: Ưng chiếu ly nhân trang kính đài (Chiếu sáng đài gương cho người biệt ly)
Đời trước sau khi phủ Khai Phong gả thấp nàng thì tấn phong làm Huệ Quốc công chủ.
Hiện giờ, phủ công chúa chỉ vừa xây xong, trên cửa lớn còn chưa có bảng hiệu, nhưng Triệu Uyển Như đã có thể mường tượng ra chữ to do Hoàng đế tự mình ngự bút đề lên.
Kiếp trước toà nhà này từ lúc xây lên đến khi bị thiêu rụi chỉ ngắn ngủi mười mấy năm.
Trong phủ này có ba năm nàng thư thích nhất, bốn năm đau khổ giãy giụa, cùng nhiều năm tranh quyền đoạt vị lạnh băng.
Từ đầu đến cuối, toà nhà này cũng chỉ có một mình nàng cư trú.
Hơn mười năm cô đơn tịch mịch, đến cuối cùng bị thiêu rụi, chưa bao giờ khác đi.
"Toà nhà bên cạnh có phải cũng muốn xây mới?"
Thị Lang Công Bộ cung kính theo phía sau, đáp: "Bẩm công chúa, đúng vậy."
"Toà nhà kia, là dùng làm phủ cho phò mã đô úy đúng không?"
Thị Lang Công Bộ ngạc nhiên, bởi vì việc này ngay cả người ở Công Bộ như bọn họ cũng không biết.
Bọn họ chỉ là dựa theo ý Hoàng đế, xây một toà nhà quy cách nhỏ hơn phủ công chúa.
"Chuyện này, vi thần không biết, chỉ biết cấp trên phân phó, phải xây dựng cẩn thận như phủ công chúa, không được chậm trễ."
"Đi xem!"
"Ách...!Điện hạ không vào xem phủ của ngài sao? Có nơi nào không hài lòng thần sẽ chỉnh sửa lại mang đến trình Công Bộ và Tam Tỉnh giao cho Quan gia."
Mười mấy năm, phủ công chúa này, không nơi nào nàng không quen thuộc, nhưng phủ phò mã đô úy kia, nàng lại chưa bao giờ đặt chân qua.
"Nơi này không cần sửa, các ngươi cứ báo cáo kết quả, nhưng toà nhà bên kia, các ngươi phải làm theo ý ta!"
"Tuân lệnh!"
Người của Công Bộ trăm cay ngàn đắng mới tìm được Huệ Ninh công chúa, mời nàng đến tự mình xem nhà cho ý kiến, để tránh sau này bởi vì có nơi nào không thích lại trách tội Công Bộ.
Ai ngờ công chúa tới, không những không vào xem phủ của mình, mà còn đưa ra một đống lớn đề xuất chỉnh sửa toà nhà cũng sắp xây xong bên cạnh.
Người của Công Bộ làm gì được sao, đương nhiên là chỉ có thể thương lượng với Hộ Bộ tìm Tam Tư Sử đòi tiền.
May mà có khẩu dụ của Huệ Ninh công chúa, làm việc trôi chảy hơn nhiều.
Tiền Hoài Diễn là một trong sáu học sĩ ở Hàn Lâm Viện, cùng Trần Nghiêu Tư làm giám khảo cho kỳ thi mùa xuân năm sau.
Mỗi năm các Châu, Hương sẽ tổ chức thi tại địa phương.
Những người vượt qua kỳ thi này sẽ được phủ Khai Phong và Quốc Tử Giám đưa vào danh sách trình cho Lễ Bộ chuẩn bị thi vòng tiếp theo, gọi là "Thi giải", bởi vì diễn ra vào mùa thu nên cũng được gọi là "Kỳ thi mùa thu".
Người đậu kỳ "Thi giải" được xem là Cử Tử, hoặc Cống Sinh, phải tập trung tại Kinh thành vào mùa đông để chuẩn bị đầu xuân năm sau tham gia "Thi tỉnh".
Sau khi đến Kinh thành Cử Tử phải đưa thư đến Lễ Bộ, viết rõ gia cảnh, năm sinh, quê quán và số lần tham gia khoa cử, mới đạt được tư cách tham dự kỳ thi mùa xuân.
"Năm nay Quan gia vừa cho phép người xuất gia dự thi, sư đệ ngươi liền nộp thư tiến cử cho Lễ Bộ.
Hắn chưa tham gia Thi giải lần nào, mà là do Khấu thừa tướng tự đề cử đi thi!" Mấy hôm nay Tiền Hoài Diễn đều ở Lễ Bộ bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi mùa xuân năm sau, thư tiến cử của Lý Thiếu Hoài chính là qua tay hắn.
"Nga ~ Sư đệ vốn là học trò của Khấu tướng công."
"Hửm?" Tiền Hoài Diễn thắc mắc.
"Cha không biết rồi, lúc Khấu tướng công còn trẻ đã cảm thấy sư đệ thông minh, nên hằng năm đều nhờ người gửi sách lên núi.
Sau khi sư đệ học thành tài, mỗi năm ông ấy đều gửi thư muốn sư đệ hoàn tục vào kinh."
"Ý ngươi là Khấu tướng muốn bồi dưỡng hắn?"
Tiền Hi Vân ngẩng đầu không còn gì để nói.
"Hừ, dù sao cha một lòng chỉ muốn gả con cho tên ăn chơi trác táng kia, nói cho cha biết cũng vô dụng!"
"Làm càn, Thiệp cưới ta đã viết xong giao cho bà mối đến Đinh phủ.
Việc này đã định rồi!" Tiền Hoài Diễn cũng có chút hối hận, bởi vì người Khấu Chuẩn coi trọng, hầu như đều thăng chức.
Thông gia tương lai của hắn, Đinh Vị, cũng là người do Khấu Chuẩn một tay đề bạt lên.
Hiện giờ đã trở thành tân quý trong triều.
"Cái gì!" Tiền Hi Vân kinh hãi, thất thần ngồi xuống.
"Ngươi cũng đừng như đưa đám vậy.
Sư đệ kia của ngươi dù thế nào cũng chỉ là kẻ xuất thân nghèo khó, so với Tiền thị chúng ta chung quy vẫn kém chút.
Hơn nữa, chưa chắc hắn thi một lần là có thể đậu, thế cục trong triều hiện giờ lại đang vô cùng bất lợi cho Khấu Chuẩn."
Tiền Hoài Diễn rất giỏi đọc sách, mà người đọc sách cực kỳ thể diện.
Tiền Hi Vân biết, thiệp mà Tiền phủ đã đưa ra sẽ không thu hồi lại.
Trở lại khuê phòng, Tiền Hi Vân đứng ngồi không yên: "A Nặc, mau đi mời sư đệ ta Huyền Hư chân nhân đến!"
"Vâng."
Càng gần Đông Chí, cũng là lúc càng gần đến cửa ải cuối năm.
Gió lạnh thấu xương, ngày ngắn đêm dài, thời gian buổi tối cũng đến mau hơn.
Cho dù trời đã lạnh đến có sương mù, nhưng chợ đêm Đông Kinh vẫn náo nhiệt như thường.
Đèn đường sáng trưng, người lui tới nối đuôi nhau không dứt.
Mọi người đều mặc áo bông bằng gấm thật dày, ngăn gió lạnh thổi tới từ bờ sông Kim Thuỷ.
Người đặt mua cải Bắc Thảo cũng càng lúc càng nhiều.
Từng hàng xe thong thả kéo về phía trước, lẫn vào đám đông chen chúc mà đi.
Hôm nay quán trà bên bờ sông đặc biệt đông khách.
Mọi người đều ôm bát trà nóng hoặc lò sưởi tay.
Trong nhã gian đốt than sưởi ấm, cách mấy tầng lầu cũng có thể nghe được tiếng ồn bên ngoài.
Đường thơ Tống từ, từ cuối Đường đến Ngũ Đại Thập Quốc rồi đến đầu Tống, các bài từ bắt đầu phổ biến địa vị ngang hàng thơ ca, cho đến hiện nay đã nở rộ phong phú, bất quá trong triều đề thi Đình vẫn chọn thơ phú là chính.
Nhã gian lầu hai thiếu niên tác phong như cũ, nằm nghiêng trên giường trước bình phong, nhàn nhã nghe nữ tử bên cạnh đánh đàn tỳ bà.
Khúc nhạc "Xuân giang hoa nguyệt" được tỳ bà tấu lên, vừa êm tai lại xảo diệu, như ngăn cách tiếng nói cười bên ngoài.
Trong phòng chỉ còn lại giai điệu duyên dáng cùng tiếng hát trầm bổng du dương.
Âm nhạc cảm động lòng người, mà cô gái đánh đàn lại dùng Đường luật càng tăng thêm phần ưu thương cho khúc nhạc này, không khỏi làm thiếu niên cảm khái số phận chông chênh của mình.
Một khúc kết thúc, dư âm còn văng vẳng bên tai thiếu niên cũng đứng lên đi đến cạnh cửa sổ.
Phía sau quán trà là mặt sông lấp lánh, tỳ bà dư âm dài lâu, làm nàng càng thêm ưu thương, trong lòng trăm mối cảm xúc ngổn ngang, chợt ngân nga: "Thấy trăng thoạt mới là ai? Trăng sông thoạt mới soi người năm nao? Người sinh mãi, kiếp nào cho biết.
Nhìn trăng sông năm hệt không sai."
"Đêm nay ai đó, ai đâu? Chiếc thuyền để nhớ trên lầu trăng soi.
Trăng thờ thẫn nơi người xa ngóng.
Chốn đài gương tựa bóng thương ai." Sau tai vang lên tiếng người gảy đàn ôn nhu.
Nàng ngâm thơ chẳng qua là để bày tỏ cảm xúc trong lòng, nhưng cô gái tiếp thơ lại có điều ám chỉ, nàng cũng nghe được rõ ràng.
"Xin lỗi, hôn sự với Tiền phủ là lệnh của cha mẹ, ta không thể cãi lời, cho nên tối nay cũng không thể lưu lại."
"Tứ Lang khó xử ta hiểu, chớ nên áy náy trong lòng.
Tứ Lang đối với ta đã rất tốt, ta cũng không dám xa cầu gì hơn."
Các nàng quen biết đã mấy năm nay, cô gái tuy lưu lạc hồng trần, nhưng lại trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, tính tình thuần khiết lại tài hoa hơn người.
Lần đầu tiên gặp nàng Đinh Thiệu Đức đã cảm thấy thân thiết, lâu nay luôn xem nàng như tri kỷ, thường kể chuyện khổ sở trong lòng cho nhau nghe.
Cũng luôn muốn cứu nàng thoát khỏi bể khổ: "Ngươi yên tâm, ngày nào đó ta sẽ chuộc ngươi ra ngoài."
"Ngươi muốn gả cho ai, sau này giúp chồng dạy con đều tốt.
Tóm lại ta sẽ nghĩ cách tìm cho ngươi một chốn an thân."
Ở thành Đông Kinh những cô gái trong tửu lâu, trà phường, đều bán mình vào tiện tịch.
Người may mắn có thể gả