Những ngày kế tiếp Tống Thanh Di đều dành 2 canh giờ buổi sáng ở thư phòng để học tập, giữa trưa trở về phòng cùng chính quân ăn cơm, buổi chiều lại cùng phụ thân thỉnh giáo, so với những năm học ở thư viện còn cố gắng nhiều hơn.
Tống lão gia tự nhiên là an lòng.
Chỉ có Tống Thanh Di chính mình rõ ràng, hắn hiện giờ so với ở thư viện vui chơi ngoạn nháo còn phải cố gắng nhiều.
Tuy rằng Tống Thanh Di cũng không tiếp xúc qua với phương thức chế tác lưu ly, về việc kế thừa còn có chút bài xích, nhưng dù sao từ nhỏ sinh ra trong một gia tộc như vậy, mưa dầm thấm đất, đồi với việc chế tác cũng có hiểu biết cơ bản. Chính là thực sự học tập mới hiểu được việc chế tác lưu ly so với hắn hiểu biết thì càng tinh xảo và xúc tích hơn nhiều.
Đồ thủ công vốn không phải có nguồn gốc từ cố quốc, mà nhiều năm trước xuất phát từ phương tây, màu sắc được đế vương yêu thích, thậm chí còn cao quý hơn vàng bạc, đá quý, gốm sứ, thanh đồng, trong năm loại danh khí thì nó đứng đầu, cũng bởi vì nó trong sáng diễm lệ cùng kim, ngân, xà cừ, hổ phách, san hô, mã não được liệt vào thất bảo trong phật gia. Lưu ly được truyền thừa đã lâu, kỹ xảo ngay từ đầu thô ráp đến hiện nay trở nên tinh xảo, hình thức cũng dần phong phú. Sớm nhất là những cây sáo bằng thủy tinh và pha lê được các đế vương mang theo bên mình, đến tới những viên ngọc được mô phỏng thành hình mắt chuồn chuồn, và những chuỗi ngọc trong suốt rực rỡ, bây giờ là những trang sức được làm thủ công với nhiều hình thức phong phú.
Những loại sách mà Tống lão gia cho người mang tới, Tống Thanh Di vốn định xem để tham khảo thêm với sách chỉ cách chế tác, nhưng càng xem về sau thì lại càng xem kĩ hơn.
Tống Thanh Di đối với lưu ly tự dưng là không hiểu về cách chế tác, nhưng hắn lại hiểu về giám định và thường thức. Màu sắc của lưu ly không chỉ có trong suốt, mà nó có nhiều màu sắc phong phú diễm lệ, đồng thời là do thiên nhiên tự tạo thành, tuyệt không lặp lại vẻ đẹp. Trước kia khi hắn nói ra những lời này chỉ có thể nói là hắn biết giá trị của nó, hắn biết màu sắc của lưu ly thì có bao nhiêu giá trị, là hàng thượng phẩm hay không thì dựa vào xúc cảm, nhưng nói đến cách đốt chế làm sao để được nhiều màu, và quy trình khống chế ánh sáng như thế nào để màu sắc được biến đổi thì hắn hoàn toàn không hiểu, mà làm con cháu Tống gia, đây là điều quan trọng nhất mà hắn phải hiểu được.
Tống Thanh Di liền lật xem những cuốn sách căn bản về chế tác lưu ly của Tống gia.
Phương pháp chế tác của Tống gia mọi người đều muốn có, cuốn sách này được lưu truyền từ đời này sang đời khác có tổng kết về quá trình sản xuất lưu ly- dùng “lưu ly thạch” cùng với “lưu ly mẫu” đốt chế mà thành. Lưu ly thạch là một loại châu ngọc của thiên nhiên, có đủ 5 loại màu sắc, do tạo hóa thiên nhiên trời đất mà sinh ra. Mà cái gọi là lưu ly mẫu là các loại khoáng thạch đem đi tinh luyện để thúc giục lưu ly thạch nhanh chóng sinh ra biến hóa để cuối cùng hình thành nên các màu sắc lưu ly trong suốt. Mà phương pháp chế tác của mỗi thợ thủ công của mỗi nhà đều có chỗ khác nhau, khác chính là ở chỗ phương thức điều chế lưu ly mẫu. Mà điều này cũng là gốc rễ của Tống gia, làm cho phương thức căn bản của Tống gia khác rất nhiều.
Sách mà Tống lão gia đưa tới cũng có nhắc tới nguyên liệu của lưu ly-trắng năm chi, tím nhất chi, lăng tử nhiều gấp đôi tím, được thủy tinh, thu được màu tím, giảm màu trắng, mất đi lăng tử, được màu trắng; trắng ba chi, tím một chi, lăng tử cho như tím, thêm ít đồng cùng vụn sắt nhỏ, được mai ngạc hồng, trắng ba chi, tím một chi, mất đi lăng, thêm đồng vào, gạt bỏ sắt, được màu lam; phương pháp bạch yên, móc những mảnh đồng nhỏ, thu được màu vàng, phương pháp cho ánh sáng thích hợp, vẽ nét móc trên bát thạch, được ánh thanh, pháp như bạch, thêm duyên yên, càng nhiều càng tốt, được nha bạch; phương pháp chiếu theo nha bạch, thêm thiết yên, được chính là màu đen, phương pháp theo thủy tinh, thêm đồng yên, được lục, pháp như lục, giảm lượng đồng, thêm chút thích yên, sẽ được vàng nhạt.
Tống Thanh Di xem thấy thú vị, phía sau bác cổ gỡ xuống một cái hộp, mở ra, bên trong chính là màu sắc của những kiện lưu ly nhỏ, có mắt chuồn chuồn, có trâm ngọc, và các loại vòng tay không đồng nhất. Có màu đơn, có song
màu, thậm chí còn có vài món tinh phẩm có ba màu sắc. Phải biết rằng với tài nghệ đương thời, chế ra đồ lưu ly có song màu sắc rất nhiều, cũng có ba màu bốn màu, nhưng so với trước đây thì cũng ít đi rất nhiều. Mà ở Tống gia, ba màu đã là tinh phẩm, bốn màu đủ để tiến cống cho triều đình, ngũ sắc thì trong triều đình càng hiếm có, sáu màu bảy màu thì chỉ có đoạt thiên địa mà thôi, lấy mấy đời Tống gia tích lũy, cũng chỉ có một chén lưu ly bảy màu mà thôi.
Tống Thanh Di nhất nhất vuốt ve những vật nhỏ trong tay, so với những thông tin được ghi ở trong sách. Những sách này tuy rằng nội dung ghi chép pha tạp, cũng có những chi tiết trọng yếu đã bị mơ hồ, như là “ tím một chi, mất đi lăng, nhập thêm đồng, gạt bỏ thiết, được lam”, cách nói “ gạt bỏ lăng” yêu cầu bỏ một chút lăng, “thêm vào đồng” yêu cầu thêm vào một ít đồng, “ gạt bỏ thiết” yêu cầu bỏ một chút thiết, cuối cùng mới có thể được một màu lam.
Bất quá dù sao sách cũng không giới thiệu rõ ràng, hoặc là chờ sau khi hắn học xong cách chế tác, sẽ có thể hiểu sâc sắc hơn những gì trong sách viết. Tống Thanh Di miết miết tay trên miếng mắt chuồn chuồn, nghĩ chính mình kiếp trước chưa bao giờ nguyện ý đi học kĩ xảo về làm lưu ly, không nghĩ tới chính mình lần này hạ quyết tâm đến học tập, không chỉ không có miễn cưỡng, ngược lại còn tìm được lạc thú. Cũng không biết đời trước mình phản nghịch cái gì.
Khóe miệng câu lên nụ cười diễu cợt đối với chính mình, Tống Thanh Di lắc đầu, không thèm nghĩ nữa, có nhiều ăn năn cũng vô dụng, còn không bằng tập trung xem sổ sách, học kĩ năng quản lý, sớm ngày kế thừa gia nghiệp, chống đỡ môn hộ, sớm làm cho cha mẹ yên tâm, cũng miễn đi một đời kết cục bi thức vô lực.
Bởi vì Tống Thanh Di ngoài ý muốn đối với chế tác lưu ly có hứng thú, Tống lão gia vui mừng phái Nam thúc mỗi ngày sẽ dạy hắn hai canh giờ. Cũng bởi vậy Tống Thanh Di mới biết Tống lão gia năm đó hạ lò, Nam thúc là đốt màu sư và chế khuông xuất sắc nhất ở đó, theo Tống lão gia coi trọng xưởng lò mới ly khai, bất quá ngay cả như vậy một khoảng thời gian sẽ rời khỏi Tống gia đến lò xưởng để kiểm tra đệ tử, cùng làm mấy đơn hàng trọng yếu, thẳng đến sau này tay bị thương mới chuyên tâm đi theo bên người Tống lão gia.
Hắn đời trước chưa bao giờ đối với gia nghiệp cảm thấy hứng thú, phụ thân cũng sẽ không khiến Nam thúc lại đây, cho nên chuyện này hắn không có nghe thấy, bất quá nhớ rõ lúc nhỏ Nam thúc có quản sự ở bên ngoài, quả thật thường xuyên rời đi một đoạn thời gian.
Có Nam thúc ở một bên, Tống Thanh Di đọc sách tiến bộ nhanh hơn, có lẽ hắn đối với lưu ly có thiên phú nhất định, một chút miêu tả trong sách hắn có thể suy một ra ba đưa ra rất nhiều nghi vấn cùng giải thích, làm cho Nam thúc rất là kinh dị.
Đại khái là Nam thúc ở trước mặt Tống lão gia nói biểu hiện của Tống Thanh Di ở thời gian này, không mấy ngày hắn đã bị phụ thân gọi đi thư phòng.
Lại một lần nữa phụ tử gặp nhau, không có bầu không khí cứng ngắc như lần đầu tiên Tống Thanh Di tỉnh lại, ánh mắt Tống lão gia vui mừng khó có được khi nhìn thấy con trai trưởng đã từng làm cho hắn đau đầu nhức óc.
“Lưu ly Tống gia là một môn tài nghệ, tuy rằng đọc sách không tồi, nhưng lại học được tay nghề thì mới hiểu biết mau được, qua mấy ngày nữa ta kêu Du Nam mang ngươi đi lò xưởng nhìn xem”.
Ngoài ý liệu hợp ý trong một lần nói chuyện, phụ thân chờ hắn hồi tâm chuyển ý lâu lăm rồi, đại khái là sợ hắn không hứng thú với những lý luận buồn tẻ, nên có chút cấp bách an bài.
Tống Thanh Di cung kinh tiếp nhận ý tốt của phụ thân. Theo hắn thấy, học tập phương thức chế tác lưu ly là chuyện cấp bách trước mắt phải hoàn thành.