(Hận mãi, lòng người không như nước)*
(Như thường lệ thì đây là một câu trong bài thơ "Trúc chi từ cửu thủ" kỳ 7 của Lưu Vũ Tích)
Lý Thiếu Hoài bước vào phòng, nhẹ nhàng đóng cửa lại, đứng yên trước mặt Tiền Hi Vân.
Thấy Lý Thiếu Hoài không khác gì trước đây, vẫn phong trần tuấn lãng, Tiền Hi Vân thở dài nhẹ nhõm một hơi: "Mấy ngày nay, ta lo cho đệ muốn chết, vốn định đến thăm đệ, nhưng cha lại nhốt ta ở từ đường bắt ta sám hối."
Tiền Hi Vân ba bước thành hai bước đến gần, nắm tay Lý Thiếu Hoài, hít hít mũi nói: "Bất quá thấy ngươi không có việc gì, ta yên tâm rồi."
Lý Thiếu Hoài khẽ cau mày, rút tay về, đi đến trước cửa sổ đóng lại: "Ngươi tìm ta, có chuyện gì?"
Đối với sự thờ ơ đột ngột của Lý Thiếu Hoài, Tiền Hi Vân không biết làm sao: "Sư đệ...!Ngươi là đang trách ta sao?"
Lý Thiếu Hoài cười run một cái: "Ta làm sao dám trách ngươi?"
Tiền thị cho rằng vừa rồi Lý Thiếu Hoài chỉ là vui đùa, cho rằng nàng vẫn giống như trước kia.
Lý Thiếu Hoài vô tội phóng thích, là do Tiền Hoài Diễn nói với nàng.
Tên dự thi của Lý Thiếu Hoài vốn bị Lễ Bộ gạch bỏ, giờ cũng đã được thêm trở lại.
Nàng lại bước lên nắm lấy tay Lý Thiếu Hoài, ủy khuất nói: "Chuyện của Đinh Thiệu Đức là ta không đúng, nhưng ta cũng chỉ là bất đắc dĩ..."
Lần này Lý Thiếu Hoài phản ứng cực nhanh, không cho Tiền thị cơ hội, Tiền thị vừa đến gần nàng liền lui xa vài bước, nhíu chặt mày, lạnh lùng nói: "Chẳng lẽ, người đó không phải do ngươi hại sao?"
Biểu hiện và thái độ của Lý Thiếu Hoài, làm Tiền Hi Vân thoạt nhìn giống như mình bị ảo giác, nhưng hiện giờ xem như nàng đã hiểu ra, đau lòng nói: "Ta, ta không biết sẽ thành ra như vậy, vốn dĩ chỉ muốn dạy hắn một bài học, số thuốc kia cũng không đến mức, chỉ là ai ngờ cô gái kia không biết nặng nhẹ..."
Đôi mắt Lý Thiếu Hoài trở nên u ám, nói: "Hại người chính là hại người, liên quan gì đến nặng nhẹ?"
Ánh mắt càng ngày càng lạnh, sắc bén nói: "Chỉ vì không thích mà ngươi đã hại người.
Chỉ vì không muốn mà ngươi đã giết người.
Vào quan hơn mười năm, ngươi làm sao ăn nói với sư phụ?"
Ở nhà bị phụ thân răn dạy, đến đây lại đột nhiên bị sư đệ luôn hoà nhã của mình răn dạy lần nữa, trong lòng Tiền Hi Vân cực kỳ oan ức: "Là ta hại người, vậy thì sao? Các ngươi đều là nam nhân đỉnh thiên lập địa, là tôn sĩ Đạo gia vạn người sùng kính, còn ta thì sao? Chẳng những bị bắt hoàn tục, còn phải gả cho một kẻ ăn chơi trác táng người người phỉ nhổ."
Tiền Hi Vân nói ra lời từ tận đáy lòng, làm run động tấm lòng từ bi của Lý Thiếu Hoài.
Thái độ nàng dịu đi một chút, hỏi: "Cho nên ngươi muốn thế nào?"
"Sở dĩ ta trăm phương nghìn kế phá hủy hôn sự này, chẳng lẽ sư đệ còn chưa rõ sao?"
"Ta không biết." Lý Thiếu Hoài quay lưng đi.
"Ngươi không biết? Ta coi trọng ai, ngươi còn không biết sao?"
Ngọn lửa mùa đông, dần dần bị nước mưa lạnh băng dập tắt.
"Ngươi coi trọng, chẳng qua là bộ da này của ta, cùng với, biết ta nộp đơn dự thi cho Lễ Bộ.
Mà ngươi, người hiểu ta nhất trên đời, đã đoán chắc ta sẽ trở thành môn sinh thiên tử."
Lý Thiếu Hoài chậm rãi nói, ngay cả thanh âm cũng trở nên trầm thấp: "Có phải ngươi cảm thấy, sau khi thi đậu, ta sẽ đến phủ cầu hôn ngươi."
Nghe Lý Thiếu Hoài nói trúng tâm tư mình, Tiền Hi Vân run rẩy ngồi sụp xuống, thất thần nói: "A, ngươi không phải ta, như thế nào có thể..."
"Đúng hay sai, đã không quan trọng." Lý Thiếu Hoài giận đỏ mắt, ánh mắt lăng nhiên: "Hôm nay ta chỉ muốn nói chuyện rõ ràng với ngươi." Nàng đến gần, gằn giọng nói: "Ta nhập sĩ chỉ vì một người, nhưng người đó tuyệt không phải ngươi."
Giọng điệu khác thường của Lý Thiếu Hoài làm Tiền Hi Vân khiếp sợ, cùng với không cam lòng.
Nàng cũng giận đỏ mắt hỏi: "Vậy thì tại sao ngươi gánh tội thay ta?"
"Ta gánh tội cho ngươi là bởi vì kính ngươi.
Hai ta từ nhỏ lớn lên cùng nhau, khi còn bé ta bị người khinh, là ngươi luôn đứng ra bảo vệ ta, với ta mà nói, ngươi so Đại sư tỷ còn thân hơn." Tiền thị cũng thích bắt nạt nàng, nhưng chẳng qua chỉ là đùa giỡn.
Tiền thị là có tiếng bao che cho con, đặt biệt là bảo vệ Lý Thiếu Hoài.
Trong quan sư tỷ muội đông đảo, nàng lại xuất thân từ đại gia tộc Tiền thị ở Giang Nam, từng đứng trước mặt mọi người nói, chỉ nàng mới có thể bắt nạt sư đệ nàng.
"Ân tình này xem như ta trả lại cho ngươi."
Nàng không làm được đến mức tuyệt tình, chỉ là không biết vì sao, nàng buông bỏ tất cả sự ôn nhu trước đây của mình, không phải bởi vì thật sự tuyệt tình mà là do sợ hãi.
Nàng sợ nếu mình tiếp tục cư xử ôn hoà, sẽ mất đi càng nhiều.
Ai cũng không muốn phải sống cả đời dưới sự che chở của người khác.
Bởi vì trận thắng ở Thiền Uyên, Đông Chí năm nay còn một lần đại xá thiên hạ.
Nếu vụ án của Lý Thiếu Hoài xảy ra trước mấy ngày, dù không có sự giúp đỡ của công chúa, đến lần đại xá này, cũng sẽ được miễn tội chết.
Dưới lầu Tuyên Đức có một toà Thải Lâu, một tấm vải đỏ nối liền giữa Thải Lâu và lầu Tuyên Đức, trên lầu có một con kim phượng, trong miệng kim phượng ngậm chiếu chỉ ân xá của Hoàng đế.
Vài lá cờ lớn dựng phía trước, một trong số đó cao ngang bằng lầu Tuyên Đức, gọi là "Thiên kỳ".
Những nơi Hoàng đế đi qua đều được treo cờ, phía sau là võ sĩ giơ cao lá cờ "Thứ hoàng long".
Cờ này cao năm mét, bên trên vẽ rồng hổ, núi, sông.
Lễ ân xá do Hoàng đế tiến hành, bước lên lầu Tuyên Đức, dàn nhạc cung đình bên dưới bắt đầu tấu nhạc.
Quan viên dưới lầu đánh "cheng" một tiếng, thanh âm giống như tiếng gõ trống canh của người gác đêm.
Dưới lầu dựng một cây gậy tre cao vài chục mét, trên đỉnh gậy có một tấm gỗ lớn, trên tấm gỗ có một con gà vàng, vì thế được gọi là "kim kê".
Trong miệng "kim kê" ngậm một lá cờ đỏ, mặt cờ là bốn chữ "Hoàng đế muôn năm" to rõ được viết bằng thể chữ phi bạch.
Dưới đáy tấm mộc treo bốn dải lụa màu sắc rực rỡ, bốn thiếu niên lực lưỡng dọc theo dải lụa tranh nhau leo lên.
"Thiếu niên kia là ai?" Hoàng đế đứng trên lầu Tuyên Đức nhìn các thiếu niên thân thủ nhanh nhẹn, vui sướng hỏi.
Chu Hoài Chính cẩn thận quan sát, nói: "Hình như là con trai lớn của Thần Võ đại tướng quân, Lý Công Võ."
Trong mùa đông rét lạnh này, bốn người đều mặc quần áo mỏng manh, Triệu Hằng cười nói: "Tướng môn Hổ tử!"
Cuối cùng, thiếu niên kia là người đầu tiên lên đỉnh lấy "kim kê".
Thiếu niên đứng thẳng trên tấm gỗ, hô to "Vạn tuế!" Thanh âm vang dội khiến cho toàn bộ lầu Tuyên Đức đều nghe được.
Cũng khiến Long nhan đại duyệt: "Thưởng!"
Dây thừng cột chiếu chỉ ân xá trong miệng "kim kê" được chầm chậm thả xuống.
Lúc rơi đến Thải Lâu, được một vị quan phiên dịch nhận lấy, mở ra, lớn tiếng đọc lên.
Quản ngục đầu đội trâm hoa, mặc quan phục tươm tất đưa tù nhân mặc bố sam đỏ vàng của phủ Khai Phong và Đại Lý Tự đến dưới lầu Tuyên Đức.
- Tùng tùng -
Tiếng trống vang lên.
Quản ngục mở gông gỗ trên người tù nhân ra, các tù nhân được phóng thích đồng loạt cúi đầu hô to: "Vạn tuế!"
Dàn nhạc quân đội lần nữa tấu vang.
Ca kĩ lên đài biểu diễn tạp kỹ và ca múa, võ sĩ trong đội Trực Long cũng lên đài, rút bội đao bắt đầu so đấu.
Triệu Hằng vuốt hàm râu cắt gọn: "Ban trà!"
Các cung nhân mang trà đã chuẩn bị ra, lần lượt đặt lên bàn các vị quan.
Đến chiều, lễ ân xá hoàn thành.
Tướng lãnh các cấp, thị vệ, cấm quân Điện tiền được điều về, đội kỵ binh rút lui, sáu đạo quân ngay ngắn trật tự trở về doanh trại của mình.
Sau Lễ tế Đông Chí, bởi vì Đinh Thiệu Văn làm việc đắc lực, được thăng trở về làm Điện tiền phó Đô chỉ huy sứ, tiền thưởng ngàn vàng.
Đinh Thiệu Văn về phủ đóng cửa thư phòng lại, cầm một chiếc kẹp sắt kẹp than trong lò.
Lửa trong lò vốn cháy hừng hực, bởi vì hắn tâm phiền ý loạn, mà bị khiêu tan tác, rải rác nằm lẫn trong tro.
"Ngươi nói,