Ủng hộ em đi các anh chị em, có like cho like có gì cho nấy
Lời đồn phong vương
,,,
- Báo
Một tên lính từ ngoài chạy vào quân doanh, quỳ trước mặt Hoàng Đình Thể hô lớn
- Có chuyện gì
- Tướng Quân, ngoài thành có rất nhiều người lưu truyền tờ giấy này, mười tướng quân xem
Hoàng Đình Thể vô cùng ngạc nhiên, giờ tờ giấy ra thấy bên trong viết, như thể một bài vè, đại ý là
- Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc thấy Hoàng Đình Thể bảo vệ đất đai trước bọn ma di, lập công hiển hách, hoàng đế Tây Sơn muốn mới Hoàng Đình Thể làm quan triều Tây Sơn, thậm chí phong cho tước Vương, ngang bằng với Trịnh Cán wor phương bắc,
, hai con mắt Hoàng Đình Thể trợn tròn :
- Đây là cái trò gì
Tên lính quỳ dưới đất lại nói:
- Đại soái, không biết nó xuất hiện từ khi nào, đến khi đám thuộc hạ phát hiện ra, đến bọn trẻ con cũng đã thuộc bài vè này,. Khiến cho quân tâm lung lay, dân tình hoang mang lo lắng
Sau một lúc lâu, Hoàng Đình Thể rốt cục mới phục hồi tinh thần, nói
- Vớ vẩn, Hoàng đế Tây Sơn thật biết đùa
Đám người Hoàng Đình Duệ, Hoàng ĐÌnh Khuê, Lê Thập Thí, Vũ Tá Kiên trong lòng trầm xuống, mặc kệ tin tức này truyền ra ngoài có mấy phần sựu thật, nhưng theo gió thôi đến tai Điện Đô Vương Trịnh Cán lại là chuyện khác . đây chỉ là tờ giấy lộn, nhưng nếu Hoàng Đình Thể thực sự động tâm mà quy hàng tây sơn để làm vương (1) thì một trận nội loạn cũng khó có thể tránh khỏi. còn nếu lão vẫn trung tâm với Trịnh Cán mà Trịnh Cán không tin lão thì cuối cùng cũng vẫn là hoặc bị giết hoặc làm phản, Nguyễn Nhạc ra kế này quả thật rất độc
Trong lúc mọi người đang lo lắng trong lòng, Hoàng Đình Thể bỗng cười lớn:
- Vũ Tá Kiên
- Có mạt tướng!
Hoàng Đình Thể ném tờ giấy xuống đất chỉ tay về phía cửa nói
- Đem binh sĩ đi điều tra cho ta, xem xem kẻ nào tung tin đồn nhảm
- Rõ!
Vũ Tá Kiên tuân lệnh hô lớn, sải bước ra ngoài
Đám người còn lại trong điện vaanc còn lo lắng, Hoàng Đình Khuê nói:
- Phụ soái, Chuyện này không thể xem thường, người cố nhiên quang minh lỗi lạc, không thẹn với lương tâm, thế nhưng nơi đây cách xa kinh thành, gió thổi cỏ lay, tam sao thất bản, không dám chắc trong triều đình sẽ không có gian thần gây chuyện, cho nên theo ngu ý của con, chúng ta có cần hồi kinh giải thích.
- Vớ vẩn
Hoàng Đình Thể quát lớn:
- Giải thích cái gì? Vương thượng anh minh còn trẻ mà đã làm nên cơ nghiệp, sao có thể bị che mắt như vậy, càng giải thích lại càng rối thêm. Hơn nữa, cho dù ta muốn xưng vương, đầu hàng Tây SƠn đi nữa, thì bọn chúng cũng không động được vào đất Thuận Hóa, Quảng Nam được một tấc.
Đám người trong điện đều bị lời noi của Hoàng Đình Thể dọa cho giật nảy mình . lời này mà đại soái cũng dám nói. Nên nhớ quân vương chí cao vô thượng, sợ nhất là quyền thân biên cương, nếu như vương thượng nổi lòng nghi thì chỉ có con đường bị giết, cho nên đám quan lại tuyệt không ai dám nói như Hoàng Đình Thể, tuy nhiên lão nói cũng là lời thật, kể cả lão có đầu hàng nhà Tây Sơn, thì cũng chỉ có bốn cha con lão mà thôi, bình sĩ này không phải của lão, Sau khi Trịnh Cán lên ngôi chúa đã đề ra chế đố cải cách quân sự hoàn toàn mới, đại tướng đã không còn binh quyền gì đáng kể
Cứ lấy Hoàng Đình Thể làm ví dụ mặc dù lão là Đại Quan nhất phẩm trấn thủ hai trấn, dưới trướng có hàng vạn binh mã, thế nhưng chỉ tạm thời chịu lão điều khiển mà thôi, chỉ cần Trịnh Cán lệnh cho Ngũ Quân phủ viết lệnh, thì đám quân này sẽ không còn nghe theo lão nữa, cái này chính là Trịnh Cán thêm vào nhằm chống lại sự cát cứ khi trong tay nắm binh quyền, nói cho dễ hiểu chính là, giống thời hiện đại, quân đội của một tỉnh do Chỉ huy trưởng chỉ huy chung, nhưng quyền điều động thuộc về bí thư tỉnh ủy, mà thống lĩnh lực lượng vũ trang lại là chủ tịch tỉnh, áp dụng vào thời đại này thì, chỉ huy là Hoàng Đình Thể, quyền điều động thuộc về Trịnh Cán, viết lệnh thuộc về ngũ quân phủ, phân chia quyền lực như vậy khiến mọi quyền hành tập trung vào tay Trịnh Cán, tướng lĩnh chỉ có đến khi tham chiến, cầm binh phù đến lãnh binh, mà không có quyền toàn bộ như trước
Thấy cha nói vậy, Hoàng Đình Khuê lại nói
- Hay cha để con hồi kinh, nhờ các vị đồng liêu giúp đỡ,
Hoàng Đình Thể lắc đầu nói:
- không cần, đừng nôn nóng. nếu ta không giải thích sự tình sẽ trôi qua, nhưng nếu ta giải thích có lẽ sẽ to chuyện. nói ra dù Vương Thượng không tin nhưng mà sẽ dần dần nghi kỵ, tốt nhất là không nói chi hết.
Bài vè này không cần đến mười ngày đã truyền đến Thăng Long .
Trong thư phòng,
Trịnh Cán còn đang đọc tấu chương thì một tên lính Chu Tước doanh đi đến, nhìn thấy Trịnh Cán đang cùng đám nội các đại thần thì lại có chút do dự.
Trịnh Cán buông tấu chương xuống hỏi:
- Quảng Nam có tin tức gì sao?
Tên thám báo liền dâng lên một tờ giấy
Trịnh Cán xem xong thì mỉm cười, đưa tờ giấy cho Lê Quý Đôn
- không ngờ lão già Nguyễn Nhạc còn có chiêu này
Sau khi xem xong, Lê Quý Đôn đưa cho Hoàng Đình Bảo rồi nói
- Vương thượng, quả là một kế vô cùng
Hoàng Đình Bảo và Hoàng Đình Thể đều là con nuôi của Hoàng Ngũ Phúc(2) cho nến hắn liền nói giúp:
- Vương thượng thần đối với Hoàng đại nhân, vẫn luôn tín nhiệm, thần l;ấy tính mạng ra bảo đảm Ngài ấy sẽ không tự lập vương phản bội Đại Việt
Trịnh Cán mỉm cười cho dù hắn muốn làm vương cũng không được , cải cách quân đội, chính là vì phòng ngừa đại tướng giữ trọng binh làm phản.
Nguyễn Hữu Chỉnh, đề nghị nói:
- Hoàng Đình Thể trung thành với nước tuy nhiên, khó nói trong lòng hắn không có chút ý tưởng, sau trận chiến lần này, chiến công rất lớn, Vương Thượng cần phải đề phòng một chút mới được , Hoàng Đình Bảo đưa tay ra sau vẫy vẫy, lập tức một vị quan ngự sử khác đứng dậy
- Vương thượng, thần cho rằng đã dùng là phải tin, không tin không dúng, nếu nay chỉ dựa vào một bài vè mà chèn ép Hoàng Đại nhân, tiền lệ này không thể được, nếu không ngày mai ai còn muốn ra sức cho Đại Việt ta nữa.
Trịnh Cán gật gật đầu, nói:
- Chuyện này, sẽ không cần phải nhắc lại. quả nhân tin tưởng Hoàng trấn thủ.
Kinh đô của Vương Quốc Viên Chăn
Chiêu Nam cùng đám tan quân đã chạy đến chỉ còn cách vài dặm, đột nhiên, Chiêu Nam cảm giác có điều gì khác lạ, còn đương này bình thời có rất nhiều người qua lại, vậy mà nay lại vô cùng vắng vẻ, khung cảnh này khiến hắn hơi sợ, hắn vội vã nói:
- Đi nhanh hơn nữa.
Bây giờ hắn chỉ muốn vào thành, chỉ có vào thành rồi hắn mới cảm thấy an toàn thế nhưng, khi đến cửa thành đột nhiên Chiêu Mân nói:
- Hoàng Thượng, không đúng?
- Có chuyện gì
Khamtai cũng nói:
- Hoàng Thượng, trên cổng thành
Lúc này Chiêu Nan mới nhìn lên công thành, chỉ thấy trên đó treo lủng lẳng mười mấy cái đầu, đều là thân thuộc của hắn, ở chính giữa là đầu của người vợ mà hắn yêu quý nhất. hắn trợn trừng hai mắt xiết chặt nắm tay
-Tại sao lại có chuyện này.
Chưa ai kịp trả lời hắn thì một tiếng cười đã vang lên, trên đầu thành đã xuất hiện một người, toàn thân mặc lụa là gấm vóc, người này cười lớn rồi nói:
- Chiêu Nan, người anh em, không ngờ cũng có ngày này
Chiêu Nan nhìn người đang đứng trên thành mà hai mắt gân như rỉ máu,, hắn hét lớn:
- Fay Na (3). Ngươi
Fay Na cười lớn:
- Ha Ha Ha, trẫm cho ngươi một cơ hội, một là đầu hàng, hai là ta sẽ giết sạch hoàng thất của ngươi,
- Ngươi
Chiêu Nan định nói gì đó, nhưng cổ họng như mắc nghẹn, hắn quay lại nhìn đám tướng sĩ đã theo mình đi Đại Việt, cả đám đều ăn mặc rách rưới, trên người lỗ chỗ vết thương, có lẽ ngay từ đầu hắn đã sai rồi, không ngờ hắn lại rơi vào tình cảnh như vậy, hắn biết trong lòng đám lính nghĩ gì, hiện tại họ không nghĩ gì cả, họ chỉ nhớ về quê hương gia đình họ, nhớ về những người anh em đã nằm xuống, rồi hắn quay đầu lại nhìn về phía kinh thành, ở trong đó bao nhiêu quả phụ đang chờ đợi chồng mình trở về. hắn ngay lúc này có thể ra lệnh tử chiến, và hắn tin chắc rằng, Khamtai Chiêu Mân, hay đám tướng sĩ kia cũng sẽ anh dúng mà xông lên đế người cuối cùng, nhưng hắn không thể sai thêm một lần nữa, họ xứng đáng được sống, xứng đáng được trở về với gia đình, không nhất định phải chôn vùi theo sai lần của hắn, Chiêu Nan, chỉnh lại giáp trụ, rút cây kiến nạm ngà voi ra rồi xuống ngựa, Khamtai vội chạy theo:
- Hoàng Thượng
Chiêu Nan lắc đầu:
- Đã quá muộn rồi
Hắn quay đầu chỉ thanh kiếm về phái Fay Na:
- Ngươi rồi cũng sẽ không có kết cục tốt đẹp đâu.
Nói xong, rút gươm đâm cổ tự vận. Chiêu Nan vua của vương quốc Viêng Chăn đã chết.
…………..
(1)Nguyễn Nhạc đã xưng đế nên mới có thể phong vương, còn Trịnh Cán mới chỉ xưng Điện Đô Vương tuy là người đứng đầu Nam Đại Việt, nhưng chưa có quyền đó.
(2)Hoàng Ngũ Phúc 1713–1776) là danh tướng thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở xã Phụng Công, huyện Yên Dũng (hiện nay là thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, huyên Yên Dũng, Bắc Giang, Việt Nam). Hoàng Ngũ Phúc có công lớn trong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và là tổng chỉ huy cuộc nam tiến đánh Đàng Trong, mở mang đất đai Bắc Hà tới Quảng Nam. Hoàng Ngũ Phúc xuất thân là hoạn quan, nổi tiếng là người có nhiều mưu kế. Trước ông giữ chức tả thiếu giám, sung giữ chức nội sai trong Hình phiên. Hoàng Đình Bảo là cháu nuôi ông, Còn Hoàng Đình Thể là con nuôi, cả hai đều là danh tướng.
(3) Fay na: vua của Champasak từ năm 1791-1811.