Vì đường từ làng này đến thương hội chỉ có nửa ngày nên sáng hôm sau, nhóm Hãn đã đến chuẩn bị gói gém tất cả mọi thứ để lên đường. Nhưng vấn đề là chẳng biết đi hướng nào, mà gói gém đâm ra nặng, cần có phương tiện. Lại phải nhờ vả. Nhờ ai thì cũng biết rồi. Nhưng phải dẫn theo ông cu con vì nó là đứa duy nhất biết đường. Lại nói, cả tộc người đến được thương hội cùng lắm là 30 người, vì có việc gì đâu mà đến đấy, bất quá rảnh rỗi, chán nản đến đó cho biết thôi. Người đến đó chủ yếu chỉ có các tộc trưởng hoặc đại diện, còn lại là các thương nhân, Việt – Hoa đều có do sự khuyến khích của nhà Hán, nhưng chủ yếu họ kinh doanh gia súc và chỗ nghỉ.
Cô Trinh đồng ý cho nhóm Hãn mượn xe vận chuyển, còn cho thêm vài người lính nữa đi cùng. Bà cô này vẫn không tin đám nhóc này nên cần người trông chừng để khỏi bị lạc.
Chuẩn bị một hồi họ cũng bắt đầu lên đường. Đồ đạc đã được chất lên xe, vẫn còn chỗ cho người ngồi, nhưng phải thay nhau vì không đủ cho tất cả. Cả đoàn đi về hướng Tây Nam, đường thời đại này rất xấu, toàn là đường đất, ngồi trên xe xóc không tả nổi nên Hãn đành đi bộ, thà mệt còn hơn lộn ruột trên xe.
Đi được nửa ngày, họ cũng thấy được hình ảnh một con sông lớn. Thuyền bè xuôi ngược đông đúc, lớn nhỏ đều có. Quả nhiên nơi này là điểm giao thương quan trọng tại Giao Chỉ. Sông Hồng lúc này rộng hơn những gì Hãn tưởng tượng. Hắn nhớ sông Hồng thời hiện đại cũng đến 1,6km nhưng nếu tính ra lúc này con sông này phải rộng đến ít nhất 2 km rồi. Có thể là do quá trình bồi tụ phù sa nên đến thời hiện đại bị co lại, hoặc cũng có thể do việc mở thêm các dòng chảy qua các triều đại. Lúc này Hãn nhìn cũng chỉ thấy lờ mờ đầu bên kia thôi, xa quá nên nhìn mọi thứ đều nhỏ.
Lúc này trên đường có rất nhiều người cùng đi đến một hướng với cả đoàn. Họ đi ngược dòng sông thì đến một quan ải xây bằng gạch nung. Đây là lối vào thương hội, cổng được canh giữ bởi 20 người lính. Vì đây là trong điểm thương mại nên nơi này rất rộng rãi và được bao quanh bởi một bước tường kéo dài cao 6m. Hãn không biết bức tường này kéo dài đến đâu nhưng 300m từ bức tường hướng ra ngoài là đất triền đất phẳng được đặt các trướng ngại vật. Đây cũng có thể coi là một nơi có phòng thủ tốt.
Bước qua cổng này, Hãn mới thực sự sững người. Đông quá. Nơi này có đến cả vạn người. Đầy đủ các loại từ thương nhân Hoa, Ấn, Việt, thậm chí là các thương gia Trung Á đến Châu Phi (Abyssinia), các đại diện từ các bộ tộc, binh lính trấn thủ. Hãn để ý nơi này chủ yếu là buôn bán các loại thổ sản nước Việt từ ngà voi đến vải vóc, tơ lụa. Ngoài ra nơi đây cũng đầy đủ cơ sở hạ tầng, các căn nhà 2 -3 tầng dùng làm nhà hàng, quán trọ, quán ăn, các chòi quan sát để đảm bảo an ninh. Bên ngoài và bên trong đúng là quá khác biệt. Bên trong giống như một thành thị phồn hoa đông đúc thì bên ngoài lại là rừng núi hoang sơ, hiếm thấy bóng người. Ngoài ra, Hãn còn ấn tượng với những thứ được xây cạnh bờ sông kia. Vì sông Hồng cổ đại nổi tiếng với những trận lụt khủng khiếp nhưng lại đầy phù sa nên các hệ thống đê điều đã sớm được xây dựng. Nơi giáp với sông, một bến cảng được xây dựng bằng gạch nung kéo dài được xây dựng để neo đậu tàu thuyền, nền móng là những khối đá lớn, lúc này có rất nhiều tàu thuyền kiểu dáng khác nhau, từ thuyền hộp của người Hán đến những chiếc thuyền thon con thoi, cong hình chiếc võng của các thương nhân Trung Á. Từ nơi neo đậu thuyền tiến vào khoảng 100m là một bờ đê kéo dài dọc bờ sông. Muốn vào bên trong thương hội phải sử dụng các bậc thang được nối bắc qua tường đê để tiến vào.
Quy mô nơi này thì đúng là khó ước định vì còn bờ bên kia nữa. Nhưng ở bên của Hãn thì thương hội này kéo dài dọc con sông đến 5km mà vẫn đông người. Hãn cùng cả đoàn hòa vào dòng người tiến vào thương hội. Nơi này quả là có nhiều thương nhân. Mọi sản vật đất Việt đều có ở đây. Để giữ vệ sinh thì mọi gia súc thồ hàng đều phải để ở nơi khác. Việc trông coi đành để cho 2 người lính bộ lạc. Còn lại cả nhóm mang hết đồ vào bên trong. Hàng quán vỉa hè nơi này cũng không thiếu, chủ yếu bán các sản phẩm thủ công như vải tiêu cát, đồ gốm, đồ đan tre. Cả nhóm chọn một nơi thuận tiện, có nhiều người qua lại rồi bày toàn bộ đồ trên một tấm vải lớn.
-Bây giờ làm sao?
-Làm theo tao – Hãn nói rồi 2 tay cầm một chiếc bình giơ lên
“Thủy tinh đây, ai mua thủy tinh đê, vừa đẹp vừa rẻ, mua nhanh kẻo hết”
Hãn đứng ra giữ chợ hét lớn. Tiếng hét của hắn thu hút mọi ánh nhìn tò mò của mọi người. Nhiều người thấy tò mò vì họ chưa bao giờ nghe đến thủy tinh cả.
-Thứ này là đá quý à?
-Nhóc con, thứ này bán thế nào?
Sau khi nhìn ngắm chiếc bình thì tỏ ra thích thú. Chiếc bình của Hãn có kích thước của một chiếc bình gốm cỡ vừa thông thường nhưng trơn láng lại có màu nâu đục, trông giống như được đẽo ra từ một cục đá quý lớn
-Rẻ lắm chú ơi, 50 đồng một bình, ngoài ra còn có dây chuyền, mặt dây, miếng hộ tâm,… mọi người cứ tự nhiên lựa chọn.
Hãn vừa nói vừ chỉ tay về phía sạp bán của mình. Ngay lập tức, cả đám đông lũ lượt kéo về chỗ đám Trâu và Hãn. Cầm trên tay những miếng hộ tâm, xà tích. Những người Việt này lại vô cùng thích thú mà nói.
-Giá thứ này bao nhiêu? Ta muốn mua – Một người đàn ông, tay cầm 1 chuỗi hạt thủy tinh trong suốt nói
-Cái đó ta thấy trước cơ mà.
Hãn từ lúc nào len qua đám đông, đứng vào chính giữ rồi nói.
-Đừng vội, đừng vội, chúng cháu có rất nhiều. Chuỗi dây đó 30 đồng chú ạ.
-Ta lấy miếng xà tích này. Giá thế nào?
-Cái đó 25 đồng.
Việc mua bán đúng là thuận lợi hơn Hãn tưởng tượng. Hắn nãy giờ phải nói giá mỏi mồm. Tất nhiên, rẻ như cho thế mà. Đám đông bắt đầu kêu gào đòi mua, đến mức hắn phải nhờ 2 người lính cản đám này lại không là vỡ đồ mất. Sự ồn ào tại chỗ hắn tất nhiên cũng thu hút không ít thương nhân. Một số kẻ cũng đến xem phần lớn đều bỏ đi. Hãn cũng hiểu ra vấn đề. Đồ của hắn chẳng có gì đặc sắc cả, số lượng lại ít, mà đối với thương nhân, tiền mới là thứ họ hứng thú, độ hứng thú tỉ lệ thuận với tiền lãi. Dù Hãn có đưa ra giá “đáy vực” cũng chẳng có ma nào mua, bởi đồ của hắn không có khả năng ngã giá tốt, không được giá tốt thì không có lãi cao, số lượng lại ít, không bõ vận chuyển nên hiển nhiên, không hứng thú.
Nhưng không sao, từ số thủy tinh hắn bán, hắn cũng