Nếu không phải tất cả nông dân đều có thể tham gia lao động tập thể lấy công điểm để được chia khẩu phần ăn, chỉ sợ Khương Chi Tử cũng không chịu đựng được đến ngày Khương Chi trọng sinh đến đây, có lẽ cô ta đã chết đói với đứa con trong bụng rồi.
Nhưng bởi vì thanh danh không tốt nên Khương Chi Tử bị phân biệt đối xử, mỗi lần phân nông cụ xuống ruộng làm việc thì cô ta đều bị phân cho nông cụ không tốt, nên mỗi lần ra ngoài lao động đều phải trực tiếp sử dụng đôi bàn tay non mịn để làm.
Trước kia cô ta chưa từng làm những việc nặng nhọc, vì vậy mỗi ngày cô ta lao động cũng rất hữu hạn, một ngày làm việc chỉ kiếm được hai ba công điểm là nhiều, khó khăn lắm mới duy trì được no ấm cho mình.
Chẳng qua cách làm việc tính công điểm cũng dần bị bãi bỏ.
Khương Chi Tử và con trai của mình phải sống những ngày tháng đói rét.
Đối mặt với những khó khăn đó, Khương Chi Tử đã đánh mất đạo đức cơ bản nhất, cô ta chỉ muốn mình được sống.
Khi con người chịu đói đến một mức độ nào đó, thường sẽ nghĩ đến cách cực đoan nào đó hòng có được lương thực.
Khương Chi Tử không dám công khai ăn cướp nhưng cô ta dày mặt đi khắp nơi trong thôn, những thứ như bí ngô, khoai lang, bắp của hàng xóm đều có thể bị cô ta tiện tay lấy đi.
Cứ như vậy, mọi người trong thôn càng chán ghét Khương Chi Tử hơn, đến mức độ cô ta đụng mặt ai cũng bị người ta thóa mạ.
Dưới tình trạng bị mọi người kỳ thị, chửi rủa và áp lực dư luận nhưng Khương Chi Tử vẫn có thể sống thật khỏe, đây chính là sự may mắn do cô ta dày mặt và ích kỷ mà có được.
Người khác mắng cô ta, cô ta mắng ngược lại, đánh cô ta, cô ta cũng có