Tĩnh Tây (2)
Kinh Thành Thăng Long, Tử Cấm Thành,.
Trịnh Cán đang thiết triều hội để nghe trăm quan tâu trình việc nước. Viễ này cũng tốn khá nhiều công sức, mặc dù đã có nội các thay hắn phê duyệt phần lớn tấu chương, thế nhưng có những việc vấn phải thông qua hắn. thực sự làm hoàng đế quá sức mệt mỏi, Sau khi Trịnh Cán đánh ngã Trịnh Tông, hắn hoàn toàn nắm mọi quyền hành, công việc của hắn thực sự quá nhiều, an dân, an quân, phê duyệt tấu sớ, xử lý sự vụ, mỗi ngày hắn đều làm việc tới khuya, hắn đã có phần hơi hiểu tại sao, đám Hoàng đế thời xưa chỉ chăm chỉ được vài ngày, sau này đều trở nên ăn chơi trác tác, áp lực như vậy ai mà không muốn xả hơi
Hắn đang ngồi nghe một viên quan tứ phẩm tham tấu về một việc, liên quan đến an dân, khai khẩn đất hoang, thi hành tân chính
- Thánh triều quang minh chính đại, Năm đó gian tà tràn ngập triều cương, đầu độc thánh quân bế tắc ngôn lộ, vì vậy gian nịnh mới may mắn thăng quan tiến tước. Hôm nay Vương thượng chấp chưởng triều cương, Lê lão thượng thư, công minh liêm chính, người hiền tài đã được trọng dụng, có thể nói là hết thảy một lòng. Mọi người cùng nhau chung sức trừ đi sâu mọt trung hưng Đại Việt, khắp cả thiên hạ đều biết….
Trịnh Cán mặt dài ra còn hơn mặt ngựa, cái đám quan văn này thực sự rắc rối, hắn đưa mắt nhìn sang Lê Quý Đôn cầu cứu,
Vị quan đầu triều này vội vã hắng giọng bước ra:
- Khải bẩm vương thượng, vị này là Tòng tam phẩm, Trung Nghị đại phu, mới được nội các bổ nhiệm không lâu,
Trịnh Cán gật đầu nói tiếp:
- Được lời khanh nói rất có lý vậy, các khanh xem cử ai đứng đầu lần khai khẩn đất hoang và di dân lần này.
Trong đám Đô sát viện Ngô Trung Quân bước ra:
- Vương thượng, thần tiến cử Hữu phó đô ngự sử, Đinh Khắc Hùng, làm Tuần Phủ Nghệ An, trực tiếp thi hành di dân lần này.
Đoàn Thụ cũng bước ra :
- Vương thượng, Đinh Khắc Hùng, làm quan cẩn trọng, công bình chính trực, có tiếng trong triều, xử lý sự vụ không hề nóng vội thật sự có thể nói là hết sức cẩn thận dè dặt.
Lời này của Đoàn Thụ nói ra sao mà Trịnh Cán lại không hiểu, bề ngoài thì có vẻ như Đoàn Thụ đang khen ngợi Đinh Khắc Hùng nhưng Trịnh Cán nghe biết huyền cơ, sao không nhận ra rằng, Đoàn Thụ có ý nói, vị Đinh Đại nhân này, tuy rằng làm quan công chính, nhưng lại ngại va chạm, nội bốn chữ cẩn thận , dè dặt đã đủ thấy Đinh Khắc Hùng chỉ thích hợp làm ở đô sát viện, Tuần phủ hơn nữa lại kiêm phụ trách di dân, phải là người quyết đoán tháo vát, ý của Đoàn Thụ chính là tay Đinh Khắc Hùng này không hợp.
Trịnh Cán suy nghĩ một lát rồi nói:
- Vậy được rồi. việc này cứ để nội các bàn luận thêm, ngày mai tâu lên quả nhân là được.
Xong việc di dân lại có một người nhảy ra, lại là một viên quan ngự sử khác của ngự sử đài, Ngự sử trung thừa, Nguyễn Văn Hóa
- Bẩm Vương thượng, thần muốn tham tấu một người
Vừa nghe thấy hắn nói xong, đám quan lại xung quanh đã sụ mắt lắc đầu, thậm chí có kẻ còn ác ý lầm bẩm “ ngự sự chó điên” . chửi thì chửi, không vui thì không vui, nhưng vẫn phải để cho hắn nói, dù sao thì triều đình cũng cho phép bọn chúng theo bóng mà bắt hình, không có việc gì làm thậm chí họ còn tham tấu Trịnh Cán chơi nữa cơ mà:
Trịnh Cán cũng có hơi ngán ngẩm, nói:
- Nguyễn khánh muốn tham tấu ai:
- Thần muốn tố cáo Trấn Thủ An Quảng, Hoài Viễn tướng quân Tề Phúc Hầu Bùi Danh Toại.
- Ặc
- Tề phúc Hầu công trung với nước, hơn nữa lại là con trai của danh thần thời tiên vương còn tại vị chẳng hay khanh tố cáo hắn tội gì.
Đám quân thần xung quanh hết sức xem thường, chẳng phải ông chú vợ ngươi chống lại lệnh, bị Bùi Danh Toại chém đầu hay sao, việc này hắn đúng hoàn toàn, ngươi lại đem công đi báo thù tư, Nguyễn Văn Hóa mặc kệ lời xì xào lão vẫn nói:
- Khải tấu Vương thượng, vi thần tham tấu Hoài viễn tướng quân, trấn thủ An Quảng, tề phúc Hầu Bùi Danh Toại phạm vào mười tội. Tội thứ nhất thân là phụ thần, Chuyen quyền lộng hành, tội thứ hai là kết bè kết đảng, vì tình riêng mà trái pháp, tội thứ ba tham ô tiền tài, bỏ vào túi riêng, tội thứ bốn cầm giữ triều chính, khi quân phạm thượng...
Hộ Bộ Thị Lang Bùi Thế Cơ, họ hàng với Bùi Danh Toại gằn giọng quát:
- Nói nhăng nói càn! Tổ tiên Hầu gia là nguyên lão ba triều, trọng thần được tiên đế Ghi tên vào cờ Thái thường(1), bản thân hầu gia trung thành cảnh cảnh, hơn hai năm qua trung thành hết dạ, thành tích quá rõ ràng. Ngươi lại dám ngậm máu phun người, vu khống trắng trợn, quả thật không thể nào nhịn được. Thần xin Vương Thượng trị Nguyễn Văn Hóa tội bêu xấu đại thần, họa loạn triều cương!
- Trị tội y!
Một số vây cánh Bùi Danh Toại trong triều cũng đứng ra nói giúp
Tả Đô ngự
- Còn nói hắn không có kết bè kết đảng, hôm nay Nguyễn Ngự Sử chỉ dâng một đạo tấu chương lập tức quần tình sôi trào, đây còn không phải là bè đảng hay sao? Lão thần tán thành với Nguyễn Ngự Sử,
- Bùi Danh Toại quyền thần hại nước, khi quân phạm thượng, quả thật tội không thể tha được! Xin Vương thượng minh giám, gần hiền thần xa tiểu nhân!
Trịnh Cán cười khẩy, đám này còn định ra điều kiện với mình, nhưng qua chuyện này hắn cũng nhận ra rằng, triều đình phân hóa sâu sắc hơn mình tưởng, có lẽ cần phải mạnh tay một chút, hắn đảo mắt một vòng rồi dừng lại ở chỗ Lê Quý Đôn:
- Lê ái khanh, khanh nói phải làm thế nào bây giờ:
Lê Quý Đôn cười khổ, Vương thượng, người lại làm khó ta:
- Vương thượng, thần đề nghị, gọi Bùi Danh Toại từ An Quảng trở về, đối chất, đông thời đổi người khác làm trấn thủ An Quảng;
Trịnh Cán gật đầu ngay
- Được, cứ theo ý khanh
-Hả
Đám quan viên được một phen trố mắt, tuy biết rằng Lên Quý Đôn được sủng ái nhưng không đến mức nói thay trấn thủ là Vương thượng thay luôn chứ. Vậy cũng quá là yêu nghiệt đi,\
Phía dưới Vương Tổ Hiền đột nhiên nhận ra điều gì lão hết nhìn Trịnh Cán lại nhìn Lê Quý Đôn rồi dậm chân thở dài:- bị lừa rồi
Nhìn vẻ mặt của lão Trịnh Cán cười thầm, muốn chơi ta ư, lão vẫn còn kém. Thực ra Chu tước doanh đã biết được hôm nay đám ngự sử sẽ tấu chươn chuyện này, nên hắn nhân cơ hội, này điều Bùi Danh Toại về kinh có nhiệm vụ khác cho hắn, còn trấn thủ An Quảng cứ để cho người khác làm.
- Bãi triều
……….
Ngồi ở hậu điện cùng đám người Lê Quý Đôn, Hoàng Đình Bảo, Phạm Ngô Cầu… Trịnh Cán thở dài”
- Ta thấy làm vua mệt quá
Phạm Ngô Câu vội nói:
- Vương thượng, từ khi ngài chấp chưởng triều cương, thì liên thi hành tân chính, yêu dân như con, chí ít chính là một vị minh chúa cổ kim ít người sánh kịp…
- thôi thôi thôi
Trịnh Cán xua tay,
- Quả nhân không muốn nghe mớ từ ngữ đó. Hôm nay ta gọi các khanh là có chuyện quan trọng.
Hoàng Đình Bảo nói:
- Vương thượng, tình báo có tin gì sao
Trịnh Cán gật đầu:
- Hoàng Đình Quyết báo về Quân của Nguyễn Khắc Tuân đã tiến đến Tĩnh Tây, chuẩn bị Đại Chiến với Lý Thị Nghiêu tai Lệ Giang,
Đinh Tích Nhưỡng suy nghĩ một lát rồi nói:
- Thành Tĩnh Tây nằm phía bên kia Lệ Giang, quân lính làm sao có thể an toàn vượt sông mà sang được, Nguyễn Khắc Tuân quá liều lĩnh.
Trịnh Cán suy nghĩ rồi đáp:
- Không, chỉ cần tên nguyễn khắc tuân không ngu, hắn nhất định sẽ bỏ Tĩnh Tây mà đi vòng xuống dưới đánh Bách Sắc rồi từ đó đánh vào Đức Bảo.
…………………….
Quả thực Nông Quốc Sơn cũng nghĩ như Trịnh Cán, thế nhưng hắn lại không đủ dũng khí để quyết định, sau khi thu thập rất nhiều tin tình báo, hắn quyết định án binh bất động, đợi đại quân của Nguyễn Khắc Tuân tới hội họp, lúc này gió tuyết rất lớn, nhắm chừng Ô Đại Kinh cũng không liều lĩnh tiến lên. Suốt mười ngày cả hai bên đều án binh bất động. năm ngày sau đó hai bên đều đã tập kết đầy đủ binh lực, phía Đại Việt, gồm có 15 vạn quân và hơn hai mươi vạn dân phu, bên Vân Nam quý châu, Lý Thị Nghiêu cũng soái lĩnh 20 vạn quân, trong đó có hai vạn thủy quân đóng dọc Lê Giang, hai bên có qua lại vài trận nhỏ thăm dò, thương vong không đáng kể, tháng mười năm đó Tiết trời ngày càng lạnh giá, giữa tháng mười sau một trận bão tuyết, Lệ Giang bất ngờ hoàn toàn đi vào thời kỳ băng giá. Thủy quân của nhà Thanh liền mất đi tác dụng. Đầu tháng mười một, mặt sông hoàn toàn đóng băng, không chỉ người ngựa có thể đi, còn có thể dùng xe nặng xe trượt vận chuyền quân tư. Nguyễn Khắc Tuân quyết định không chờ thêm nữa. thời điểm trước hắn thực hiện chính sách an dân, lúc này chính là tiến đánh,
Trưa hôm này, hắn đã bắt đầu cho người đi kiểm tra lại vũ khí trang bị, các loại khí giới. sẵn sàng quyết chiến với quân Thanh
……………
(1)Cờ Thái Thường: Dùng để ghi tên các vị công thần, một vinh dự đặc biệt thời Lê Trịnh.