Sau khi ăn xong, theo thường lệ Kiều Anh đi ngủ trưa.
Đến hơn hai giờ chiều, cô mới tỉnh dậy.
Mẹ cô đã ở ngoài vườn rau chuẩn bị mọi thứ đầy đủ cho việc nhân giống.
Kiều Anh nhìn ngoài trời nắng vẫn còn khá gắt, sợ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây non sau này.
Cô đề nghị với mẹ cô chiều muộn mới triết cây.
Mẹ cô thấy khối lượng công việc không nhiều, làm sớm hay muộn cũng không sao cả, bà gật đầu đồng ý.
Kiều Anh sợ nắng cháy da mặt nên vào nhà tìm nón lá đội lên.
Hai mẹ con cô đi vào trong vườn, rau nhà cô mới hái hai ngày trước giờ mới mọc lại được chút ít.
Kiều Anh không động chạm đám rau dưa này, cô đang chú ý đến những cây ăn quả.
Bố cô thích trồng cây ăn quả.
Theo lời ông nói trẻ trồng cây đến tuổi già sẽ có quả để ăn.
Nhưng đó là chuyện phải lâu lắm về sau.
Giờ chúng nó chỉ là những cây non, ngày kết quả lại xa xa không hẹn.
"Con thấy mấy cây bố trồng có thể di dời ra các góc vườn." Kiều Anh quay sang nói với mẹ cô.
Bố cô trồng cây không theo quy hoạch nào cả.
Lộn xộn lại chiếm diện tích.
Trước kia kệ nó tự do sinh trưởng không sao, giờ phải dọn dẹp ra khoảng trống để trồng hoa thiên lý.
Mẹ cô cũng ghét bỏ mấy cây này từ lâu, nên không do dự gật đầu: "Tối về mẹ sẽ bảo bố con."
Kiều Anh biết trồng hoa thiên lý không phải một sớm một chiều là có thể thu hoạch được.
Cô vẫn là muốn trồng xen mấy giống khác, tránh cho đất để hoang.
Nghĩ nghĩ, cô nói: "Sắp đến mùa đông rồi, chỗ trống này bố mẹ có thể trồng vào mấy loại rau chịu lạnh được.
Ăn không hết thì mang đi bán." Cô không dám nói quá kỹ chủng loại rau mùa đông.
Tại cô không nhớ thời điểm này mấy loại như bắp cải, xu hào gì đó đã phổ biến chưa.
Mẹ cô cũng không có gì dị nghị cả, coi như ngầm đồng ý.
Đến hơn bốn giờ chiều, thấy không khí dịu mát hơn, mẹ cô quyết định nhân giống cho cây.
Quá trình làm việc đơn giản, Kiều Anh không phải động tay chân.
Không đến một giờ mẹ cô đã hoàn thành.
Giờ chỉ chờ rễ cây mọc ra nữa là có thể trồng.
Không chờ đến rễ cây mọc ra, vụ gặt nhà cô đã tới rồi.
Sáng sớm khi mặt trời vừa mới lên, Kiều Anh cùng chị cô ra ngoài đồng gặt lúa với bố mẹ cô.
Nhìn cánh đồng lúa chín trước mặt, cô thổn thức không thôi.
Mới thời gian trước ở hiện đại cô và bố mẹ cô cũng ra thăm đồng ruộng.
Không phải để xem lúa hay hoa màu.
Mà là giám sát người ta đo đạc để chờ tiền đền bù.
Đúng vậy, ở tương lai hai mươi năm sau cả cánh đồng này đều đã được quy hoạch xây dựng khu công nghiệp.
Cùng dự án con đường quốc lộ chạy qua cắt đôi cánh đồng làng cô làm hai nửa.
Không còn những dải lúa chín vàng chạy dài nhìn không thấy cuối như bây giờ.
Kiều Anh nhìn trên những thửa ruộng, từng nhóm người đang khom lưng gặt lúa.
Ở nông thôn vào những ngày mùa, cả người lớn và trẻ em đều phải ra đồng làm việc.
Không có khái niệm sức lao động trẻ em ở đây.
Cả một năm chỉ trông chờ vào hai vụ lúa, nên người nông dân rất trân trọng thành quả lao động của mình.
Người lớn đi đằng trước cắt lúa, bó lúa trẻ em nhỏ tuổi đi đằng sau nhặt những bông lúa bị rơi lại đằng sau.
Họ vừa cười nói làm việc, trên khuôn mặt họ không hề có dấu vết của sự mệt mỏi.
Từ nhà ra đến ruộng lúa nhà cô phải đi hơn mười phút.
Ra đến nơi, bố mẹ cô đã gặt được không ít lúa rồi.
Hai chị em chào hỏi bố mẹ xong, định lội xuống ruộng gặt lúa thì mẹ cô ngăn cản.
"Anh Anh ở trên bờ thôi! Người đã cao bằng cây lúa đâu mà đòi lội ruộng thêm phiền ra." Mẹ cô ghét bỏ ra lệnh.
Kiều Anh giật mình thu chân lại, giờ đến thân cao cũng bị kỳ thị.
Cô đành ngồi xổm đầu bờ nhìn mẹ cô hướng dẫn chị cô cách cắt lúa.
Kiếp trước cô tuy được bố mẹ cưng chiều, nhưng những kỹ năng làm ruộng cơ bản cô đều đã học qua.
Ngồi xổm đến mỏi cả chân cũng không thấy mình có thể giúp được gì bố mẹ, Kiều Anh quyết định đi về.
Cô lên tiếng chào hỏi bố mẹ cô rồi xám xịt đi về.
Mẹ cô thấy vậy không quên dặn dò: "Về thẳng nhà, không được chơi chỗ nước sâu, không được vào bếp nghịch lửa.
Nghe rõ không?"
Kiều Anh không quay đầu lại trả lời: "Con biết rồi!"
Lúc này mặt trời lên cao, Kiều Anh đoán tầm hơn tám giờ sáng.
Hai bên đường đi đã xếp đầy những đống lúa.
Mọi người mồ hôi rơi như mưa vác từng bó lúa lớn lên bờ.
Đường đồng làng cô cũng không rộng rãi gì, hai đống lúa để hai bên càng chật chội.
Đằng xa lại thấy mấy chiếc xe bò tiến lại gần, lúc này con đường hoàn toàn không có lối đi.
Kiều