Vụ tai nạn đuối nước qua đi, cuộc sống của Kiều Anh lại trở lại bình thường.
Thiếu lo việc bao đồng, cô nhiều thời gian bên gia đình hơn.
Này không hôm nay nhà cô chào đón một thành viên mới.
Chị cô mong đợi cún con hồi lâu cuối cùng cũng đã "ra ràng".
Ở nông thôn nuôi chó chủ yếu là để trông nhà nên không có nhiều chú ý như chó nuôi trên thành phố.
Tuy vậy, chị cô vẫn nhờ bố cô làm cho một cái ổ chó bằng rơm.
Dù không quá thích chó nhưng Kiều Anh vẫn cống hiến bộ quần áo cũ để lót ổ.
Chuông tan học vừa vang lên, chị cô đã vội vã về nhà.
Kiều Anh hứng thú thiếu thiếu đi cùng Thủy với Hoa về nhà.
Đúng vậy, bạn nhỏ Hoa đã chính thức nhập học trở thành bạn học với Kiều Anh.
Trong làng Hoa thân với Kiều Anh nhất nên lúc nào cũng theo bên cạnh, làm Thủy bất mãn hồi lâu.
Kiều Anh đối với người suýt hại cô sang thế giới bên kia sao có thể thân thiết được.
Hoa cũng im bặt không nhắc đến vụ việc ngày hôm đấy làm Kiều Anh càng không thích.
Cô không cần báo đáp gì nhưng một tiếng cám ơn cũng nên được nhận chứ, đúng không?
Thủy cũng hứng thú với chó nên tỏ vẻ muốn đến nhà Kiều Anh chơi.
Kiều Anh gật đầu rồi hỏi lại Thủy: "Tớ nhớ cậu thích mèo cơ mà?"
Thủy cười hắc hắc mấy tiếng rồi mới trả lời: "Tớ không thể tay trái ôm mèo tay phải dắt chó được sao?"
Kiều Anh trợn trắng mắt nói: "Còn trái ôm phải ấp nữa.
Tớ không lòng tham như cậu, tớ đây chỉ chung tình với mèo thôi."
"Còn nói chỉ thích mèo, năm ngoái cậu còn bảo thích nhất con thỏ cơ.
Bảo giống thỏ ngọc của Hằng Nga, cậu mới là người thay lòng đổi dạ." Thủy không chút nể tình vạch trần quá khứ của bạn thân.
Kiều Anh gãi gãi đầu, hồi nhỏ cô thích thỏ sao? Nhớ đến thỏ con trắng muốt đáng yêu, lại nghĩ đến món thỏ quay giòn rụm.
Kiều Anh lặng lẽ nuốt nước bọt, cô nghĩ hồi bé cô thích thịt thỏ hơn.
Về đến nhà, đã thấy chị cô ngồi xổm bên ổ chó, bên trong đang nằm một chú cún con.
Chắc phải rời xa mẹ nên chú cún con buồn bã ỉu xìu.
Thủy cũng ngồi xuống bên cạnh chị cô, thử đưa tay chạm vào người nó, nó cũng không phản ứng.
Lúc này Thủy mới dám bế nó ra khỏi ổ.
Chú cún con thuộc giống chó Cỏ, toàn thân được phủ lông vàng, mõm màu đen, tai nhọn.
Vẫn còn bụ sữa nên nhìn khá đáng yêu.
Thủy yêu thích không buông tay.
Kiều Anh nhìn thoáng qua con chó rồi vào nhà cất cặp sách.
Bố mẹ cô đang nấu cơm ở dưới bếp, Kiều Anh chạy xuống xem trưa nay ăn gì.
Mẹ cô ghét bỏ đuổi cô ra khỏi bếp.
Cô đành buồn bực rời đi, thấy Thủy vẫn ôm chú cún, Kiều Anh gãi cằm đề nghị: "Hôm nay ở nhà tớ ăn cơm đi!"
Thủy nhanh nhẹn thả chó vào ổ rồi lắc đầu trả lời Kiều Anh: "Không được, tớ phải về nhà ăn cơm." Dù chơi rất thân với Kiều Anh nhưng ăn cơm nhà bạn Thủy vẫn không dám.
Sau đó như một trận gió chạy ra khỏi nhà Kiều Anh.
Kiều Anh sờ mũi chột dạ, cô cũng chỉ định trêu đùa Thủy chút thôi.
Không ngờ cô nàng này phản ứng mạnh như vậy.
Chị cô ngắm đủ chú cún con mới đi rửa tay ăn cơm.
Trong bữa cơm, Kiều Anh mẫn cảm thấy không khí là lạ giữa bố mẹ cô.
Hai người hôm nay không tương tác gì với nhau.
Sáng nay hai người vẫn bình thường mà.
Cãi nhau? Hiếm thấy nha!
Tri kỷ như Kiều Anh đương nhiên sẽ là người hòa giải rồi.
Đợi ăn cơm xong cô cũng không đi ngủ trưa mà ngồi lại cạnh mẹ cô.
Thấy bố cô đứng dậy đi ra bàn uống nước, cô mới nhỏ giọng hỏi mẹ cô: "Bố mẹ làm sao vậy?"
Mẹ cô liếc nhìn bố cô một cái rồi quay sang trả lời Kiều Anh: "Bố con muốn lên Hà Nội đi làm." Nghề mộc công việc không ổn định lúc có lúc không.
Giờ không có người làm nên bố cô đã thất nghiệp được cả tuần nay.
Bố cô không chịu nhàn hạ vẫn đi bắt cá về cho mẹ cô bán.
Tuy cũng kiếm được tiền nhưng chỉ đủ ăn không tích góp được nhiều.
Trai tráng trong làng cô đều lần lượt rời quê lên Hà Nội kiếm ăn, thu về cao hơn bố cô ở quê.
Bố cô cũng chỉ mới hơn ba mươi tuổi trong người vẫn còn có hoài bão làm giàu.
Bố mẹ cô lại đã quyết tâm cho hai chị em cô ăn học đến cùng, nên nhân lúc còn tuổi trẻ bố cô muốn xông pha một lần.
Nhưng mẹ cô lại lo lắng bố cô lần đầu xa nhà, trời xa đất lạ lỡ có chuyện gì cũng không ai giúp được.
Một người muốn đi một người phản đối thế là thành chiến tranh lạnh.
Kiều Anh thở dài, mẹ cô không có khả năng ngăn cản được bố cô.
Bố cô không những đi mà còn đi tận mười năm luôn.
Đúng là kiếm được tiền nhưng mà phải đánh đổi bằng sức khỏe.
Bố cô không có bằng cấp gì, chỉ tìm được công việc khuân vác nặng nhọc.
Kiếm được chẳng bao nhiêu mà sức khỏe ngày càng yếu, về già còn bị đau lưng với thấp khớp nữa.
Cô thấy không đáng giá.
Nhưng bố cô giờ vẫn đang ảo tưởng đất Hà Nội có tiền cho ông nhặt đâu.
Khuyên bây giờ là vô dụng.
Cứ để cho xã hội dạy ông làm người, lúc đó khuyên may ra ông mới nghe.
Kết quả đã định phản đối làm gì chỉ làm tình cảm rạn nứt.
Nghĩ nghĩ Kiều Anh khuyên mẹ cô: "Con nghĩ bố con đã quyết tâm đi rồi thì mẹ có cản bố vẫn