: Bảng vàng kỳ vọng
Đương lúc hoàng hôn, tà dương chiếu cô ảnh, đàn hạc bay ngang bầu trời hoàng cung, từ Giang Nam bắt đầu di cư về phương Bắc.
"Cô nương, cử tử thi Đình năm nay ít thật, Sùng Chính Điện cũng chỉ khảo thí Tiến Sĩ trong một ngày."
Một góc nhỏ trong điện Tuyên Đức, mặt trời lặn, ánh chiều tà kéo dài thân ảnh Triệu Uyển Như in nghiêng lên tường.
Cung tường đỏ phản chiếu hoàng hôn ánh lên màu cam vàng rực rỡ, cũng khiến mắt nàng rực cháy như những đám mây cuối trời, nóng bỏng.
"Cũng không biết cha có ấn tượng thế nào với nàng."
Trương Khánh liếc nhìn bạch y thiếu niên dưới lầu, cực kỳ khẳng định nói: "Cách nói năng, diện mạo của Lý chân nhân không phải con cháu thế gia bình thường có thể so sánh.
Quan gia ái tài, nhất định rất coi trọng người trẻ tuổi lại khiêm tốn như chân nhân."
Lúc ra khỏi điện Tuyên Đức từ cổng bên trái, Lý Thiếu Hoài bị người gọi lại.
Xoay người, thấy gọi mình là một người mặc Công phục màu tím thêu hoa, khi đến gần mới nhận ra đó là cận thần bên cạnh Hoàng đế, vì thế chắp tay chào: "Chu quý nhân?"
Chu Hoài Chính nâng Lý Thiếu Hoài lên: "Không cần khách khí như vậy, ngươi là học trò của Bình Trọng (tên tự của Khấu Chuẩn)." Hiện giờ Hoàng đế lạnh nhạt Khấu Chuẩn, Chu Hoài Chính không thể không chuyển dời tâm tư tới trên người Lý Thiếu Hoài.
"Ta tất nhiên sẽ giúp đỡ ngươi.
Sau này trên triều, phải thận trọng từ lời nói đến việc làm."
Đối với vị quan nội thị quyền cao chức trọng này Lý Thiếu Hoài hiểu biết rất ít, nhưng nếu ân sư và ông ấy đã có giao tình nghĩ cũng không phải người nịnh hót: "Đa tạ quý nhân nhắc nhở."
"Bình Trọng bị người hãm hại xa lánh, ta lại không thể khuyên can Thánh thượng, đau lòng không thôi, chỉ hy vọng ngươi đừng nối gót hắn, sau này làm việc gì cũng phải suy nghĩ cho kỹ."
"Quý nhân chỉ bảo, Hoài chắc chắn ghi nhớ."
Lý Địch đang chờ cách đó không xa, thấy nàng bình yên không có việc gì mới thở phào một hơi: "Vừa rồi ở Sùng Chính Điện ta cũng thay ngươi đổ mồ hôi, thiếu chút nữa suy tim mà chết!"
Lý Thiếu Hoài tươi cười xán lạn, không có vẻ gì là sợ.
Buổi sáng thi phú, do Lễ Bộ làm giám khảo chấm bài thi, xếp hạng, cuối cùng giao cho Hoàng đế quyết định.
"Bệ hạ, đây là bài thi Đình của thiếu niên trẻ tuổi kia." Tiền Hoài Diễn trình bài thi lên cho Hoàng đế: "Năm nay mới mười bốn tuổi."
Triệu Hằng ngạc nhiên cảm thán: "Người trẻ tuổi như vậy thi rớt chẳng phải đáng tiếc." Vì thế vung bút thêm một cái tên vào danh sách trúng cử.
Lễ Bộ lại đem bài thi của các thí sinh xếp hạng phía trước trình lên, thi phú thử tài, thi luận kiểm tra khả năng lập luận, chỉ độc bài thi của Lý Thiếu Hoài hấp dẫn ánh mắt Triệu Hằng: "Lý Nhược Quân..."
Nhìn thấy vẻ mặt vui mừng của Hoàng đế, Chu Hoài Chính trong lòng run lên: "Thánh thượng, Lý Nhược Quân này chính là học trò của Khấu Chuẩn." Chu Hoài Chính có giao tình với Khấu Chuẩn, thường xuyên giúp đỡ Khấu Chuẩn trong triều.
Triệu Hằng vốn dĩ rất vui mừng vì thu hoạch được nhân tài, nhưng vì Chu Hoài Chính nói làm hắn lập tức thay đổi sắc mặt.
Phất phất tay, quan chủ khảo lấy lại bài thi lui sang một bên.
Từ trong điện đi ra, lần lượt kiểm tra lại toàn bộ cử tử: "Thiên hạ hiện giờ, là thiên hạ do cử tử các ngươi cộng trị, cuối cùng Trẫm chỉ có ba câu hỏi: Thiên hạ, lực lượng quốc gia, dùng gì trị? Kẻ bề tôi, dùng gì trị? Người cai trị, nên cư xử thế nào?"
Văn chương lý luận đã xem xong, ba câu hỏi này của Triệu Hằng chỉ là muốn xem can đảm của bọn họ.
Cho dù không bằng Thái Tông hắn cũng muốn được như Ngụy Chính.
Các cử tử có câu trả lời tiến lên một bước đáp: "Núi có mãnh hổ, bách thú không dám xâm, nước có trung thần, thiên hạ không có dị tâm."
"Công không lạm thưởng, tội không lạm hình."
"Trí giả vì nguy hiểm mà xây dựng hoà bình, minh giả vì uốn nắn mà thành đức."
"Không lấy Nghiêu Thuấn chi tâm vì quân giả, cụ quân giả: Không lấy Y Doãn, Chu Công chi tâm vì thần giả, cụ thần giả.*"
(Đây là câu nói nổi tiếng trong sách "Lộc Môn Ẩn Thư" tác giả Bì Nhật Hưu thời Đường.
Nghĩa là làm vua thì phải noi theo vua Nghiêu vua Thuấn, làm thần thì phải noi theo Y Doãn và Chu Công.)
Các Cử Nhân tranh nhau tiến lên đáp lại câu hỏi này.
Triệu Hằng đi đến trước mặt Lý Địch: "Văn viết hay, nhưng không biết có nói đúng?"
Lý Địch tiến lên một bước khom người: "Chiến sự ngừng, tứ hải bình, nay Đại Tống vạn quốc tới chầu, thần cho rằng, trị quốc trước trị dân, trị dân trước trị thân.
Hiền giả dùng bản thân làm gương cho kẻ khác, trên làm dưới theo, sẽ thành dâm tục, bại quốc loạn dân, từ đây trở đi, dùng Nho Giáo cảm hoá dân thần, dùng nhân đức trị thiên hạ, quân thần đồng lòng, dân thần hướng quân, quân ban ân trạch khắp thiên hạ, bốn bể một lòng."
Triệu Hằng gật đầu, chống tay lên đai lưng bằng ngọc, vuốt râu đi đến trước mặt Lý Thiếu Hoài: "Còn ngươi?"
Lý Thiếu Hoài nghe hỏi chỉ chắp tay khom người, hơi ngẩn đầu nhìn Hoàng đế.
"Hừ!" Triệu Hằng thấy bộ dáng dè dặt của nàng, khinh thường liếc mắt rời đi: "Trẫm muốn nghe ngươi nói!"
Lý Thiếu Hoài buông tay, nhìn theo bóng lưng Hoàng đế, ngồi dậy bước lên trước: "Nay bệ hạ mở ân khoa, nạp tứ hải, không hỏi xuất thân, bất kể môn đình, vì an.
Ngài cầu hiền như khát, tạo thành trào lưu hỏi chư sĩ khắp thiên hạ, chấn chỉnh đạo làm vua, làm thần, làm dân, lòng mang xã tắc, đây là phúc của bá tánh, hạnh của thiên hạ."
Triệu Hằng dừng chân lại, đứng yên bên chiếc chuông đồng, váy đỏ hơi phất lên.
Lý Thiếu Hoài thở dài: "Bệ hạ đích thân tới điện Sùng Chính khảo thí tìm người tài, là vì vạn dân trong thiên hạ, là dân thần tất nhiên trung quân ái quốc, trên đã hỏi, dưới phải thành thật trả lời, nói thì không tránh, nói thì không sợ, là vì trung chính, lấy dân làm đầu, không sợ mất lòng vua, đây là công chính.
Quân thần đồng lòng, thiên hạ sẽ đồng lòng, dân đứng sau, nhưng cũng quan trọng.
Dân nghèo phải dạy, nếu dân nghèo chỉ biết lo cho bản thân, ngược lại dân giàu sẽ biết lo cho thiên hạ.
Thần tử ở giữa vua và dân, phải là người giáo dục, biết thực hành giáo dục, thấy con dân cực khổ, dâng tấu nói thẳng.
Vua là người cai trị, phải biết phân biệt đúng sai, không hỏi xuất xứ, không phân thế gia, triều đình của dân, do dân và vì dân thì vua yên, vua yên thì thiên hạ sẽ yên."
Trong điện phá lệ yên tĩnh, chỉ còn thanh âm Lý Thiếu Hoài vang vọng từ xa, mọi người đều kiển chân trộm nhìn.
Triệu Hằng chống nạnh hai tay, hít sâu một hơi, hỏi: "Quốc gia này, dùng gì trị?"
Các cử tử sôi nổi dỏng tai lên.
"Đối với trị quốc, thần chỉ có bốn chữ." Lý Thiếu Hoài mở to mắt, dõng dạc nói: "Văn võ kiêm trị!"
Triệu Hằng vẫn nghiêm nghị, nhìn không ra vui buồn: "Như thế nào?"
Lý Thiếu Hoài hướng về phía Hoàng đế khom người: "Tần Thủy Hoàng quét ngang Lục Hợp, phân chia quận, huyện thống nhất thiên hạ, hai đời bạo ngược.
Lại khiến bá tánh khởi nghĩa vũ trang, Cao Tổ lập Hán, cho rằng chế độ quận, huyện không có huyết mạch đồng tông nên hủy, lập ra chế độ quốc - quận - huyện song hành, dẫn đến nạn loạn bảy nước, sau có Võ Đế thực hành Thôi ân*.
Mà nay triều ta, dùng võ đoạt thiên hạ, lại sợ võ, thì có khác gì các vị ấy?"
(*Thôi ân lệnh: Theo như lệnh này, khi một chư hầu vương chết đi thì người con trai trưởng sẽ được thế tập tước vương, còn những người con trai khác cũng được phong tước hầu ở ngay trong lãnh thổ của chư hầu đó.
Nguồn wikipedia)
Triệu Hằng đứng tại chỗ không nhúc nhích nhìn chằm chằm Lý Thiếu Hoài.
Lời nàng nói làm các giám khảo cùng chúng cử tử khiếp sợ không thôi.
Dám lấy vong quốc so với đương triều, sợ là Hoàng đế có tốt tính thế nào cũng sẽ nổi trận lôi đình, hồi hộp thay nàng đổ mồ hôi.
Triệu Hằng chắp tay đặt trước bụng, xoay người nói: "Triều ta Bắc có Liêu, Tây Hạ; Tây có Thổ Phồn, Nam có Đại Lý.
Bọn họ đều có dị tâm, như lời ngươi nói, phải dùng gì trị?"
Thanh âm của Hoàng đế vang vọng khắp Sùng Chính Điện, Lý Thiếu Hoài hơi ngẩng đầu, bước lên cất giọng nói: "Xem nước Liêu là huynh đệ, bệ hạ còn nói bọn họ có dị tâm, huynh đệ ruột thịt còn có thể phản chiến, huống hồ huynh đệ khác họ.
Nay nước Liêu thế mạnh, thèm muốn Trung Nguyên ta, dòm ngó Hoa Hạ ta, thiết kỵ không thể đỡ.
Sĩ phu nên xem thiên hạ là quốc lực, xem xét toàn diện, giáo dục con dân, nuôi dưỡng lòng dân, lại làm giàu quốc gia, một lòng vì nước vì dân.
Thiên hạ không lo thiếu hiền tài, không lo vua như sử, không lo phân chia loạn lạc.
Văn có trí, an thiên hạ, võ có lực, định giang sơn, công thành chiếm đất, đoạt lại cố thổ.
Lại dùng Đạo mà trị, biết được rủi ro phía trước, ngăn nó thành hình."
Lý Thiếu Hoài chắp tay, khom người lớn tiếng nói: "Kẻ sĩ phu, sống vì gia tộc, kẻ sĩ phu hơn người, sống vì quốc gia, vị quân chủ lưu danh vạn thế, sống vì thiên hạ!"
Thanh âm đinh tai nhức óc, chữ chữ leng keng hữu lực khiến lòng người trong điện nhiệt huyết sôi trào.
Những người kiển chân sôi nổi gật đầu lấy làm khen ngợi cùng khuynh mộ, đồng thời cũng cảm thấy hổ thẹn không bằng.
Rèm che trên ghế bay phấp phới, ánh mắt Hoàng đế vẫn nhìn chằm chằm Lý Thiếu Hoài không nhúc nhích.
Lúc này tất cả mọi người đều nín thở, trong điện an tĩnh đến có thể nghe được tiếng gió lùa qua khe cửa.
"Nói rất đúng!"
Ba chữ này, làm mọi người thở phào nhẹ nhõm một hơi.
Lý Địch cũng vì vậy mà thở phào, liếc nhìn Lý Thiếu Hoài, lại phát hiện nàng đặc biệt thong dong.
Gần hoàng hôn, Lễ Bộ đem bảng vàng đến trước ngai vàng của Hoàng đế, do Hoàng đế khâm điểm danh sách đầu bảng, sau đó do Tri cống cử công bố trước triều đình, hoàng hôn ngày kế dán hoàng bảng trước cổng điện Tuyên Đức.
Ngòi bút dừng giữa không trung hồi lâu, Triệu Hằng mới đề bút, theo thứ tự viết xuống ba cái tên.
Còn lại danh sách những người đậu và rớt khác đã được Lễ Bộ sắp xếp từ trước không có quá nhiều thay đổi, sẽ được các quan viên xướng tên.
Hoàng bảng dát vàng bên ngoài, bên trong dán một tấm giấy vàng, theo thứ tự viết tên ba người: "Nhất giáp cập đệ Tiến Sĩ, giáp khoa đệ nhất, Lý Địch."
Lý Địch đứng thứ hai kỳ thi Tỉnh, giành được giải nhất trong kỳ thi Đình cũng không quá ngạc nhiên, bọn họ chỉ tò mò Tỉnh Nguyên lần này sẽ rơi xuống hạng mấy.
"Giáp khoa đệ nhị, Lý Nhược Quân."
Thứ tự nhất nhì thay đổi: "Thần..." Lý Địch muốn cãi lại, bị Lý Thiếu Hoài giữ chặt.
"Trạng Nguyên này vốn nên là ngươi!"
"Thứ tự mà thôi, trên bảng vốn chẳng phân biệt sàn sàn như nhau."
Lý Địch nôn nóng không phải bởi vì năng lực hắn không bằng Lý Thiếu Hoài mà hắn muốn nàng nhận được