Edit: Nhạn Linh
Beta: Tiểu Tuyền
Ôn Uyển ngồi ở trên xe ngựa, trong lòng có chút kích động nhỏ. Từ khi được ban thưởng đến bây giờ, nàng chưa có thời gian đi xem Kính Hoa Viên. Vẫn luôn chỉ nghe đến kỳ danh mà chưa được thấy kỳ cảnh (chỉ nghe đến danh tiếng mà chưa thấy cảnh thật), sân viện tốt nhất thiên hạ này là để cho mình ở cả đời a.
Căn cứ vào tin tức chỗ Ôn Uyển lấy được, thậm chí còn có tài liệu ghi lại, mà không phải là dã sử ghi lại, tài liệu này do chính tay một vị quan hạ bút ghi xuống, ý nói là theo phong thủy các vương phủ ở kinh thành, trừ hoàng cung ra thì nơi đây là tốt nhất.
Cổ nhân tu trạch kiến viên (xây nhà làm vườn) rất chú trọng phong thủy, nên tài liệu ghi lại vô cùng cặn kẽ, ban đầu thời điểm Thạc Vương chọn vị trí xây vương phủ đã tìm vị đại sư phong thủy nổi danh nhất để tìm bảo địa (vùng đất quý) để xây phủ. Đại sư phong thủy tìm khắp kinh thành, cuối cùng chọn được vị trí này. Theo như lời đồn, trong kinh thành, trừ hoàng cung ra thì chỗ này xây phủ là tốt nhất.
Căn cứ tài liệu ghi lại, trong Phủ Thạc Vương, chia làm hai bộ phận: phủ đệ cùng vườn hoa, phủ đệ ở phía trước, vườn hoa ở phía sau. Sau đó trải qua tu sửa, phủ đệ chỉ chừa lại một chút kiến trúc ở phía trước. Đem chỗ trống còn lại sửa thành vườn hoa. Phủ đệ và vườn hoa cộng lại có hơn ba trăm mẫu, dựa theo cách tính toán hiện tại chính là hơn hai mươi vạn thước vuông (một vạn thước vuông bằng mười lăm mẫu). Khu nhà cao cấp chọc trời gì ở hiện đại, đứng trước nó cũng thành con tôm nhỏ. Phía trước phủ đệ hiện nay ước chừng chiếm diện tích hơn hai mươi mẫu (không tính là quá giới hạn), phần lớn là vườn hoa.
Chỗ ở của Ôn Uyển có năm viện nhỏ, bao gồm vườn hoa, cũng đã tới hơn mười mẫu. Lúc ấy nghe nói là Kính Hoa Viên chiếm diện tích hơn ba trăm mẫu, khiến nàng bị sợ, liền nói cùng hoàng đế như vậy là quá lớn rồi, nàng không cần. Cái này quá lớn đi, hoàng cung cũng mới hơn hai ngàn mẫu. Nàng ở hoàng cung còn chưa tới một phần mười diện tích, cái hoa viên này quá đồ sộ rồi. Lúc ấy Hoàng đế cười ha hả không ngừng, nhưng cũng không có thu hồi lại.
Sau khi Ôn Uyển tự mình suy nghĩ một lát, coi như là cậu hoàng đế đem hậu hoa viên cho nàng ở. Đợi nàng già rồi, chắc sẽ thu hồi lại khu nhà cao cấp này, nàng cứ coi như là ở nhờ đi, cho nên từ đó về sau cũng không quấn quýt nữa.
Đến cửa ra vào, đập vào mắt Ôn Uyển chính là hai đầu đại thú trấn trạch, trái phải mỗi bên một đầu. Ôn Uyển vừa nhìn đã giật mình, bởi vì nó không như những nhà bình thường là sư tử, mà là kết hợp của đầu rồng, sừng hươu, mắt sư tử, lưng hổ, eo gấu, vảy rắn, tập hợp lại trong một cơ thể đại thú Kỳ Lân.
Những nhà bình thường đều dùng sư tử, có rất ít người dùng Kỳ Lân. Kỳ Lân là thụy thú (con thú mang điềm tốt lành) hung mãnh, nhưng rất kiên cường khi bảo vệ chủ, có tài hưởng phúc, có tác dụng trừ tà giữ nhà. Ôn Uyển cảm thấy rất tốt. Nàng không phải bị gọi là cô bé thần tài sao? Con vật này vừa hợp với biệt danh của nàng.
Lại đi tiếp đến cửa chính màu đỏ thắm, sạch sẽ bóng loáng đến có thể soi như gương. Ôn Uyển nhìn về phía cửa lớn. Chưa nói đến việc tiến vào, chỉ nhìn hình đại thú Kỳ Lân khắc trên cửa này cũng thấy được sự uy nghi, khí phái.
Cố ma ma đã sớm nhận được tin tức, nên dẫn mọi người trong phủ Quận chúa đến cửa lớn nghênh đón. Các nàng đã chuyển vào một năm rồi, Quận chúa cũng chưa đến xem qua.
Ôn Uyển bỏ qua cỗ kiệu, đi bộ vào trong. Trong phủ đệ có năm gian mặt tiền, bảy gian chánh điện, năm gian hậu điện. Phía sau có bảy gian phòng ngủ, trái phải có điện thờ phụ. Những điều này là do thân vương tự mình bài trí. Ôn Uyển được hoàng đế phong làm Tôn Quý Quận chúa, địa vị có thể sánh với thân vương nên được hưởng chế độ của thân vương.
Phủ đệ kiến trúc khí phái huy hoàng, nóc nhà điện phủ đều dùng ngói lưu ly xanh, vừa thể hiện khí phái uy nghiêm, vừa thể hiện thân phận hiển quý.
Ôn Uyển nhìn những phủ đệ phía trước, sai người dọn dẹp lại. Nhưng Ôn Uyển không dự tính sẽ ở đây, nàng định bụng sẽ ở trong hoa viên.
Tiếp tục đi vào, đập vào mắt là một hồ nước nhỏ. Nước trong Kính hoa viên được dẫn vào từ hồ nước gần đây nhất, cũng để lưu thông tạo dòng nước chảy. Kỹ thuật giống với chỗ uốn khúc khác thường ở hậu hoa viên trong phủ đệ trước đây Ôn Uyển đến kỳ lạ. Đương nhiên, ở phủ đệ lúc trước là có sẵn. Còn ở đây, phải tốn hao món tiền khổng lồ để đào đường dẫn nước, có thể nói, trong hậu hoa viên, nơi nơi đều là nước, mà toàn là nước có dòng chảy.
Trong hoa viên, một đường Ôn Uyển đi qua đều là cây cổ thụ cao ngất, cùng những tảng đá kỳ lạ mọc lên san sát như rừng, đình đài lâu tạ, hành lang uốn lượn. Khắp nơi Sơn Thủy Lâm Thạch (núi, nước, rừng, đá) tôn nhau lên, bất kể là lầu các, tiểu đình lan can đều được điêu khắc ngọc, chạm trổ kỹ càng, điêu khắc rồng phượng cây cối đều trông rất sống động. So sánh với hoàng cung còn muốn tinh xảo hơn ba phần.
Ôn Uyển nhìn cảnh trí thì trực tiếp lắc đầu. Nàng có cảm giác mình chính là nông dân lần đầu tiên vào thành phố, giống như vào trong mê cung vậy. Bố trí nơi này so với vườn quốc gia còn cao hơn mấy cấp bậc. Thậm chí còn có tư cách ganh đua cao thấp với hậu hoa viên của hoàng đế (lại nói tòa nhà này vốn chính là hậu hoa viên của hoàng đế).
Ôn Uyển thở dài một tiếng, quá xa xỉ, lúc trước không biết đã tốn bao nhiêu bạc a. Đồng thời trong lòng cũng nói thầm, cũng không biết đầu óc cái vị Vương gia này có phải nước vào hay không, lại xây phủ đệ so sánh với nơi ở của hoàng đế còn lộng lẫy tinh sảo hơn, ngươi không anh niên tảo thệ (người trẻ tuổi tài hoa mất sớm), mới khiến người khác thấy kỳ quái, đây chính là hoàng gia, là gia đình tôn quý nhất nhưng cũng vô tình nhất.
Ôn Uyển gần đây thân thể suy nhược, còn chưa nghỉ ngơi phục hồi đủ nên đi gần nửa canh giờ đã mệt mỏi, không muốn đi nữa. Cố ma ma cười nói, đây là nhà mình, còn sợ không có thời gian đi thăm từng chút một sao.
Ôn Uyển chọn một phòng bình thường ở chính viện để ở, chính viện vừa yên tĩnh lại trang trọng, hội tụ tinh hoa của vườn cây Giang Nam, đình đài lầu các thủy tạ, đường nhỏ quanh co tĩnh mịch, hành lang uốn lượn ở giữa. Hai hợp làm một, thật là tốt.
Ôn Uyển chọn chính viện làm chủ viện của mình, còn có một nguyên nhân khác, Ôn Uyển lựa chọn viện này nguyên nhân chủ yếu là bởi vì trong sân mọc lên rất nhiều cây lựu cao lớn. Cây lựu tượng trưng cho nhiều con nhiều phúc, con cháu đầy đàn. Ôn Uyển thật hy vọng sau này sẽ có con cháu đầy đàn. Đầu bạc phơ, ngậm kẹo đùa cháu, lúc nhàn hạ thì cùng con cháu ngồi nói chuyện xưa, chỉ nghĩ thôi đã thấy thật tốt đẹp.
Ông ngoại hoàng đế ban thưởng tòa nhà này cho mình, đoán chừng là bởi vì nàng thích vẽ tranh, ngắm cảnh đẹp. Dù sao, ở kinh thành cũng không có tòa nhà nào tinh mĩ hơn tòa nhà này. Nếu như không phải là cậu làm hoàng đế, nàng tuyệt đối không dám ở nơi tinh xảo phú quý như vậy. Ông ngoại ban thưởng cái cung điện này cho mình, chẳng lẽ lại không nghĩ, không sợ tương
lai mình chịu tai họa ngập đầu sao? Nhưng Ôn Uyển lại cười một tiếng, đoán chừng ở thời điểm ban thưởng tòa nhà này, ông đã quyết định ai là thái tử rồi. Ôn Uyển nhớ tới ông ngoại hoàng đế yêu thương nàng bằng cả tấm lòng, trong nội tâm liền ảm đạm. Ôn Uyển dùng ngọ thiện, ngủ trưa xong, lại hăng hái tiếp tục đi dạo. Lần này đã chuẩn bị đầy đủ tất cả, sẽ ngồi kiệu nhỏ để đi, tránh việc bị mệt đi không nổi.
Ôn Uyển ngồi trên kiệu nhỏ, bắt đầu đi ngắm vườn. Cả hậu hoa viên, tổng cộng có mười đại viện. Dù sao, nơi này trước kia cũng là hậu viện của phủ Thạc vương, nữ quyến của Thạc vương sẽ ở nơi này. Mặc dù sau đó bị hoàng đế sửa chữa thành vườn hoa, nhưng cũng không dỡ bỏ những kiến trúc trong vương phủ, bảo lưu hoàn hảo kiểu mẫu ban đầu (sau này Ôn Uyển mới biết được, sở dĩ không động tới là bởi vì không có tiền).
Ôn Uyển thấy cái viện đầu tiên liền cười rộ lên, hoặc là căn nhà tranh yên tĩnh, hoặc đống đá được xếp chồng chất dương thẳng lên cao, hoặc cái bông hoa đan xen vào nhau, hoặc hành lang gấp khúc xuyên qua, hoặc có mái hiên tròn. . . . . . tất cả đã tốn không biết bao nhiêu tiền.
Sau khi xem xong, Ôn Uyển đều dựa vào loại hoa trồng trong vườn mà đặt tên. Ở cái viện đầu tiên, bởi vì bên trong trồng toàn hoa hải đường nên gọi là Lạc Đường Viện.
Gọi một nơi được trang trí thanh tân xinh đẹp, có những đóa hoa dây leo tím cuốn quanh đám cây mây đang nở rộ, khiến cho người ở trong viện nhìn thoáng qua như cây tử đằng đang đùa giỡn. Đặt tên là Đằng La viện
Gọi chỗ trồng một mảnh trúc lớn xanh um tươi tốt, bắt chước trong Hồng Lâu Mộng, là Tiêu Tương Quán
Gọi viện trồng hoa mai là Mai Lĩnh.
Gọi viện trồng hoa cúc là Lạc Cúc Viên.
Những chỗ khác cũng không tồi, nhưng hoa cỏ trồng trong đó có chút úa héo khô tàn. Hơn nữa cảnh trí cũng không bằng này mấy chỗ này. Nàng dứt khoát để im nó đấy, nơi tạm thời không dùng đến thì giống như ngày thường, cách một tháng đi quét dọn một lần (nếu cho hạ nhân ở thì lại thành cấp bậc quá cao nên không được).
Tiểu viện đều đã đặt tên rồi, Ôn Uyển lại một lần nữa đặt tên cho viện của mình. Vốn còn muốn gọi Hành Phương Viện, sau lại nghĩ tới Bình Hướng Hi vẫn tiếp tục sử dụng tên nàng lấy. Nên dứt khoát đổi tên, gọi chính viện là Vinh Hòa Đường. Vinh biểu thị cho sự hưng thịnh. Vì tên ở tiền viện hay sân nhỏ đều có cùng một chữ, nàng lại lấy cùng chữ này, như vậy cũng không tính là quá lười biếng.
Ôn Uyển sai người thu dọn một chút. Trong lúc đợi chờ nhàm chán, Ôn Uyển tự mình lần lượt đi qua năm cái sân nhỏ, bằng không, chỗ tinh xảo như vậy không đi được thì cũng quá thua lỗ rồi.
Hạ Dao ở một bên nghe được thì mím môi cười không ngừng, Quận chúa thật đúng là chưa hết tính trẻ con. Nhưng mà vườn ở nơi này quả thật rất đặc sắc, làm cho người như nàng dù đã từng nhìn thấy rất nhiều những nhà to quyền quý, không dễ dàng bị cái bên ngoài hấp dẫn, cũng nhịn không được có mấy phần run động.
Hạ Dao thấy Ôn Uyển dường như vừa mới ra khỏi cung đã khôi phục sức sống. Không khỏi bật cười, lúc trước Quận chúa trong hoàng cung, cả ngày một bộ tiểu tâm dực dực (cẩn thận từng li từng tí), dường như lúc nào cũng mang bộ dáng sợ mất mạng nhỏ. Hiện tại thế cuộc đã định, nàng lại thấy dược bộ dáng Ôn Uyển lúc ở Thuần vương phủ.
Ngày hôm sau Ôn Uyển lại bắt đầu tiếp nhận những sự vật trong phủ đệ. Ôn Uyển nhìn danh sách những tôi tớ mang theo trên danh nghĩa của mình gồm có những người ban đầu tự mình chọn mua, ông ngoại ban thưởng, cậu ban thưởng, thêm cả thị vệ nữa là có một trăm mười người. Đây là kết quả mà Ôn Uyển cố gắng không nên có quá nhiều người. Nếu không, rất có thể sẽ vượt qua hai trăm. Chẳng qua Ôn Uyển cảm thấy cũng có lời, hơn năm mươi người gia đinh, có hơn bốn mươi là hộ vệ. Nha hoàn bà tử phải đến gần sáu mươi. Đối với diện tích của phủ Quận chúa thì dường như bị thiếu người, nên họ phải làm việc mệt nhọc hơn một chút.
Ôn Uyển dự tính, trong những ngày thường không có chuyện gì xảy ra, những thị vệ này không chỉ đi tuần tra mà còn phải làm những công việc khác, tất nhiên họ sẽ được tăng tiền lương.
Ôn Uyển suy nghĩ một chút, chắc chắn tạm thời sẽ không tuyển chọn thêm bà tử, hay là tuyển thêm một ít thị vệ, vừa an toàn lại đảm bảo. Tòa nhà lớn như vậy, trong khố phòng của nàng lại có rất nhiều thứ tốt, có vật trị giá trên mấy vạn lượng vàng, rất dễ dàng gặp đạo tặc ( Hạ Dao im lặng nhìn trời, trừ phi là Phi Thiên đạo tặc (đạo tặc biết bay ^^), ai dám vào phủ Tôn Quý Quận chúa trộm đồ, đây là tội xét nhà diệt tộc).
Việc Ôn Uyển vào ở nhà mới cũng là chuyện lớn số một. Nếu là những người khác chắc sẽ mở tiệc đãi khách. Đáng tiếc Ôn Uyển không phải là một trong số những người này, nàng không có ý định mở tiệc đãi khách. Hơn nữa nàng còn có ý định sau này sẽ không đi tham gia bất kỳ yến hội nào nữa. Nàng muốn bảo trì thái độ làm việc cao ngạo, ít xuất hiện trước mặt người khác ( bởi vì nàng sau này muốn làm việc gì, không cao ngạo là không được).
Trong kinh thành, những nhà công huân quý tộc cùng những nhà có quan hệ họ hàng với Ôn Uyển đều tặng lễ. Với thân phận hiện tại của Ôn Uyển, chỉ có người khác nịnh bợ nàng, nơi nào còn phải đi lấy lòng người khác. Ngay cả người khác đưa lễ cũng phải nhìn xem có thể được nhận hay không, nếu không nhận được thì lại trả lại lễ vật nguyên si mang về. Đến cuối cùng, cũng chỉ nhận lễ của Tô gia, Hải gia, phòng lớn Bình gia, nhị phòng, tứ phòng, còn lại căn bản là người của hoàng thất (thân thích của Ôn Uyển cũng chỉ có hoàng thất, lễ vật của Bình gia nếu không phải nàng còn chưa ra khỏi tộc, còn cố kỵ ảnh hưởng, Ôn Uyển cũng không muốn thu), dĩ nhiên, mấy lễ vật của bạn bè khuê trung, lấy danh nghĩa của mình đưa đến nàng cũng thu, còn lấy danh nghĩa phủ đệ của bọn họ thì nàng trả nguyên xi trở về. Tỷ như Mai nhi, nàng lấy danh nghĩa của mình đưa lễ tới thì Ôn Uyển nhận. Nhưng nếu là La gia đưa lễ tới thì Ôn Uyển sẽ trả lại.
Thậm chí nhà mẹ đẻ của hoàng hậu, Quách gia đưa lễ đến, Ôn Uyển cũng trả lại nguyên xi. Nhưng nếu như hoàng hậu đưa lễ, thì nàng đành nhận.
Một loạt hành động này của Ôn Uyển khiến cho nhiều người suy nghĩ, Ôn Uyển quận chúa làm như vậy rốt cụôc là có ý gì ?