: Ngọc không mài không thành đồ vật*
(Tác giả câu nói này là Nguyễn Thiếp.
Cả câu: Ngọc không mài, không thành đồ vật; Người không học, không biết rõ đạo.)
Lý Công Võ nghiêng đầu trừng Đinh Thiệu Đức một cái.
Đinh Thiệu Đức che miệng cười, vui sướng khi người gặp hoạ nói: "Học trò, chăm chú lắng nghe."
Lý Công Võ đóng sách đứng dậy: "Trong kẽm đang mơ màng, gió buồn làm tỉnh mộng...!Trong có vân thần nữ...!Nước mắt ngàn năm lau...!Tôi nghe chủ sáng ngời, trị nước bỏ phạt nặng...!Công danh lúc thiếu thời, không ăn bèo sông Sở." Cả bài thơ tổng cộng 60 câu, hắn đọc trơn tru không sót chữ nào.
Lý Công Võ ngồi xuống, Đinh Thiệu Đức trêu hắn: "Công Võ ca ca quả nhiên có năng khiếu nhìn qua một lần là nhớ, Hoằng cực kỳ bội phục."
"Đinh Quý Hoằng, hãy cho biết ý nghĩa của bài thơ trên." Giảng sư râu muối tiêu giận dữ, trợn mắt nhìn bọn họ.
"Đinh lão sư, học trò cũng chăm chú lắng nghe."
"Ta..." Đinh Thiệu Đức dẫm hắn một cái: "Ngươi..."
Giảng sư nổi giận mắng: "Làm càn, kỳ thi mùa xuân sắp tới, hai người các ngươi còn ở đây lãng phí thời gian.
Lý Công Võ, ngươi cảm thấy mình rất thông minh có phải không? Đinh Quý Hoằng, ngươi cảm thấy mình là con của đại tướng công, trong nhà có danh ngạch dự khuyết nên không cần học nữa có phải không?"
Lý Công Võ xấu hổ đứng lên khom người nói: "Học trò biết sai."
Thấy Đinh Thiệu Đức không có phản ứng gì, Lý Công Võ liền thúc khuỷu tay vào người nàng.
Nàng chắp tay, khom người nói: "Học trò biết sai.
Nhưng nếu thi không đậu, thì dù cả đời không làm quan học trò cũng sẽ không dùng danh ngạch dự khuyết trong nhà."
Đinh Thiệu Đức nói làm bọn học sinh trong giảng đường cười ầm lên.
Bởi vì trong số bọn họ cơ hồ không ai xem trọng nàng, ánh mắt tràn ngập khinh thường cùng dè bỉu.
Học trò trong lớp bất quá chỉ là những thiếu niên mười bảy mười tám tuổi.
Bậc cha chú trong nhà đều làm quan, từ nhỏ đã được các tiên sinh kiến thức uyên bác dạy dỗ, dù không hiếu học nhưng trong bụng vẫn phải có chút mực.
Giảng sư đã dạy ở Quốc Tử Giám nhiều năm, uy vọng cực cao, ánh mắt cũng rất lợi hại.
Thành hay không thành tài, có hay không có tài, hắn liếc mắt một cái liền nhìn ra.
Đinh Thiệu Đức cũng không phải thật sự là kẻ vô dụng bất tài, ngay cả những thứ cực kỳ phức tạp và khó hiểu như nhạc luật nàng cũng tinh thông ở độ tuổi còn trẻ như vậy, hai chữ thông minh đã không đủ để diễn tả nàng.
Hơn nữa người này còn trẻ mà lòng dạ đã thâm sâu như thế, chẳng lẽ không phải một hạt giống làm quan tốt hay sao?
Ít nhất giảng sư cảm thấy, nàng nên sinh ở triều đình, trở thành tâm phúc bên cạnh Hoàng đế: "Ngươi thật sự rất kiên cường."
"Sau khi tan học, phạt hai người các ngươi đội sách đứng dưới cây hoè."
Lý Công Võ là đệ tử của Dương Ức Dữ, lại rất được ông yêu thích, mà Dương Ức Dữ và vị giảng sư này có giao tình.
Từ trước không có Đinh Thiệu Đức, Lý Công Võ chính là học trò gương mẫu ở Quốc Tử Giám, xuất thân cao quý, làm người nhân đức, lại rất được lòng các bạn học xung quanh, là đối tượng được các lão sư khen không ngớt lời.
Vậy mà Đinh Thiệu Đức vừa tới mấy ngày, Lý Công Võ đã bị phạt chung với nàng.
Cây hoè trong khuôn viên Quốc Tử Giám là một cây cổ thụ, thân cây to đến mấy người ôm không xuể, dưới tàng cây có một bục giảng hình tròn, Đinh Thiệu Đức và Lý Công Võ chính là bị phạt ở chỗ này.
"Không phải ngươi coi trọng Công Võ còn hơn cả sư phụ như ta sao, đành lòng phạt hắn như vậy à?" Hôm nay Dương Ức Dữ đến Quốc Tử Giám kiểm tra, trùng hợp nhìn thấy cảnh tượng dưới cây hoè.
"Mạnh Tử yết kiến Tuyên Vương có nói: Nay có hòn phác ngọc ở đây, tuy đáng giá vạn vật, thế mà tất phải giao cho người thợ ngọc dũa đẽo mới thành hình."
Dương Ức Dữ mỉm cười: "Ngọc không mài không sáng, đây chính là một hòn ngọc tốt!"
Xuyên qua khe hở của cây hoè Dương Ức Dữ cũng nhìn thấy thiếu niên gầy yếu đang đội sách bên cạnh Lý Công Võ, ngạc nhiên hỏi: "Hắn là..."
Dương Ức Dữ cảm thấy quen, nhưng không thể nhớ ra, lão sư vuốt chòm râu hoa râm, híp mắt cười nói: "Phác ngọc."
Dương Ức Dữ sờ cằm, vuốt chòm râu ít ỏi của mình, thâm thúy nói: "Phác ngọc sao?"
Dưới cây hoè tụ tập rất nhiều người, mà bên cạnh hành lang chính là phòng Giáp của tân sinh viên vừa nhập học.
"Đây không phải đệ tử của Dương lão sư Lý Công Võ sao..."
"Công Võ huynh, sao ngươi..." Bạn chơi cùng thời niên thiếu của Lý Công Võ ngạc nhiên tiến lên hỏi.
Lý Công Võ đội sách, không thể cử động, chỉ có thể bất đắc dĩ nháy mắt.
"Hôm nay mặt trời mọc ở đằng Tây sao, hiền đệ vậy mà cũng bị lão sư phạt." Cũng có người bỏ đá xuống giếng.
"Người bên cạnh là ai, sao chưa bao giờ gặp?"
Học sinh Quốc Tử Giám đa phần đều là con cháu thế gia danh môn.
Bởi vì gia quy nghiêm khắc mà không phép tự ý ra ngoài, bởi vậy rất nhiều người chưa từng gặp Đinh Thiệu Đức, cũng không quen với nàng.
"Chuyện này các ngươi không biết, nhưng ta nói ra, nhất định các ngươi sẽ hoảng hồn." Trong đám đông có người cố tình tỏ ra thần bí nói.
"Người đó là ai?"
"Chính là tên lưu manh nổi tiếng nhất thành Đông Kinh, Tứ Lang nhà Đinh Tham chính, Đinh Quý Hoằng."
Tuy không biết, nhưng bọn họ đều đã nghe qua cái tên này.
Có vài trưởng bối trong nhà lúc dạy dỗ con cháu sẽ lấy Đinh Thiệu Đức làm ví dụ.
Nói với bọn họ, đừng bao giờ ăn chơi trác táng như Đinh Tứ Lang, mà làm xấu hổ cả gia đình.
"Hắn mà cũng đến Quốc Tử Giám đọc sách sao?"
"Tại sao con trai đại tướng quân lại chơi chung với hạng người này?"
"Nói ít vài câu đi, người ta chính là con trai của phó tướng, ca ca làm Điện Soái, là đại quý trong triều."
Bọn học sinh mặc áo dài vừa nghe được lời này liền im bặt, nhưng vẫn lén lút có vài tiếng thảo luận vang lên.
Khi nước trong ống trúc đặt cạnh giảng đường chảy đầy một nửa, chiếc ống rơi xuống, gõ vào một mặt ống khác, âm thanh giòn giã vang lên, xem như tiết học đã kết thúc.
"Triệu Dung, hôm nay ngươi đến muộn, phạt ngươi chép hai tập sách Văn uyển hoa anh."
Triệu Tĩnh Xu đứng tại chỗ bĩu môi hơi khom người nói: "Vâng."
Lão sư đi rồi Triệu Tĩnh Xu mở sách ra, hét lên một tiếng: "Trời ạ, hai cuốn sách này toàn là thơ." Lại lật vài trang nhíu mày nói: "Nhiều thế này, ta chép đến bao giờ mới hết nha!"
"Cô..." Ngàn Ngưng nhớ đến thân phận hiện giờ của các nàng, vì thế sửa lại: "Tam Lang, sách này chính là do ông ông (ông nội) của ngài ra lệnh biên soạn, tổng cộng có đến 20.000 bài.
Lão sư chỉ bắt ngài chép thơ đã xem như phạt nhẹ tay."
Triệu Tĩnh Xu cầm sách lên: "Đây mà là nhẹ? Mặc kệ, chúng ta viết vài chữ là được rồi." Trong lòng lại nghĩ phải tìm một tên quỷ xui xẻo nào đó gánh tội thay: "Ta không muốn chép hết một mình."
Ngàn Ngưng đi theo phía sau nàng, gãi đầu hỏi: "Nhưng mà...!Chúng ta lạ nước lạ cái..."
Quyển sách vừa to vừa dày đặt lên đầu làm hai người bọn họ không thể cử động: "Đều tại ngươi, một hai phải nói chuyện với ta!"
Lý Công Võ mở mắt nghiêng đầu, quyển sách trên đầu suýt rơi xuống, vội vàng dùng tay đỡ lại: "Sao lại là ta, rõ ràng là ngươi..." Suy nghĩ một chút, hình như là do mình nói chuyện với Đinh Thiệu Đức trước: "Ta..."
"Chiết tứ ca, nhìn kìa!" Trên hành lang dài bên cạnh giảng đường, một nhóm bốn năm thiếu niên tụ tập cùng nhau, cầm đầu là một kẻ cao to cường tráng, được gọi là Chiết Tứ ca.
Bên cạnh hắn, những thiếu niên khác đều có dung mạo xinh đẹp, trong đó còn có một người không khác gì nữ tử, nhìn qua dáng người yếu đuối mảnh mai.
Chiết Tứ cong người nằm trườn lên lan can, híp mắt nhìn người đang đi tới.
Ngón tay nhẹ nhàng gõ theo nhịp, khẽ ngâm: "Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh."
(Trong câu này có hai điển tích.
Sở yêu: Vua Sở Linh Vương rất thích các thiếu nữ có lưng thon nhỏ, vì vậy về sau người ta gọi lưng thon của người con gái là Sở yêu.
Chưởng trung khinh: Tương truyền nàng Triệu Phi Yến đời Hán có thân thể rất nhẹ, có thể đứng múa trên bàn tay của lực sĩ.
Ý nghĩa của câu này