: Xưa nay không phải trưởng không lập
"Tham kiến Huệ Ninh công chúa." Lã Mông Chính kéo thân thể đang bệnh nghênh đón Triệu Uyển Như, lúc nhìn về phía Triệu Tĩnh Xu gương mặt già nhăn nheo hơi đình trệ một chút: "Đây là, Tam công chúa?"
Tam công chúa Triệu Tĩnh Xu chỉ mặc một bộ váy dài màu nhạt, lại làm Huệ Ninh công chúa bên cạnh cũng ảm đạm không bằng.
Lã Mông Chính cảm thán, tiểu cô nương năm đó ở bên cạnh hắn hỏi không ngừng hiện giờ cũng đã lớn thành đại cô nương.
Triệu Tĩnh Xu phúc thân nói: "Chí Trùng bái kiến Lữ bá bá ~"
Lã Mông Chính chống thân mình bái xuống: "Không được, hai vị công chúa lão thần không dám nhận." Quân thần cha con, hắn là phái bảo hoàng từ trong xương cốt.
"Lữ Công là cấp dưới đắc lực của A cha, lương thần trong triều, lại là trưởng bối, theo lý nên thế." Triệu Uyển Như đi qua đỡ lấy, quan tâm nói: "Bá phụ đang bệnh, hẳn là nên hảo hảo nghỉ ngơi mới phải, Uyển Như làm phiền ngài rồi."
Một tiếng bá phụ này làm nguyên lão tam triều như ông thật sự cảm động, vội vàng chắp tay: “Thần không dám, hai vị công chúa có thể tới phủ Quốc công của ta, phủ Quốc công quả thật bồng tất sinh huy*"
(*Bồng tất sinh huy: nhà tranh rực rỡ/phát sáng)
Cuối hành lang dài có một toà tiểu uyển kiến trúc độc đáo, là chỗ ở do Lã Mông Chính tự mình an bài: "Công chúa trước đây không lâu truyền thư cho thần?"
"Còn nhờ bá phụ giúp đỡ."
"Công chúa lần này trở về, Quan gia không biết sao?"
"Không dối gạt bá phụ, Uyển Như tạm thời còn chưa muốn về đại nội." Triệu Uyển Như có chút thẹn thùng nói, trong ý làm Lã Mông Chính giúp nàng giấu diếm.
Nhưng không phải nàng không muốn về thì không cần về, nàng còn không biết tiểu cô cô rốt cuộc có nhìn thấy mình không.
Tiểu cô cô và phụ thân là huynh muội ruột quan hệ hai người vẫn luôn rất tốt, mà mình lại là hòn ngọc quý trên tay phụ thân, khó chắc tiểu cô cô sẽ không nói với phụ thân.
"Đông Kinh từ trước đến nay người quyền quý nhiều, công chúa vẫn nên cẩn thận một chút cho thoả đáng." Xuất phát từ trưởng bối đối hậu bối quan tâm: "Công chúa nếu muốn ra ngoài giải sầu, phân phó một tiếng, có thể mang theo hạ nhân trong phủ cùng đi."
"Có Trương Khánh ở đây, thỉnh bá phụ yên tâm, chỉ là muốn làm phiền bá phụ vài ngày nữa."
Lã Mông Chính là nhìn Triệu Uyển Như lớn lên, hiện giờ nàng nam du một chuyến, lại giống như thay đổi thành người khác, cổ kiệt ngạo ban đầu không còn, ngược lại trở nên thành thục ổn trọng rất nhiều, vuốt chòm râu dài nói: "Công chúa đã gửi gắm, thần tất nhiên tận tâm tận lực."
"Đa tạ bá phụ."
Ngoại thành, nước trên sông Biện Hà theo kênh đào chảy vào thành, xuyên qua nội thành chảy về hướng Đông Nam.
Kênh đào ở phía Tây thành Đông Kinh nằm ở thượng du sông Biện Hà là khu vực náo nhiệt, phố xá mậu dịch sầm uất.
Lý Thiếu Hoài chọn một toà lữ xá gần Biện Hà lại cách khu phố sầm uất không xa vào ở.
Cửa sổ ven sông mở ra, vừa nhìn liền có thể thu hết toàn cảnh Biện Hà vào mắt.
Cầu Kim Lương to rộng, bên trên chen chúc người và xe, thấy rất nhiều xe lừa chở đồ thô sơ bên trên chỉ che một tấm vải bố, Lý Thiếu Hoài tò mò hỏi: "Bọn họ đang chở gì thế?"
Tiểu nhị đang dọn phòng nhìn theo hướng nàng chỉ, nói: "Ai, hiện tại đã là mùa thu, thu gặt đông tàn, phải nhanh chóng dự trữ cải bắc thảo nha."
Lý Thiếu Hoài tựa hồ chưa hiểu, tiểu nhị lấy khăn lau bàn về: "Nghe khẩu âm của chân nhân không phải người Lạc Dương, chắc là người vùng Giang Nam đi.
Giang Nam là vùng đất tốt, đông ấm hạ mát."
Đại Tống kế tục tiền triều, lấy khẩu âm của Lạc Dương làm quan thoại.
"Mỗ, sinh tại Kim Lăng."
Tiểu nhị sửng sốt một chút, không cảm thấy xấu hổ ngược lại cười nói: "Chí kim Tần Hoài kiến, lễ nhạc tú quần anh, có thể thấy Kim Lăng cũng là vùng đất tốt.
Bài thơ Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục đã làm sông Hoài vang danh khắp thiên hạ...!Chỉ là kẻ hèn nghe không ra khẩu âm Kim Lăng trong giọng của chân nhân."
Lý Thiếu Hoài quay đầu có chúc ngạc nhiên: "Ngươi hiểu biết không ít."
Tiểu nhị sờ sờ đầu, cười ngây ngô: "Tiểu nhân thuở nhỏ thích thơ từ, đọc sách hai năm, sau vì nhà nghèo, thật sự vô pháp mới ra ngoài làm công."
Lý Thiếu Hoài cảm khái, Đông Kinh phồn hoa hôm nay xem như nàng đã được kiến thức, ngay cả một tiểu nhị làm tạp dịch cũng có thể đọc vài câu thơ: "Khẩu âm Kim Lăng ta tất nhiên nói được, chỉ là nhiều năm sống ở Giang Nam."
Nghe lời đạo sĩ nói có vẻ là lần đầu tới Đông Kinh: "Chân nhân có điều không biết, ở Đông Kinh từ quan viên quyền quý cho tới bá tánh bình dân đều sẽ dự trữ rau dưa vào mùa thu.
Khu náo nhiệt nhất ở phía bắc, chân nhân cần phải đến đó du ngoạn."
"Có gì đặc biệt sao?"
"Ở đó chính là chợ đêm, không cấm ăn khuya."
Lý Thiếu Hoài lắc đầu, ngồi xuống chiếc ghế hắn vừa lau xong, đối với phố xá sầm uất nàng không ghét, chỉ là không có hứng thú.
Vào đêm, vạn gia lên đèn, nội thành Đông Kinh sáng như ban ngày.
Biện Hà chảy vào nội thành xuyên qua ngõ Điềm Thủy đầu tiên, Đinh phủ mở rộng cửa chính, vài chiếc xe ngựa lục tục từ ngõ nhỏ rời đi.
Đại viện của Trần Nghiêu Tẩu ở tại hẻm Bắc bên trong Cựu Tào Môn, xe ngựa đi thẳng một đoạn đường sau đó quẹo phải thì tới.
Trước đó không lâu, con trai Trần Lục Dương nam hạ thăm người thân cũng đã trở lại.
"Gia chủ, bốn vị lang quân của Đinh Tham tri đã tới."
Đại viện của Hàn lâm học sĩ Tiền Hoài Diễn ở mạn Hà Bắc bên ngoài thành tây cạnh sông Kim Thuỷ.
Hôm nay hậu viện của phủ Học sĩ rất náo nhiệt.
Thê tử Tiền Hoài Diễn mở tiệc thọ bốn mươi chiêu đãi gia quyến quan viên, mãi đến tối, yến tiệc giải tán bốn vị công tử của Tham tri tân nhiệm mới vội vàng chạy tới.
Tiền Hoài Diễn chẳng những không giận ngược lại còn nhiệt tình chiêu đãi.
Các gia đình quyền quý trong kinh thường có thiết kế thính đường giống nhau đều treo rèm châu hoặc đặt bình phong chạm rỗng, hai bên hành lang cũng treo rèm, dùng cho gia chủ nhìn khách bên ngoài tuyển nhân tài hoặc là chọn rể.
Tiền Hi Vân giơ tay chỉ vào mấy vị công tử trẻ tuổi kia.
"Người đội ngọc quan kia..."
"Đó là trưởng tử của phủ Hữu tướng - Đinh Thiệu Văn, tuy không phải con vợ cả, nhưng lại được Quan gia hết sức coi trọng."
Đinh Thiệu Văn tướng mạo đoan chính, giữa đám huynh đệ tài mạo xuất chúng, lại là trưởng tử, con ngươi bình đạm của Tiền Hi Vân hơi chớp, nhưng cũng chỉ là hơi chớp.
"Còn không bằng sư đệ ta, sư đệ ta so với hắn tài hơn, so với hắn đẹp hơn."
"..."
Tiền Hi Vân đi vài bước nhìn về phía người ngồi ở vị trí thứ hai.
"Đó là con thứ Đinh Thiệu Võ, là con cả do chính thê sinh.
Năm trước trúng giải nhất kỳ thi võ, lần này đánh Liêu cũng có công, được phong Ninh Viễn tướng quân."
Đinh Thiệu Võ để râu, màu da ngăm đen, gương mặt góc cạnh rõ ràng không tính quá xấu, Tiền Hi Vân từ trước đến nay không thích vũ phu.
"Cao lớn thô kệch, mặt quá đen quá xấu."
Thấy con gái bắt bẻ như vậy, Tiền Hoài Diễn hít một hơi lắc đầu: "Còn con thứ ba, Đinh Thiệu Nhân và Đinh Thiệu Võ là đồng bào, năm trước trúng Giải Nguyên, hiện giờ làm việc ở Hàn Lâm Viện các học sĩ rất xem trọng hắn." Đinh Thiệu Nhân là học sinh của hắn, còn tính đoan trang.
Con trưởng và con thứ ba là huynh đệ