Chính trực mùa hè nên cho dù là buổi chiều mặt trời vẫn rất chói chang.
Cũng may đoạn đường từ quê lên huyện vẫn giữ lại hai hàng nhãn già.
Bóng cây xòe ra râm mát cả con đường.
Đến huyện thành cây cối ít đi nhường chỗ cho những ngôi nhà ngói cao tầng san sát mọc lên.
Mấy năm nay huyện cô cũng có bước chuyển mình rõ rệt, từ huyện nghèo thành khá giả trong tỉnh.
Nhà cô nằm trong ngõ, tuy không bằng mặt đường phồn hoa náo nhiệt nhưng nó lại thích hợp để người nhà sinh sống hơn.
Khác với những hàng xóm xung quanh trồng nhãn trồng vải trong sân ngoài cửa, nhà cô toàn trồng hoa với cây cảnh.
Kiều Anh không phải người theo chủ nghĩa lãng mạn nhưng cô lại rất thích hoa cỏ.
Trước kia điều kiện không cho phép cô theo đuổi sở thích này.
Nhưng không phải giờ nhà cô có chút tài sản sao nên cô cũng tùy hứng lên.
Lúc trước nhà cô làm tường vây cô năn nỉ ỉ ôi bố cô mua cho cô cây hoa hồng leo về trồng bên cạnh.
Mấy năm qua đi hoa hồng leo giờ đã bò khắp hàng rào và cổng nhà.
Đến mùa hoa nở rộ ai ngang qua đều khen đẹp.
Hôm qua hai chị em cô rời nhà hoa còn chưa có nở, hôm nay vừa thấy hoa đã nở cả rồi.
Cảnh đẹp làm hai chị em dừng chân ngắm nhìn chậm chạp không có vào nhà.
Mẹ cô đứng trên lầu hai nhìn hai đứa con ngoài cổng.
Bà vội chạy xuống mở cửa còn không quên cằn nhằn: "Về đến nhà không vào còn đứng ngẩn người ra đấy làm gì?"
Hai chị em hắc hắc cười đi theo mẹ cô vào nhà.
Trên xe chở khá nhiều đồ nên dắt xe Kiều Anh có chút khó khăn.
Mẹ cô thấy vậy vội ôm bớt đồ trên xe xuống nhỏ giọng hỏi: "Sao hai đứa mang nhiều đồ về thế này?" Giờ trong nhà còn có ba người nhiều rau quả thế này ăn sao hết.
Kiều Anh cũng hơi chột dạ, cô định lấy lòng bố mẹ để mở miệng xin trợ cấp cho thuận lợi.
Không ngờ lại biến khéo thành vụng đành phải nói: "Đều nhà mình trồng ra không ăn hết mẹ cho hàng xóm cũng được mà."
Quê cô nhà nào chẳng có vườn rau, thiếu loại nào sang hàng xóm xin là được.
Trên huyện thành đất ở còn ít huống chi là đất trồng rau.
Nên rau quê không hóa chất độc hại được hoan nghênh là điều đương nhiên.
Mẹ cô cũng không phải keo kiệt gì người nên gật đầu đồng ý.
Ba mẹ con mỗi người một túi ôm rau quả vào phòng bếp.
Mất chút thời gian ba mẹ con mới sắp xếp gọn gàng chúng được.
Rửa tay sạch sẽ ba mẹ con ngồi ở phòng khách mẹ cô lên tiếng hỏi: "Lần này con về nhà có việc gì thế?"
Hiểu con không ai ngoài mẹ, Kiều Anh hôm trước mới về quê hôm sau đã trở lại, không có việc gì ai tin.
Kiều Anh chỉ phải kể khổ mong bố mẹ khôi phục trợ cấp hàng tháng cho mình.
Mẹ cô lại không có đồng ý ngay mà quay sang hỏi em trai cô: "Chị con nói này là sự thật?"
Bảo Anh nghe được em mèo mang bầu cũng ngu ngơ quay sang giận dỗi hỏi lại chị cậu: "Chuyện lớn thế này sao chị không nói với em?"
Kiều Anh cũng vẻ mặt ngốc cô thế nhưng quên chưa nói chuyện này với Bảo Anh.
Quên thì quên đi cũng không phải chuyện gì to tát, cô đúng lý hợp tình nói: "Nói cho em thì có tác dụng gì, em có thể giúp chị chăm sóc mèo hay chi tiền mua đồ cho nó?"
Nghèo đến không xu dính túi Bảo Anh hoàn toàn yên lặng.
Trong nhà vừa nghèo lại địa vị thấp như cậu vẫn là ở một góc an tĩnh đi thôi.
Mẹ cô lẳng lặng nhìn sóng ngầm của hai đứa, thấy con trai bại trận bà cũng không can thiệp.
Trẻ nhỏ sao phải trải qua chút đả kích mới trưởng thành