Khương Chi âm thầm tắc lưỡi với vật giá quá rẻ ở thập niên 80 này.
Cô đưa cho cô gái một tờ mười đồng.
Cô gái chủ sạp hàng thối tiền lại cho cô, cuộc mua bán này xem như xong rồi.
Khương Chi bưng cái chậu tráng men lên, sau đó cô tiếp tục đi mua mười lăm cân gạo và mười lăm cân mì, vì cô không có phiếu lương thực nên phải mua với giá cả hơi cao hơn bình thường, một cân gạo đã hai hào rồi, một cân mì thì hai hào tư, vì vậy cô đã trả tổng cộng sáu đồng sáu.
Lúc đi ngang qua quầy thịt, cô dứt khoát bỏ ra một khoảng tiền “khổng lồ” là sáu đồng mua ba cân thịt ba chỉ.
Đản Tử quá gầy, một đứa bé bốn tuổi chỉ có da bọc xương, phải bồi bổ cho cậu bé nhiều hơn.
Vì vậy chuyện mua sắm này không hề dừng lại, vì ngoại trừ đồ ăn ra, cô còn phải mua thêm dầu, muối, tương, dấm, đường, hành, gừng, tỏi, trứng gà, các loại đồ dùng hàng ngày như đèn dầu… Mấy thứ lẻ tẻ cộng lại cũng tốn không ít tiền, cũng may chủ quán đã cho cô một cái túi dệt, Khương Chi có thể khiêng trên vai mà di chuyển dễ dàng hơn.
Cứ như vậy, Khương Chi vừa xách trên tay vừa khiêng trên vai, rất giống một người chạy nạn.
Cuối cùng cô còn bỏ ra một hào để mua xâu kẹo hồ lô rồi bắt đầu quay về nhà.
Thế nhưng cô đã đánh giá bản thân mình quá cao, mới rời khỏi trấn Đại Danh được mười mấy mét, Khương Chi đã thở hồng hộc, chỉ có thể đặt túi dệt xuống, nghỉ mệt.
Khương Chi đấm vào cái vai đã ê buốt của mình, nhíu chặt lông mày.
Cơ thể này của cô quá kém, để khiêng được mớ đồ vật này về đến nhà là một chuyện vô cùng khó khăn.
Lúc này, có một ông cụ đánh xe lừa vào thôn.
Hai mắt Khương Chi sáng