Một tuần sau,
Tất cả mọi người trong làng đều tất bật thu dọn đồ đạc, chất lên những xe hàng chuẩn bị rời đi.
-Chúng ta sẽ đến làng chính xây dựng lại – Hãn nói với lũ trẻ
-Những người khác thì sao? – Cóc hỏi lại
-Các già làng khác sẽ chỉ dẫn họ. Họ đã gặp tao nói chuyện rồi – Trâu nói
-Vậy chúng ta mau lên đường thôi – Sóc nói
-Uhm, đi thôi – Hãn nói.
Chợt có một người hớt hải chạy lại
-Cậu Trâu, mẹ cậu tỉnh lai rồi
-Anh nói có thật không?
Trâu không đợi người kia trả lời liền chạy vọt về phía ngôi nhà lớn nơi mà mẹ hắn đang dưỡng thương. Tiếng bước chân thùm thụp trên nền gỗ từ trong phòng đã nghe thấy được từ xa. Nhưng 2 con người ở trong đó vẫn không quan tâm.
Trâu bước vào đã thấy cha mình ngồi cạnh đó nắm tay mẹ mình, nước mắt giàn dụa. Cô Trinh nằm trên giường, sắc mặt tái nhợt thều thào nói. Thấy Trâu đi vào, liền vời vào. Hắn nắm lấy tay mẹ lúc này đang xoa má mình
-Trâu, mẹ sắp phải đi rồi
-Không, mẹ, mẹ đừng đi, đừng bỏ con lại – Trâu vừa nói, mắt ngấn lệ
-Không có mẹ, con phải cố gắng luyện tập, đừng lười biếng, mọi người sau này đều trông cậy vào con
Cô Trinh như gắng chút hơi tàn nói với con, nhìn thấy Hãn đứng phía sau liền đưa tay gọi lại. Không chần chừ, Hãn nhanh tiến lại đón lấy tay cô Trinh
-Hãn, cô trước khi mất chỉ có một tâm nguyên…khụ khụ
-Xin cô đừng cố, hãy nghỉ ngơi.
-Không, cô không còn nhiều thời gian. Xin cháu, từ giờ hãy chiếu cố thằng Trâu, nó không có ngộ tính cao như cháu, sau này sẽ cần cháu giúp đỡ nhiều
-Vâng, cháu xin hứa, - Hãn đáp
-Ngoài ra, với mọi người, ta biết lúc này tình cảnh của chúng ta rất bi đát, chỉ có thể xin cháu xuất lực giúp mọi người
Hãn gật đầu đồng ý. Dường như đã nói hết những điều cần nói, cô Trinh thở ra những hơi mệt nhọc trên giường.
-Mũi tên này cắm trên người ta, thật là khó chịu – Cô Trinh nói rồi lấy tay nắm lấy thân mũi tên
Công Xương thấy thế vội cản lại nhưng cô Trinh đã ra hiệu đừng đến. Tay nắm chặt cây tên. Cô Trinh nghiến răng, vận sức lực cuối cùng vào tay
-Tưởng Kì không chết, ta không can tâm – Cô Trinh nó rồi giật mạnh mũi tên
Máu từ vét thương đang khép miệng bỗng chảy máu. Máu dính trên đầu mũi tên đỏ sậm, cả cây tên vẫn còn nằm trên tay nhưng người thì bất động
-Mẹ/ Mình ơi – Công Xương và Trâu bật khóc
Không khí đau thương tràn ngập căn phòng. Hãn ngồi phệt xuống đất, mắt mở rộng, thẫn thờ. Cảm giác mất đi người thân nhất lại quay trở về, nước mắt lăn trên gò má. Tiếng khóc đau thương trong phòng vang vọng ra bên ngoài. Những người bên ngoài nghe tiếng khóc, tất cả đều không hẹn mà quỳ xuống, bái lạy. Họ bái lạy ân nhân đã cứu mạng họ. Tất cả đều khóc. Trời hôm đó đổ cơn mưa rào, nước mắt và nước mưa cùng hòa làm một thấm vào đất. Chúng giống như ngày đó, cái ngày lũ trẻ phải tự tay chôn cất thân nhân mình trong tiếng khóc nấc giữa trời mưa.
Việc chôn cất cô Trinh diễn ra trong 2-3 ngày sau đó. Việc dãn dân do đó mà bị chậm lại. Công Xương kể từ khi vợ mình mất thì mất tinh thần, cả ngày không rời mộ phần, lại không dưới 2 lần đòi sống đòi chết, phải cho người canh để mắt, bằng không chỉ sợ lão làm liều thôi.
-Cô Trinh đã đi rồi, mọi người cần chú – Hãn nói
Công Xương vẫn ngồi thẫn thờ tại đó, khuôn mặt hốc hác, đôi mắt hiện lên vẻ ủ buồn. Y không nói gì cả, những ngày gần đây, hắn đã mất quá nhiều, 1000 tộc nhân hi sinh, những người lính hộ vệ hắn coi như anh em cũng đã chết thậm chí đến cả người vợ cũng mất.
-Chúng ta đang trong tình thế rất khó khăn… - Hãn thấy Công Xương không đáp lại liền nói lớn
-Hãn… Ta không đi – Công Xương lớn tiếng đáp lại như bực tức khi sự yên tĩnh bị phá vỡ
Hãn nắm chặt tay, nghiến răng nói
-Cả tộc đang trên bờ bị diệt mà ông còn ngồi đây buồn bã sao. Nước mắt đã khiến ông đui mù không nhìn thấy khó khăn của đồng tộc. Tất cả bọn họ đều là tộc nhân, là thần dân của ông. Cô Trinh đã mất mạng vì cái gì, những người lính trong trại Tưởng Kỳ hi sinh vì cái gì. Bộ tộc tiêu vong là do thủ lĩnh mất đi ý chí, giữ tộc sinh tồn là nhờ tộc nhân không mất hi vọng. Ông chính là hi vọng của họ. Ông không thấy hổ thẹn hay sao? Không thấy hổ thẹn với người đã khuất? Không thấy hổ thẹn với tộc nhân hay sao?
Hãn nói như mắng chửi vào kẻ đang ngồi buồn bã dưới đất. Những người phía sau sợ Hãn quá lời liền đến giữ, cản hắn lại. Hãn cũng không muốn đôi co, bực mình mà bỏ đi. Hãn sẽ cùng Trâu quyết định mọi việc mà không có Công Xương. Việc dãn dân phải được tiến hành ngay, nhưng không có tộc trưởng, mọi người đều rệu rã
Nhóm của Hãn theo một đoàn hơn mấy ngàn người kéo về làng chính. Phần lớn những người đi theo đều là các hộ dân tại đó. Được nửa ngày, lúc này trời đã vào trưa, họ cũng đến nơi. Làng chính lúc này là một nơi hoàng tàn đổ nát. Màu đen của than và những thanh gỗ cháy dở bao lấy tất cả nơi đó. Nhìn vào đó, nhiều người không cầm nổi nước mắt nhưng tất cả cũng nhanh chóng mà bắt tay vào việc vì họ đã quay lại để xây dựng lại nơi ở của mình và không có nhiều thời gian. Đất đai xung quanh đã mọc đầy cỏ dại, cao đến cả mét,
Mọi người tiến vào nơi mà trước kia là nhà của họ. Trên đất vẫn còn màu nâu sậm của máu khô. Họ cùng nhau bắt tay tu sửa lại một chút để có chỗ nghỉ và ăn uống. Đến đầu giờ chiều, tất cả bắt đầu vào việc. Lúc này Hãn, Trì và lão Cai là những người bận rộn nhất khi phải điều phối nhân lực. Họ quy hoạch lại các mẫu đất nhỏ lại thành mẫu lớn, phân các hộ dân phân vào các đồn điền, cũng như sắp xếp người vào đốn rừng mở rộng quỹ đất và sửa sang lại nhà cửa.
Công cụ nghèo nàn khiến mọi việc rất ì ạch. Nhưng mỗi người đều nhận thức được đây là vì lợi ích chung nên ai cũng ra sức mà làm việc. Hãn còn phân thêm khoảng 200 người có thể chiến đấu đến canh giữ ở nơi dẫn vào làng chính, để phòng lũ phỉ đánh lén.
Mọi chuyện rồi cũng dần đi vào quỹ đạo. Tộc nhân không còn cảm thấy mệt mỏi vì đã có Trâu thay Công Xương cáng đáng và là chỗ dựa tinh thần cho họ. Lão Cai lập được hơn 7 đồn điền, mỗi đồn chỉ có 6 con trâu để cày cấy. Tuy số này có ít ỏi nhưng với tốc đọ hiện tại họ sẽ sớm có thể trồng cấy được.
Nói thêm về cách lập đồn điền này, họ dần nhận thức được sự hiệu quả của nó khi mà người nông, gia súc có thể tận dụng tối đa sức lực và thời gian để cài cấy. Bình thường, khi cày cấy trên các thửa ruộng nhỏ, họ phải thay đổi hướng cày sau khi cày một đường ngắn, bao gồm hướng dẫn con trâu và nhấc cày vào luống mới, như thế tiêu tốn một lượng kha khá thời gian. Nhưng ở đồn điền, đường cày rất dài, dài gấp hàng chục lần chiều dài thửa ruộng cũ, ít khi phải đổi hướng vì các bờ kè ngăn cách các thửa ruộng được phá bỏ và giới hạn.Vì thế lượng thời gian lao động được tăng lên đáng kể
Ngoài thời gian, còn tính đến sức lực. Sức lực của cả người và trâu đều được dùng tối đa. Giả sử sức người và trâu đều là 100 điểm, sau khi cày, làm đất xong, tại các thửa ruộng nhỏ, sức của họ đều còn dư ít nhất khoảng 30-40 điểm do diện tích lao động nhỏ và số dư bị tiêu tốn vào nhiều công việc nhỏ nhặt khác. Nhưng ở đồn điền, người ta đều có thể tận sức, đồng thời chỉ cần quan tâm vào 1 công việc duy nhất. Ví dụ, ngày trước 1 người 1 trâu, 1 cày thì nay 2 người, 1 trâu, 1 cày. Một người điều khiển cày, chỉ chú tâm vào hướng và độ sâu của đường cày, còn 1 người còn lại chú tâm vào điều khiển và thúc trâu. Nhìn có vẻ cồng kềnh nhưng tiến độ rất nhanh.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle ||