Tán gẫu với cha Khang Giả là một chuyện rất thoải mái.
Ông nhẹ nhàng hơn Khang Giả rất nhiều, mặc dù cũng không hay nói, nhưng sẽ luôn rất thân thiết, rất bình thản nói chuyện với Thang Vu Tuệ.
Qua cuộc trò chuyện, Thang Vu Tuệ biết cha Khang từng đi đến Bắc Kinh, học hết đại học ở đó.
Trong những năm tháng đó thì đây thực sự là một chuyện rất giỏi.
Thang Vu Tuệ có thể tưởng tượng, người như vậy xuất sắc đến mức giống như một giấc mơ viển vông được thêu dệt bằng bàn tay của mọi cư dân trên mảnh đất này.
Nhất định là ông đã tạm biệt tất cả ánh mắt tự hào của ông bà cha mẹ và dân làng, ôm ấp chí khí rời khỏi quê hương.
Nhưng vầng sáng này ở trong thành phố lớn không khiến ông tự mãn, tự ti, thậm chí càng không ngờ là không thể giữ được ông.
Cha Khang không quên mình sinh ra từ đâu, sau khi suy nghĩ cẩn thận, ông dứt khoát trở về quê hương mình.
Điểm này cũng được Khang Giả thừa hưởng, cho dù lý do không giống nhau lắm.
Nhưng dù là khuyển mã thanh sắc[1], như mộng phù sinh, cũng không thể khiến họ nhìn thêm một lát.
[1] Khuyển mã thanh sắc: chỉ cách sống ăn chơi dâm loạn của giai cấp thống trị thối nát trước đây.
Mười vạn thế tục phồn hoa luôn không thể mài mòn được tinh hoa đến từ núi.
Sau khi cha Khang tốt nghiệp trở về Cam Tư thì cưới cô gái dân tộc Tạng mình yêu mến, dạy học nhiều năm trong huyện.
Về sau cảm thấy thực sự không phát huy được tác dụng của mình, lại trở về quê hương đi đầu phát triển ngành chăn nuôi.
Đây gần như là làm lại từ đầu, có mấy làng nhờ vậy mà thoát khỏi nghèo khó, sau đó cha Khang đem tất cả tiền tích góp đầu tư xây dựng trường học.
Người nhà họ Khang không có bất kỳ ai cảm thấy đây là một chuyện đáng gờm đáng được ca ngợi, họ tán thành và hoàn thành chuyện mình muốn làm như nước chảy thành sông.
Sự vĩ đại và lương thiện như một chuyện đương nhiên vậy đó.
Người dân tộc Tạng tin phật, mình làm người, tất nhiên đều có nhân quả.
Về sau cha Khang lớn tuổi, quê hương càng có nhiều người nối nghiệp, ông mới dần dần chuyển suy nghĩ về gia đình.
Lúc trước ông nội Khang Giả là dân chăn nuôi dày kinh nghiệm, nhà hắn luôn được coi là giàu có trong thị trấn.
Cha Khang được thừa kế mấy con dê núi và bò từ ông cụ, cũng bắt đầu học cách chăm sóc và trồng ngũ cốc, vốn còn muốn thử thu hút đầu tư nền nông nghiệp mới nổi ở Khang Định, nhưng vì thực sự tâm sức không đủ, lại thêm có tuổi sức khỏe không tốt, lúc này mới quyết định bỏ ngang những chuyện này trước thời hạn.
Mẹ Khang lấy tiền tích góp ra mở khách sạn, nghề chính của hai vợ chồng là chăn nuôi và trồng trọt, nghề phụ là cống hiến cho ngành du lịch của Khang Định ngày càng phát triển.
Cha Khang luôn rất muốn cho Khang Giả học nhiều thứ, hoặc là để sống tự do, hoặc là làm chuyện có ích cho quê hương.
Nghĩ đến chí của Khang Giả không ở đây, vẫn trở thành tiếc nuối trong lòng ông.
Thang Vu Tuệ vốn nghĩ, trên người cha Khang thực sự có khí chất nhuận vật tế vô thanh[2] của một người thầy và thợ thủ công, sau khi nghe xong những lời này mới tin tưởng hơn, cũng không khỏi kính trọng hơn.
[2] Nhuận vật tế vô thanh: câu thơ trong bài “Xuân dạ hỉ vũ” của Đỗ Phủ, nghĩa là tưới mát muôn vật mà không nghe tiếng.
Cảm giác “trồng người” hiền hậu này khiến gương mặt dân tộc Tạng anh tuấn, cương nghị của cha Khang trở nên mềm mại hơn, thậm chí có sự khiêm tốn không màng danh lợi của quân tử.
Nhưng lại hoàn toàn không giống vẻ suy nhược kiêu căng của người đọc sách, bởi vì sau khi trút bỏ sự nghiêm túc, mới lộ vẻ thận trọng mà thân thiết như thế.
Nhất là đối với Thang Vu Tuệ, cha Khang kiên nhẫn mở ra “máy phát” bình thường rất ít sử dụng.
“Từ nhỏ Khang Giả đã không hòa đồng, nhưng rất kỳ lạ, đám trẻ đều rất thích nó.
Khi còn bé nó khiến người ta bó tay hơn bây giờ nhiều, lúc nào cũng xị mặt, nhưng đám trẻ lại bằng lòng đến gần nó, cảm thấy nó như anh cả.”
Thang Vu Tuệ “À” một tiếng ngắn ngủi, lại nói rất khẽ: “Vâng… Có thể tưởng tượng được ạ…”
Cha Khang nở nụ cười hoài niệm, “Cô chú không có gì, so ra kém thế giới bên ngoài, chú và mẹ Khang Giả không muốn để cho đời sau cũng bị vây ở đây, cho nên trung học cơ sở đã đưa nó đến Thành Đô đi học.”
“Khang Giả rất ít về nhà, một là đường xa không tiện, đường cái khi đó vẫn chưa sửa xong, ngồi xe một ngày có thể xóc đến độ khiến người chết đi sống lại.
Hai là nó cũng không muốn về cho lắm, khi ấy chú và mẹ nó còn nghĩ, sống trong thành phố… dẫu sao cũng tốt hơn.”
Kể đến đây, cha Khang hơi mất mát nói: “Chú đã xa thời học sinh quá lâu, không giúp gì được cho nó.
Mặc dù Khang Giả ít nói, nhưng luôn có suy nghĩ của mình, cô chú nghĩ rằng đừng can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của nó, nên có lẽ thiếu quan tâm…”
Nhưng tiếp theo, cha Khang lại lộ ra nụ cười có phần tự hào, nhưng trong đó có sự tiếc nuối không nói ra được, “Nhưng trước kia Khang Giả thực sự cũng không có gì làm người ta phải phiền lòng, mỗi lần nó thi xong gửi phiếu điểm về, chú thấy cũng rất yên tâm.”
Thang Vu Tuệ cũng cười: “Có thể hiểu được, Khang Giả rất thông minh.”
“Hầy, tiếc là dù thông minh cũng không hoàn thành việc học.” Cha Khang nhíu mày lại, trong mắt lại không có nhiều ý trách móc, “Từ nhỏ Khang Giả đã ít nói, bình thường mặc dù không thích giao lưu với cha mẹ, nhưng chưa từng gây thêm phiền phức cho bất cứ ai, cô chú vẫn cho rằng tuy nó nghĩ nhiều, nhưng luôn rất ngoan.
Ai ngờ nhiều năm yên ổn như thế, vừa xảy ra chuyện thì nghiêm trọng vô cùng.
Lúc học đến lớp mười một, Khang Giả đột nhiên bỏ học về nhà.”
Thang Vu Tuệ sững sờ: “Tại sao ạ?”
Cha Khang im lặng một lát, mới cười nói rất chậm rãi: “Đến bây giờ chú cũng chưa hoàn toàn hiểu là tại sao, nhưng rất nhiều chuyện chú đã và đang từ từ thử hiểu nó.”
Ông thở dài một hơi, “Nhưng khi đó đâu nghĩ nhiều đến thế, chú và mẹ nó vừa giận vừa lo, ông nội nó giận đến mức suýt nữa đánh gãy một chân nó, nhưng Khang Giả nói thế nào cũng không chịu quay lại.
Hỏi nó lý do, nó chỉ nói một câu không muốn học nữa.”
Cha Khang bất đắc dĩ cười một tiếng với Thang Vu Tuệ: “Chú là người biết nói lý lẽ, cũng không vội vã đánh nó, hỏi nó tại sao không muốn đi học, nó bảo không phải không thể tiếp tục, mà là nó không muốn, không muốn học nữa.”
Thang Vu Tuệ kinh ngạc nhìn ông: “Khang Giả…”
Trong lòng cậu trào lên nỗi tiếc nuối không lý do, vì Khang Giả đã bỏ lỡ một con đường khác của cuộc sống.
Nhưng gần như là trong nháy mắt, cậu lại cảm thấy tự hào theo bản năng, tuy rằng cậu cũng không cho rằng điều đó là đúng.
Song có vẻ bây giờ mới hợp lý, như thể sự không đúng lúc khéo léo ấy vừa hay mọc lên từ trong sai lầm, tựa như đây chính là xương ngược chính đáng mà lạnh nhạt của Khang Giả.
Thang Vu Tuệ chán nản cười một tiếng: “Rất giống… những gì Khang Giả sẽ nói.”
Cha Khang cũng cảm thấy nhức đầu mà gật đầu một cái, nhưng đó là sự buồn rầu mang theo chút thoải mái, “Chú và mẹ nó giận một thời gian rất dài, đứt quãng, sau này Khang Giả cũng không hay về nhà.
Có hôm trở về lấy cái ba lô to, ăn cơm tối xong thì nói với cô chú là nó muốn đi.”
“Ôi,” Cha Khang bất lực nói, “Đứa trẻ này thật là…”
“Chú và mẹ nó cũng không biết những năm qua Khang Giả đã đi đâu, làm gì.
Kết quả một năm trước nó lại đột nhiên quay về, nhưng ít nói chuyện với cô chú hơn.”
“Cho nên cô chú thấy nó đối xử với cháu tốt như vậy, hai đứa có thể trở thành bạn bè, chú và mẹ nó thật sự rất vui.”
Thang Vu Tuệ miễn cưỡng nhận cái tốt này với tâm trạng phức tạp, cẩn thận nói: “Nhưng chú ơi, Khang Giả không có bạn nào khác ạ?”
Cha Khang cười nói: “Có chứ, rất kỳ lạ là tuy nó không hay để ý đến người khác, nhưng duyên bạn bè lại rất tốt.
Người cùng thế hệ với nó, cho dù nam hay nữ đều rất thích nó.
Chú có một người bạn, con trai tên là Tang Cát, từ nhỏ đã lớn lên cùng nó, khi còn bé chỉ thích đi sau mông Khang Giả.”
Nói đến đây, cha Khang dừng một lát, trên gương mặt ôn hoà bình tĩnh chậm rãi hiện lên sự đau thương hoài niệm, vẻ mặt kia vì phủ đầy lớp vảy xám xịtt của thời xưa mà trông dịu dàng xen lẫn phức tạp.
“Kể ra… Tiểu Thang à, cháu và