Năm 2009, tại Lima, thủ đô của Peru, vùng nam bán cầu chỉ mới vừa tiễn bước mùa đông, vậy mà dường như chỉ trong nháy mắt mặt trời đã như thiêu như đốt.
Trong cái nắng như thiêu như đốt, Triệu Chi Liên bị mắc kẹt trên con phố đông đúc nhất ở Lima.
Năm 8 tuổi, Triệu Chi Liên đến Lima, hiện tại cô đã hai mươi tuổi.
Mười hai năm nay, tình hình giao thông tồi tệ ở Lima vẫn không có gì thay đổi, bối cảnh chính trị ở Peru là thủ phạm chính gây nên tình trạng.
Nhà lãnh đạo tiền nhiệm luôn vỗ ngực hứa hẹn với người dân sẽ củng cố cơ sở hạ tầng để giải bài toán điện nhưng bên cạnh đó ông ta cũng thường xuyên bị thúc ép từ chức vì các cáo buộc gian dối.
Tại buổi lễ nhậm chức, nhà lãnh đạo mới cũng lại nói về cơ sở hạ tầng của Peru nhưng không lâu sau, những người ủng hộ chính phủ tiền nhiệm đã xuống đường biểu tình ! Cải thiện cơ sở hạ tầng trở thành lời nói suông.
Ở Peru, mùa hè là mùa cao điểm tiêu thụ điện năng, việc mất điện trong khu vực nào đó là chuyện bình thường vào mùa hè, một tháng qua, việc nhiều lần xảy ra mất điện trên diện rộng cũng chẳng phải là chuyện lạ nhưng cũng chẳng thể trách.
Haiz, lại mất điện nữa.
Đèn giao thông bị tê liệt, từng hàng xe nối đuôi nhau xếp thành hàng dài dường như vô tận, Triệu Chi Liên vỗ mạnh vào tay lái, cô phải đến viện nghiên cứu khoa học trước sáu giờ, Triệu Thư Hàng có một bữa tiệc cần tham dự tối nay, mà buổi tiệc rựu này cần mang theo gia quyến.
Mà ông Triệu Thư Hàng, một mọt sách khoa học gia thuần túy, trong cột gia đình chỉ có một cái tên duy nhất: Triệu Chi Liên.
Từ năm mười lăm tuổi, Triệu Chi Liên đã cùng ông tham dự một số dịp quan trọng với tư cách là người nhà của Triệu Thư Hàng.
Khi ông lên sân khấu nhận giải, cô sẽ ngồi ở hàng ghế dành cho người nhà, ở những bữa tiệc không từ chối được, cô sẽ đi giày cao gót, đeo bông tai