Kiều Anh không muốn oan uổng ai.
Có thể là cô buồn lo vô cớ.
Nhưng vấn đề gì ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình cô, cô sẽ bóp chết nó từ trong trứng nước.
Kiều Anh mỉm cười hỏi bố cô: "Sao bác bán hoa quả lại cho nhà chúng ta quần áo vậy?"
Mẹ và chị cô lúc này cũng không xem quần áo nữa mà đều quay sang nhìn bố cô.
Trước ba đôi mắt nhìn như vậy bố cô đột nhiên vỗ trán nói: "Quên kể cho mấy mẹ con, chị bán hoa quả là chủ quầy hàng nơi nhà mình nhập hàng.
Hoa quả ở đấy chất lượng tốt mà giá cả thấp hơn so với quầy hàng khác." Sau đó nhìn mẹ cô nói: "Chị chủ nhận anh vào làm thuê trong quầy hàng.
Mỗi ngày được trả hai mươi nghìn, bao bữa sáng.
Thấy anh làm việc chăm chỉ nên rất quý anh.
Nghe nói nhà mình có hai cô con gái nên mới mang quần áo cũ của con chị ấy cho nhà mình.
Anh định nói chuyện này qua điện thoại nhưng em chẳng bảo phí điện thoại cao cần nói ngắn gọn sao, nên anh không nói."
Kiều Anh cho bố cô một cái xem thường, chuyện quan trọng thế mà lại sợ mất phí điện thoại.
Chưa kịp hỏi tiếp thì mẹ cô đã cười lạnh nói: "Hóa ra là lỗi của em à?"
Bố cô là đầu gỗ cũng biết mình nói sai rồi vội vàng nhận lỗi: "Không phải lỗi của em mà là anh sai." Sau đó bố cô giải thích: "Lúc trước mang tiền lên Hà Nội, đến nơi mới biết được chỗ ở trọ rất hỗn loạn.
Một nhà trọ có mười mấy hai mươi người ở, anh cầm tiền trong người cứ lo lắng bị trộm mất, mấy ngày không dám ngủ." Đây là điều bố cô luôn giấu, sợ ba mẹ con cô lo lắng.
Thấy ba mẹ con nhìn mình ông lại tiếp tục nói: "Sau lại đi tìm hiểu được nơi nhập hàng, anh nghĩ cứ đổi tiền thành hoa quả gửi về cho em cho an toàn.
Nhưng tiền anh mang đi cùng với tiền anh kiếm được chỉ đủ ba lần nhập hàng.
Lúc đấy lại không ai về quê để nhờ gửi tiền lên.
Nên anh nghĩ cách nợ tiền hàng với chị chủ quầy hàng.
Nhưng anh và chị chủ không thân cũng chẳng quen, ai lại cho anh nợ tiền nên anh tìm cách để chị chủ nhận anh vào làm thuê.
Có tầng này quan hệ, lúc nợ tiền hàng cũng dễ dàng hơn." Nhưng chung quy việc này không được sáng rọi trái với bản tính thật thà của ông nên ông không dám nói với vợ con.
Kiều Anh nghe xong vẫn có điều khó hiểu liền hỏi: "Bố có thể về quê lấy tiền mà."
Bố cô lại ngại ngùng lên: "Bố sợ về bị người ta bảo là quỵt nợ không trả tiền.
Hôm nay chị chủ bảo về bố mới dám về."
Kiều Anh không còn gì để nói.
Sự thật cách xa tưởng tượng của cô cả vạn dặm.
Làm cô sợ bóng sợ gió một hồi.
Mẹ cô lúc này nào còn giận dỗi gì bố cô nữa.
Bà lo lắng hỏi: "Giờ còn thiếu bao nhiêu tiền hàng nữa? Lúc đi anh nhớ cầm tiền mang trả cho người ta."
Bố cô thế mà lại ngẩng đầu ưỡn ngực lên nói: "Anh trả hết rồi."
Ba mẹ con cô kinh ngạc nha, ai vừa rồi vì có thể nợ tiền hàng đến chiêu làm con tin đều nghĩ ra được.
Vậy mà chỉ trong chớp mắt lại nói trả hết nợ rồi.
Thấy ba mẹ con cô không tin bố cô cười xán lạn nói: "Anh tìm thêm một công việc mới." Sau đó Kiều Anh biết được bố cô không chỉ làm dân khuân vác giờ lại kiêm chức bán than.
Đúng vậy, công việc mới bố cô tìm được là bán thán tổ ong dạo.
Chẳng là, bố cô làm khuân vác trong quầy hàng từ hai giờ đến bảy giờ sáng.
Còn lại thời gian là tự do.
Bố cô người mang nợ nần trong người đâu chịu ngồi yên.
Ông đi tìm việc làm kiếm thêm thu nhập.
Sau đó ông nhìn thấy thương cơ.
Hà Nội chẳng phải đang mùa đông sao, nhu cầu rất cao than để sưởi ấm và nấu nướng.
Rất trùng hợp làng cô có người làm nghề đúc than tổ ong.
Bố cô theo chân người làng đến cơ sở làm than rồi mua than của người ta mang đi bán.
"Mỗi một viên có thể lợi nhuận hai trăm đồng đấy.
Bố một buổi chiều có thể bán được năm mươi đến tám mươi viên." Bố cô vô cùng tự hào nói cho chị em cô.
Kiều Anh mới không thấy tiền sáng mắt đâu, làm nghề than độc hại lại nặng nhọc chứ sung sướng gì.
Cô khuyên bố cô: "Than rất độc hại cho sức khỏe, bố làm trong quầy đã vất vả rồi.
Tiền kiếm nhiều cũng không bằng sức khỏe của mình." Mẹ cô cũng lo lắng lên vội khuyên can, nhưng bố cô lại có lập luận riêng: "Bố chỉ chở than đi bán thôi.
Mất chút sức lực, còn thời gian