe vậy mí mắt cũng giật giật, nói:
- Tam đệ, ý nói là, kích động quân Viên Chăn đi tấn công Nam Đại Việt.
- Đúng.
Trước vẻ mờ mịt của quần thần, Nguyễn Huệ nói tiếp
Viên Chăn và Nam Đại việt quan hệ từ khi tranh chấp xứ Bồn Man (1) có thể nói là không hề tốt đẹp. chỉ cần một mồi lửa rất có thể sẽ xảy ra ác chiến
Nguyễn Nhạc lại nói:
- cứ cho là Đại Việt chắc chắn sẽ phát binh đánh nhau đi nữa , nhưng Viên Chăn thì sao, bọn chúng sẽ xuất binh hay sao,
- Quốc Vương Viên Chăn hiện nay là Chiêu Nam đối nhân xử thế không khôn khéo, lại trọng mặt mũi. Hai đất nước đã tranh chấp biên giới nhiều năm, , trong lòng Chiêu Nan đã vô cùng tức giận, Hoàng Thượng chỉ cần tạo một chút gió đông, Chiêu Nan sẽ thẹn quá hóa giận mà tấn công Quảng Nam
- Gió đông
Nguyễn Nhạc kích động nói:
- Vậy để việc này giao cho Tam đệ xử lý.
Kinh Thành Thăng Long
Hoàng Đình Bảo lo lắng nói"
- Vương thượng, thần lo rằng, Nguyễn Nhạc sẽ không để chúng ta có thời gian áp đặt nền cai trị lên Quảng Nam. Nếu hắn có thể kích động được Vương quốc Viên Chăn, vậy thì Thuận Hóa và Quảng Nam rất có khả năng bị lọt vào hướng tiến công của Chiêu Nan., sợ là ngăn không được.
Nguyễn Hữu Chỉnh gật gật đầu, cũng nói:
- chúng ta đánh Quảng Nam, còn phải gặp Hải Vân, nhưng Viên Chăn từ phía Tây đánh sang, hoàn toàn khó thủ.
Trong lòng Trịnh Cán trầm xuống. Đúng vậy, không có nơi hiểm yếu để thủ, nếu chẳng may quân Nguyễn Nhạc từ Quảng Ngãi, quân Viên Chăn từ biên giới hai mặt giáp công, chỉ dựa vào vài vạn nhân mã của Bùi Thế Cơ và Hoàng Đình Thể thì tuyệt đối ngăn không được. Xem ra, cần thiết phải điều binh lực tới Thuận Hóa.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
- Tại hạ Vũ Văn Dũng, tham kiến Quốc Vương Viên Chăn
Chiêu Nan ngồi trên điện, gật đầu,
- Miễn lễ
Chiêu Nan(2) mặt hơi biến sắc, văn võ đại thần đứng hai bên sắc mặt cũng biến đổi, Tây Sơn Thất Hổ Tướng, Vũ Văn Dũng đến đây làm gì
Chiêu Nan lại nói:
- Không biết tướng quân từ xa đến đây có chuyện gì?
Vũ Văn Dũng thi lễ nói
- Trước đây, nước Đại Việt thừa dịp lúc ta đại chiến với Nguyễn Ánh đã đánh lén Quảng Nam. Vua ta vì muốn báo thù quyết ý khởi binh giết ra, nếu có thể được quân Viên Chăn ra tay tiếp viện, sau khi thành công sẽ lấy Phủ Tư Nghĩa và một phần Thăng Hoa để tạ ơn.
Chiêu Nan nghe vậy mỉm cười. Nguyễn Nhạc lão thất phu quả nhiên là tính kể giỏi. Quân Tây Sơn của hắn ta đi công thành đoạt đất lại để cho đại quân nước ta đi theo cứu viện để sống mái với đại quân Đại việt? Coi là kẻ ngốc à?
Chiêu Nam trong giận nhưng ngoài mặt không đổi sắc
- Ha ha ha, Vương Quốc của quả nhân mấy năm nay nhiều tai ương, thực lực của một nước không tăng, sợ là lực bất tòng tâm. Không có cách nào cứu giúp quý quốc.
Vũ Văn Dũng mỉm cười nói:
- Từ sau khi bị mất Xiêng Khoảng (2)vào tay Trịnh Sâm, xem ra quốc vương ngài đã sợ chết đi nhiều,, tại hạ thật trăm nghe không bằng một thấy
- Muốn chết!
Một viên tướng trong điện gầm lên một tiếng
- Chậm đã!
Chiêu Nan ngăn gã lại, nói với Vũ Văn Dũng:
- Tiểu tử, quả nhân không già, ngươi không cần phải sử dụng cách khích tướng như vậy, quay về nói với Nguyễn Nhạc, tuy nước ta có thể khai chiến với nước Đại Việt, nhưng sau khi thành công, không chỉ có Thăng Hoa và Tư Nghĩa, quả nhân còn muốn một nửa trấn Thuận Hóa. Sau này khi quả nhân cần, các người phải xuất binh giúp quả nhân lấy lại đất đai.
Vũ Văn Dũng đoán trước không sai chút nào, Chiêu Nan quả thật là thẹn quá hóa giận.
Mất đi Xiêng Khoảng(3) là một nỗi nhục lớn của Chiêu Nan
Hiện tại, Vũ Văn Dũng lại đi đổ thêm chậu dầu trên đầu Chiêu Nan, ngọn lửa trong lòng hắn lập tức bùng cháy mạnh mẽ. thấy Chiêu Nan đã đồng ý, Vũ Văn Dũng cười nói
- Chỉ cần quân của ngài có thể đánh chiếm đến đâu. Đất đó chính là của ngài, vua ta tuyệt không ý kiến.
- Vậy thì cứ quyết định như thế.
- Vậy thì, tại hạ cáo từ.
Vũ Văn Dũng thong dong vái chào, xoay người nhanh nhẹn rời đi.
Bá quan trong điện cũng đi tan chầu về gần hết, chỉ còn lại Chiêu Nan và đám đại thần
Chiêu Ân, một đại thần trong hoàng thất đứng ra nói
- Hoàng thượng, đối với việc dụng binh đánh Quảng Nam, giống như cho đoạt miếng ăn từ miệng hổ. quá nguy hiểm cho Vương quốc chúng ta, Đại Việt tuy giờ đây chia năm sẻ bảy, nhưng cũng không phải thế lực mà chúng ta có thể tuy tiện đắc tội,
Chiêu Nan im lặng không nói, hắn hiểu điều Chiêu Ân nói chính là sự thật, Quang Nam, nơi có đèo hải vân chính là nơi trong yếu liên kết giữa hai miền nam bắc của Đại Việt, Trịnh Cán dốc toàn sức lực, mới đoạt được muốn đoạt từ trong tay quân Việt, thực nguy hiểm trăm lần
KhamTai(4), một viên thượng tướng quân vẻ mặt đỏ lên, đưa mắt nhìn Chiêu Ân, hỏi:
- ý ngài là Vua ta phải như con rùa rút đầu hay sao
Một viên quan văn khác cũng đứng ra nói:
Hoàng thượng, đây rõ là Nguyễn Nhạc mượn chúng ta ngăn không cho Trịnh Cán tràn vào nam, để hắn yên tâm chống lại quân Xiêm từ Chân Lạp. hoàng thượng nhất định không thể mắc mưu hắn
Khamtai lại tiến lên nói:
- Hoàng thượng, mặc dù Nguyễn Nhạc có ý như vậy, nhưng nếu chúng ta không giúp, Quân Xiêm mà thắng trận, chẳng mấy chốc cũng sẽ đến lượt nước ta. Theo ý của thần, bảo thủ chỉ có thể ngồi chờ chết, chi bằng, liên minh với nguyễn nhạc.
Chiêu Nan, giơ tay lên, nhất thời toàn bộ quần thần đều im bặt
- Các vị ái khanh, hai nước Đại Việt, Tây Sơn kiên quyết cải cách, chăm lo việc nước, thực lực quốc gia không ngừng phát triển, nhân khẩu càng ngày càng tăng, nếu Viêng Chăn ta bảo thủ, chỉ bo bo giữ mình so với hai nước kia chênh lệch càng lúc càng lớn, việc này chính là ngồi chờ chết
Chiêu Ân lại nói:
Nhưng chúng ta thực lực quá yếu, từ một quốc gia rộng lớn, giờ đã chia nhỏ thành ba vương quốc, lại luôn bị Xiêm nhóm ngó. Lấy gì luyện binh, không có binh lính trong tay lấy gì mà tranh đoạt thiên hạ cùng hai nước lớn kia, , muốn tự bảo vệ mình cũng còn khó.
Chiêu Nan trong lòng dậy sóng, thực lực là nhược điểm của quốc gia, hắn biết rõ, nhưng hắn cũng không còn cách nào, canh bạc này nguy hiểm nhưng hắn đành phải theo, bất kỳ một phương nào trong ba phương thế lực, Việt, Tây Sơn, Xiêm la lớn mạnh, vương quốc của hắn cũng chỉ còn đường chết.
Hắn đứng dậy, trầm giọng nói:
- Như vậy đi, trẫm đích thân dẫn quân chính phạt Quảng Nam, không chiếm được, cũng phải đốt phá sạch sẽ,. Khamtai theo trẫm xuất binh, các vị khác ở lại cùng thái tử giám quốc..
………………..
(1)Bồn man: là một quốc gia cổ từng tồn tại ở khu vực tỉnh Xiêng Khoảng, một phần các tỉnh Hủa Phăn đến Khăm Muộn, ở phía Đông nước Lào, và một phần các tỉnh miền Bắc Trung bộ Việt Nam (khoảng Nghệ An đến Quảng Bình). Vùng đất này từng bị chi phối, tranh giành bởi nhiều quốc gia lân cận như Đại Việt, Lan Xang, Ayutthaya và sau cùng là Pháp, và ngày nay thuộc lãnh thổ Lào. Vùng này từng nằm dưới sự bán cai trị của Đại Việt từ thời vua Lê Nhân Tông với tên gọi là Trấn Ninh , thuộc xứ Nghệ An, đến thời Nguyễn Ánh (vua Gia Long nhà Nguyễn) thì bị cắt cho Lào.
(2)Chiêu Nan: vương hiệu đầy đủ Somdet Brhat Chao Anandasena Bungmalaya Chandapuri Sri Sadhana Kanayudha Visudhirattana Rajadhanipuri Rama Lan Xang Krum Klao, tiếng Việt gọi là Chiêu Nan, là một vua của Vương quốc Viêng Chăn, trị vì từ tháng 11 năm 1781 đến tháng 1 năm 1795.
(3)Xiêng khoảng: , nghĩa là "Thành phố phía chân trời") là một tỉnh của Lào, nắm trên Cao nguyên Xiangkhouang, thuộc khu vực đông bắc của quốc gia. Trước kia thuộc Việt Nam cai trị, Tháng 3/1832, nổ ra cuộc khởi nghĩa của hơn 200 binh lính Trấn Ninh, do Trần Tứ và Đỗ Bắc lãnh đạo, nổi dậy chống nhà Nguyễn và liên kết với cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương. Những năm 1833-1834, trong chiến tranh Việt-Xiêm, người Thái tấn công Đại Nam (một trong các hướng là qua ngả Trấn Ninh), đất Trấn Ninh bị người Thái lấn dần. Khi người Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm 1893, đã dựa theo địa hình và cắt tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Xiêng Khoảng giao về lãnh thổ Lào (Ai Lao).
(4)Người Lào trước đây không mang họ. Chính quyền thực dân Pháp vào ngày 28 tháng 6 năm 1943 đã ra một quyết định do Toàn quyền Đông Dương ký, buộc người Lào phải mang họ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1944. Trong thực tế, quyết định này chỉ phát huy hiệu lực đối với tầng lớp trung lưu có giáo dục ở khu vực thành thị, còn ở khu vực nông thôn thì không có ảnh hưởng mấy. Đến tận ngày nay, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa và ở các dân tộc thiểu số, vẫn còn có những người không mang họ. cho nên trong truyện này, tên người Lào sẽ không mang họ.