Tuỳ Ý lại lái xe trên đường cao tốc thành phố.
Vào ban ngày, lưu lượng xe cộ đông đúc, lái đến tuyến đường ven thành phố mới thưa thớt hơn chút.
Cửa sổ xe mở ra một khe, khi lái xe về phía bắc, gió rít thổi vào, trong xe không có chút độ ấm, nhiệt độ giảm thấp nhưng Tuỳ Ý không cảm thấy lạnh.
Lái đến khoảng không rộng rãi, cậu gọi điện cho bố.
Tuỳ Thừa biết thói quen của Tuỳ Ý sẽ không gọi cho ông nếu không có chuyện xảy ra, liền hỏi thẳng: "Có chuyện gì?"
Tuỳ Ý cũng không vòng vo: "Con muốn cách liên lạc với Tần Nguỵ Vũ."
Đầu bên kia trầm mặc một lúc, đáp: "Lại vì thằng nhóc đó à?"
"Không cho thì con tự mình nghĩ cách." Tuỳ Ý lạnh lùng nói.
Có vẻ tâm trạng của Tuỳ Thừa đang tốt, bật cười: "Không nói là không đưa, bỏ nhà hai năm không học được bản lĩnh gì, chỉ có tính tình là khác."
Tuỳ Ý ghi lại số điện thoại.
Tuỳ Thừa hỏi cậu: "Lần này lấy cái gì để đổi đây?"
Tuỳ Ý thoáng trầm lặng: "Bố nói đi."
Cậu chuẩn bị sẵn tinh thần bị làm khó, kết quả Tuỳ Thừa chỉ bảo cậu về nhà ăn bữa cơm.
Tuỳ Ý thấy hôm khác chẳng bằng hôm nay, buổi trưa lái thẳng về nhà.
Thầy giáo rất vui khi thấy cậu, vừa bận rộn trong phòng bếp nấu ăn vừa than trách cậu về nhà mà không báo trước.
Tuỳ Thừa cũng đã trở về, không bất ngờ khi thấy Tuỳ Ý, gật đầu nói câu "Đến rồi à", dường như con trai vẫn luôn ở nhà chưa từng bỏ đi.
Thầy giáo đích thân vào bếp.
Tuỳ Ý không có việc gì, lại không muốn ngồi cùng Tuỳ Thừa nên cũng đi vào bếp.
Rửa tay, giữ củ từ trên thớt, cầm dao định cắt.
Thầy giáo quay người nhìn thấy, bị doạ cho hồn bay phách lạc: "Mau bỏ xuống, mau bỏ xuống, con lấy dao ở đâu đấy? Tay bị thương thì phải làm sao?"
Từ lúc Tuỳ Ý có kí ức đến giờ, đôi tay là bộ phận quý giá nhất trên cơ thể cậu.
Thầy giáo không cho cậu vào bếp, không cho cậu chơi bóng, thậm chí vào mùa đông, cậu cũng không được ra ngoài chơi ném bóng tuyết với những đứa trẻ khác.
Lúc không hiểu chuyện, cậu thường khóc lóc làm loạn vì điều đó.
Lần nào thầy cũng hỏi cậu "Vậy con có muốn học đàn không?".
Cậu trả lời "Muốn".
Thầy giáo thở phào một hơi, sau đó nói như điều hiển nhiên: "Vậy đừng đi, hãy yêu thương đôi tay mình."
Trước nay cậu chưa từng nghi ngờ lời thầy giáo nói, quy quy củ củ lớn đến 17 tuổi, làm một chuyện phản nghịch duy nhất đó là từ bỏ đàn violin, bước vào giới giải trí.
Cậu bước lệch khỏi cuộc đời mà người ta có thể nhìn thấy kết cục trong nháy mắt, đi một con đường hoàn toàn khác biệt, bắt gặp một nhóm người vốn dĩ không thể có quan hệ với cậu.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.
Phản Hồi Sai Lầm
2.
Tổng Tài Ác Ma Và Cô Dâu Đến Từ Địa Ngục
3.
Dã Hỏa Giai Nhân
4.
Ngài Vương, Kết Hôn Nhé!
=====================================
Khi đập vỡ cây đàn, biểu cảm bàng hoàng và thất vọng của thầy hiện rõ trong tâm trí cậu, có điều hai năm nay, cậu đã bắt đầu hoài nghi sự lựa chọn của bản thân có đúng hay không.
Ăn xong cơm, Tuỳ Ý lên tầng, vào phòng của mình.
Hơn hai năm không có ai ở, căn phòng vẫn như trong trí nhớ.
Cậu bước đến chiếc tủ kính cao bằng một người bên cạnh bàn, ngắm nghía những danh hiệu và chứng chỉ cậu giành được khi tham gia các cuộc thi trong và ngoài nước, dần dần xuất thần.
Thầy giáo gõ nhẹ cửa hai lần, bước vào, đứng bên cạnh cậu, mỉm cười nói: "Có phải tự thấy kiêu ngạo về bản thân lúc trước không?"
Tuỳ Ý lắc đầu: "Không có."
Cậu không có gì đáng để kiêu ngạo, quá khứ chính là quá khứ, huống hồ cậu cho rằng sự nỗ lực của bản thân chỉ chiếm một phần, sự dạy dỗ của thầy mười năm như một mới là mấu chốt để cậu kiên trì và đạt được những thành tích này.
"Còn nhớ cái này không?" Thầy giáo chỉ vào tấm giấy Chứng nhận đạt hạng ba cuộc thi violin dành cho thanh thiếu niên quốc tế ở trên cùng chiếc tủ: "Năm đó con 12 tuổi, không lấy được hạng nhất, nhận giải mà mặt cau có, xuống sân khấu là khóc, nói về sau không kéo đàn nữa."
Thực ra Tuỳ Ý không nhớ rõ lắm, khi cậu chưa hiểu chuyện thường xuyên nói "không kéo đàn nữa", cuối cùng dưới sự khuyên bảo nhẹ nhàng, ấm áp của thầy, giữ một lòng không khuất phục, tiếp tục kiên trì.
"Nói với con một bí mật." Giọng thầy rất ấm áp: "Thực ra mỗi lần an ủi con, thầy cũng không điềm tĩnh như bề ngoài.
Thầy sợ con thật sự mặc kệ không học nữa, sợ tất cả những nỗ lực đều thành công cốc."
Tuỳ Ý nghiêng đầu nhìn ông, mắt hiện lên sự kinh ngạc.
Thầy giáo cười cong đôi mắt: "Không dám tin phải không? Sự bình tĩnh của thầy đều là giả vờ hết đó, thực ra thầy còn sợ hơn con.
Năm đó thầy tưởng bản thân sợ con sẽ từ bỏ sự cố gắng bao năm trời, tự huỷ tiền đồ, tưởng rằng tất cả điều mình làm đều vì muốn tốt cho con."
Nói rồi, thầy giáo giơ tay đo chiều cao của mình và Tuỳ Ý, cậu bé trước đây chỉ cao ngang lưng ông, hiện giờ đã cao hơn ông rồi.
"Hai năm con không ở nhà, thầy đã chậm chạp hiểu ra, không phải chỉ có kéo đàn mới chứng minh năng lực và giá trị của con.
Điều thầy không buông bỏ được thực ra là sự kỳ vọng của thầy đặt lên con, còn đè nặng nguyện vọng của thầy lên người con.
Nhưng con đường này lẽ ra phải tự con bước đi, bất kể làm điều gì, miễn là đạt được điều mình cần, vậy là đúng rồi.
Tâm tư con càng lớn, thầy càng không nên giả làm người từng trải, nhốt con dưới đáy giếng, ngăn cản con khám phá thế giới bên ngoài."
Nói đến lời cuối cùng, thầy giáo rất thanh thản: "Đời người, thứ khó có được là sự tự do, có thể làm những gì mình thích mà không cần đắn đo, điều này rất tốt, thầy vẫn tự hào về con."
Lúc Tuỳ Ý rời đi, cũng đúng lúc Tuỳ Thừa ra ngoài.
Thầy giáo đứng ở cửa gọi ông lại, ấm áp đeo khăn quàng cổ cho ông: "Cột sống không tốt, không nên chịu lạnh."
Tuỳ Ý cảm thấy rất ngứa mắt, tăng tốc bước đi.
"Tuỳ Ý." Thầy giáo gọi anh từ đằng sau: "Sắp đến Tết rồi, thầy và bố ở nhà đợi con."
Tuỳ Ý không đáp, nghe bố nói: "Bảo nó về làm gì? Xem trên tivi chưa đủ à? Hừ, cả ngày bị đám con gái xúm lấy gọi "chồng" mà cũng không biết ngượng."
"Đấy cũng là bản lĩnh của nó, ông bớt nói vài câu đi." Tuỳ Thừa bị thầy giáo bắt chẹt, cao giọng nói với Tuỳ Ý đã đi đến cổng: "Đưa thêm một người nữa về cùng cũng được, không cần nói trước với bọn thầy đâu."
Tuỳ Ý nhớ ngay đến Ninh Lan thì sợ rằng mình bị điên rồi, mở cửa, nhấn ga, đầu cũng không ngoảnh lại phóng xe đi.
Cậu biết bố gọi mình về để thầy vui, cảm giác trở về nhà cũng không khó chịu như tưởng tượng, nhưng cậu vẫn chưa vượt qua được rào cản trong lòng.
Tết năm ngoái cậu định ở ký túc xá một mình.
Cố Thần Khải và dì đều gọi điện bảo cậu về.
Cậu hết cách, chỉ đành đón tết ở Cố Gia.
Cái kiểu truyền thống đón Tết trong mắt cậu không có ý nghĩa gì lắm, cậu thà đọc sách một cách yên lặng hơn là cùng một đám người ồn ào.
Sắp đến Tết, năm ngoái vào thời điểm này Ninh Lan đã về quê rồi, hai người liên tục nhắn wechat.
Lúc giao thừa, Ninh Lan còn canh giờ gửi tin nhắn chúc mừng năm mới.
Sao lại nghĩ đến anh rồi?
Tuỳ Ý phiền não mở cửa sổ xe, sau đó gọi điện cho Cố