- Ê Sóc, chân mày còn nhiều cát quá kìa. – Một đứa nhóc lên tiếng
Sóc nghe thế liền dụi chân cho cát rơi xuống. Hãn trong đầu lóe lên một ý. Hắn tiến lại nhặt một vài hạt cát rơi từ dưới chân Sóc lên. Chợt mắt hắn mở to rồi chạy một mạch ra biển. Đám Sóc thấy thì không hiểu chuyện gì liền gọi
-Mày đi đâu đấy?
Hãn không trả lời mà cứ chạy. Đám nhóc thấy tò mò lên chạy theo. Chúng đến bãi biển thì thấy Hãn đang quỳ trên cát cười ha hả.
-Ê, mày lên cơn đấy à?
-Tao tìm ra rồi
-Mày tìm thấy gì?
-Thịt, Lúa gạo, đồ ăn ngon, quần áo. Tất cả đều ở đây, hahahaha.
Hãn cười ngoạc cả mồm nhưng cả đám phía sau ngơ ngẩn nhìn nhau không hiểu gì.
-Có khi nào nó điên thật rồi không?- Một đứa nói thầm
-Hãn, mày nói rõ xem nào.
Hắn bốc một nắm cát giơ lên.
-Tất cả chúng đều ở đây
Trong tay hắn lúc này là một nắm cát trắng. Chính là cát trắng. Thứ gì có thể làm được từ cát. Người hiện đại ai cũng biết, chính là thủy tinh. Hắn đã nhìn kĩ, cát trắng này chứa chủ yếu là vụn thạch anh và đá vôi. Đây là nguyên liệu hoàn hảo để tạo ra thủy tinh- thứ đã lót đường cho khoa học, tạo nên văn minh cho loài người. Thủy tinh được sử dụng ở trong lĩnh vực xã hội và khoa học. Trong khoa học, nó là dụng cụ đựng các loại chất hóa học khi mà các dụng cụ bằng gốm không phù hợp, thủy tinh nói thẳng đã tạo ra bước tiến lớn cho công nghiệp hóa chất loài người khi nó có thể chứa hầu như toàn bộ cách loại hóa chất cũng như tính chất nhẹ và bền, chính vì thế các dụng cụ thí nghiệm hoàn toàn được làm từ thủy tinh… Trong các lĩnh vực xã hội, nó được chế tạo cho mục đích sinh hoạt, các đồ vật như kính mắt, đồ trang trí…, trong mỗi gia đình hiện đại ít nhất đến chiếc chén uống trà cũng làm bằng thủy ting, mĩ thuật, màu sắc của thủy tinh được ứng dụng tại các bước tranh trên cửa sổ của nhà thờ, tạo nên những tuyệt tác thời kì Trung Cổ và Phục Hưng, . Nói tóm lại nó là một trong những tiền đề cho bước tiến của nhân loại. Nhưng cái quan tâm lúc này là giá trị của thủy tinh thời đại này kìa.Thời cổ đại này, nó sánh ngang với vàng
-Tao chẳng hiểu gì cả - Sóc nói
-Chúng ta sẽ tạo ra “đá quý” từ thứ này.
Nghe đến đây cả đám đều trợn tròn mắt. Đá quý có thể tạo ra từ đống cát này sao?. Thấy càng nói thì mặt cái đám này càng trở nên ngu hơn thì Hãn nói.
-Chúng mày cứ làm theo những gì tao nói là được.
------------------------------------------------
Ngay ngày hôm sau, hắn đã bắt tay vào công việc của mình. Hắn tập hợp hết đám trẻ con trong làng nhưng chỉ chọn được 5-6 đứa, chủ yếu là những đứa bằng tuổi Hãn, đám còn lại còn quá nhỏ nên Hãn không chọn. Với số nhân lực này thì quá ít, nếu thành công thì Hãn cần cần nhiều nhân lực hơn. Trước mắt, cứ làm quy mô cực nhỏ xem thế nào đã. Đầu tiên, hắn cần than củi và lò. Than củi cần càng nhiều càng tốt nên được ưu tiên làm trước. Cách làm than củi thì đơn giản. Chỉ cần đốt củi và cho chúng cháy mà không cần hoặc hạn chế tiếp xúc với không khí là được. Hãn cùng đám nhóc đi vào rừng tìm củi khô hay thậm chí là hốt luôn một cây đổ, cắt khúc rồi đốt. Có cả một khu rừng lớn ở phía Tây làng nên không lo thiếu. Sau khi đã có được một lượng tham củi ưng ý, công đoạn tiếp theo là xây lò đất. Lò này tuy không phức tạp gì nhưng cần chắc chắn và rộng. Hãn đã thiết kế đỉnh là một chiếc phễu úp ngược để nhiệt không thất thoát quá nhanh, qua đó tận dụng nhiệt bị hắt lạiđể tăng nhiệt độ. Thân lò có một lỗ hổng để đưa cát nấu thủy tinh vào. Đường kính lò khoảng 4 gang tay. Hắn chỉ xây cao chưa tới 1m, khoảng đến hông của hắn, rất lùn. Dụng cụ thổi khí thì về mượn trong làng cũng được. Lần trước Hãn thấy có người dùng để đúc đồng, tuy lực thổi hơi yếu nhưng lấy số lượng mà bù vào. Hãn còn chế thêm một số dụng cụ thổi hơi dạng cánh quạt để tăng lượng không khí đi vào (https://www.youtube.com/watch?v=32rBtba61TM). Như thế hắn không lo lò không đạt được nhiệt độ hắn yêu cầu
Nói vể thủy tinh thì cát, đặc biệt là cát trắng, là nguồn silic tạo thủy tinh sẵn có. Thủy tinh trong cát sẽ được hình thành ở 1700 độ C. Silic trong cát là dạng tinh khiết nếu để nấu hắn cần nhiệt độ đủ để nấu chảy cả sắt. Nhiệt đó thì hắn chịu vì trừ khi hắn có lò cao nhưng với chiếc lò làm từ đất thế này mà muốn biến thành lò cao thì khác gì tự sát, lò đất không chịu nổi sức nóng đến 2000o C đâu, với chúng, đạt đến cỡ 1200oC đã là cực hạn rồi, nếu cao quá sẽ gây ra vỡ lò, lúc đó không đùa được đâu. Nhưng thứ thủy tinh hắn tạo lại có điểm nóng chảy thấp hơn, 970 độ C là đủ nấu chảy thành nước rồi, nhiệt độ này hơn đồng một chút. Mà nói đúng hơn hắn không cần thủy tinh nóng chảy, vì lúc đó thủy tinh rất dính, lỏng và khó chế tác. Hắn chỉ cần ở khoảng 700-800 độ C, lúc đó, độ dính của thủy tinh giảm cũng như độ dai của thủy tinh đạt ở mức hoàn hảo để vào việc rồi. Thứ thành phẩm hắn muốn là thủy tinh La Mã, tiếng anh là lime-soda glass.
Đây là thủy tinh được sản xuất tại La Mã và rất phổ biến lúc này,với nhà giàu, đặc điểm của chúng là rất trong khi ở một độ mỏng nhất định, càng dày thì càng đục. Nói về thủy tinh thì loài người phát hiện ra khá là tình cờ, tại Ai Cập, khoảng 2500 TCN, người Ai Cập đã tìm ra thủy tinh. Chuyện kể rằng một đoàn thương gia Ai Cập, do thời tiết xấu đã trú tạm vào một hang động ven biển đốt lửa và sưởi ấm cũng như nấu nướng. Mưa tan gió tạnh, họ rời hang và khi dọn hành lý, họ nhận ra chỗ nấu ăn có nhiều hạt nhỏ trắng lấp lánh. Họ thấy làm lạ và đem những “vảy lấp lánh” này mang về. Nhưng để tạo ra thì phải đến ngàn năm sau họ mới biết cách làm đúng cách. Thời kì đầu, họ nấu chảy cát trong lò lớn, công việc này rất vất vả vì Ai Cập lúc này mới bước vào đồ sắt, để tạo được nhiệt độ cao nấu chảy Silic họ cần nhiều công sức hơn, cũng như việc chế tác cũng rất tốn kém, đổi lại họ có thể tạo các màu sắc khác nhau bằng cách cho thêm kim loại, phụ gia khác để tạo màu, các sản phẩm thời đó chủ yếu là hạt cườm, các dạng trang sức như thẻ bài, mặt dây chuyền,…Do mất nhiều công sức lao động cũng như nguyên liệu hạn chế, vì không phải cát nào cũng dùng để nấu thủy tinh được, ví dụ các loại cát màu vàng nâu thường có chủ yếu là mảnh vỡ vỏ động vật, đất cát,…, rất ít có silic, thậm chí là không có, đến cát trắng cũng phải xem xét kĩ mới biết có dùng được không nên thời đó thủy tinh quý như vàng, trở thành đồ trang sức của quý tộc Ai Cập. Theo chân các thương nhân, thủy tinh đặt chân đến Hi Lạp, Ấn Độ thậm chí đến tận miền Nam nước ta từ 2000 năm trước. Đến thời của Hãn, thủy tinh vẫn chỉ dừng lại ở mức làm các sản phẩm trên. Phải đến giữa thế kỉ 1TCN, người La Mã mới bắt đầu nghĩ ra cách thổi thủy tinh, do một thợ thủy tinh người Syria nhập cư nghĩ ra, lúc này sản phẩm thủy tinh mới đa dạng hơn, đồng thời cách làm đã có thay đổi khiến thủy tinh rẻ hơn nhưng đó là chuyện của nhiều năm sau.
Tại Trung Hoa, thủy tinh đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc (năm 500 TCN), phần lớn là nhập khẩu từ Mesopotamia. Thông qua các lăng mộ thì có thể xác định, thời cổ đại thủy tinh rất quý do chỉ có thể tìm thấy ở các lăng mộ của đế vương (Lăng mộ Hoàng đế Nam Việt cũng có), hay của quý tộc, nhà giàu, nhưng cũng có thể thấy người Trung Hoa cũng đã có riêng một loại thủy tinh cho mình, họ cũng dùng để làm hạt cườm, đĩa Bi (Đồ tuẫn táng người chết hoặc trang trí trong cung điện, nhà chính,…), đồ trang trí như bình, cốc nước,… Thủy tinh của người Hán làm từ chì, Bari và Silic. Vì sự hạn chế về nguyên liệu cũng như cách làm nên đến cuối thời Hán, thủy tinh vẫn được coi là một loại trang sức hay đồ trang trí đắt tiền không dành cho đám bình dân. Đến thế kỷ thứ 5, Trung Hoa mới có thể tạo được thủy tinh với giá rẻ hơn. Nói thế cũng đủ hiểu giá trị của thủy tinh lúc này. Dù thủy tinh Hãn định làm không cạnh tranh được với Trung Hoa thì tại đất Việt chẳng lẽ thiếu người mua. Người Việt cũng đam mê trang sức lắm đó.
Quay lại với việc nấu thủy tinh. Phải mất hì hục 2 tuần chúng mới có thể làm xong tất cả. Cũng may đám nhóc này đã quá quen với cách làm gốm, mà làm gốm cũng chẳng khó khăn gì cho cam. Chúng từ nhỏ đến giờ đã nhìn người làng làm gốm không biết bao nhiêu lần, thậm chí là bắt trước thuần thục là khác, bảo chúng làm một chiếc bình còn được, huống hồ đây chỉ là nung đất bình thường.
Ngoài ra Hãn cần có nguyên liệu đã. Cát thì có rồi, bây giờ thì còn thiếu đá vôi và Soda (Na2CO3). Đá vôi thì đơn giản, lấy vỏ ngao, sò, hay các động vật có vỏ rửa sạch giã thành bột mịn là được. Còn soda thì cũng đơn gian. Soda có vai trò làm giảm độ nhiệt độ nóng chảy của silic và có rất nhiều trong tro rong biển, người Ai Cập phải hì hục thổi lò