Chương 26:
Từ lúc Phong Dã công hạ Thượng Phong, thành Diên Châu vườn không nhà trống, chỉ tập trung tích lương và tăng binh chuẩn bị cho công tác bị địch vây hãm, thế nên từ sau khi quân Phong gia vây thành, bên trong thành cứ bình lặng như thế.
Tuy vậy, Thái Nguyên mới bại, đau đớn mất ba vạn binh mã, bây giờ trong lòng tướng sĩ Diên Châu chỉ e khó mà bình tĩnh như thành bọn họ.
Quân Phong gia vừa yên vị, Phong Dã đã triệu tập các tướng sĩ nghị sự, phải nhanh chóng đánh Diên Châu.
Bây giờ không giống như xưa.
Bọn họ đóng ngoài thành Thái Nguyên bốn tháng để quân địch lơ là, âm thầm chuẩn bị cho chiến tranh, sử dụng liên hoàn kế, lấy binh mình và đại doanh làm mồi, cuối cùng dụ phục thành công, đó là bởi tổng binh Thái Nguyên và Diên Châu quá khổng lồ, chỉ cần họ cố thủ không ra thì mình công chẳng khác nào lấy trứng chọi đá, cho nên chỉ có thể chờ, chờ một thời cơ chín muồi.
Nhưng tình hình Diên Châu lại phải rèn sắt khi còn nóng. Bọn họ trận đầu thắng lợi, hao tổn ba vạn binh Thái Nguyên, địch nghèo ta thịnh, sĩ khí đang hăng, La Nhược Tân thiệt nhiều, trong lòng tất sợ hãi, sẽ không dám mạo muội xuất chiến lần nữa. Nếu để Thái Nguyên lấy lại sức, bọn họ liền thác thất lương cơ*.
*Thác thất lương cơ: Lỡ mất cơ hội tốt.
Trước đây quân Phong gia một lòng theo Phong Kiếm Bình, nguyên nhân quan trọng là bởi vì thưởng phạt phân minh. Các tướng sĩ theo chủ tướng mà phải ly biệt quê hương, vào sinh ra tử, đa phần vì vinh hoa phú quý, ít nhất cũng phải nuôi sống được gia đình. Hầu hết nông dân chân lấm tay bùn và võ tướng thô kệch không được học hành biết thế nào là đại nghĩa quốc gia, tất cả đều là tán phét, chỉ có vàng bạc và thăng quan tiến chức mới làm họ giết địch bán mạng.
Phong Dã thừa kế Phong Kiếm Bình, khen thưởng hào phóng, làm toàn quân khí thế bừng bừng. Kẻ được thưởng thì mừng rỡ, người không được thưởng thì xoa tay phải chém mấy cái đầu ở trận Diên Châu. Nhưng đi đôi với đó, hắn cũng phạt những tướng sĩ chỉ vì muốn cướp công mà phớt lờ mệnh lệnh trong trận phục kϊƈɦ đào binh để răn đe.
Tam quân đương hừng hực khí thế, phải nhất cổ tác khí*, Phong Dã liền hạ lệnh trong vòng hai ngày sẽ công thành.
*Nhất cổ tác khí: một tiếng trống trận làm tinh thần hăng hái thêm, ví von thừa dịp tinh thần hăng hái mà một hơi làm cho xong chuyện.
Lần công thành này là đối đầu trực diện, dùng núi thây biển máu để gõ cổng thành địch, chiến thuật thì không nhiều. Tuy đây là hạ hạ sách, nhưng cũng là cách bất đắc dĩ.
Hiện trong tay Phong Dã đang nắm khoảng mười một vạn binh, một vạn trại Thượng Phong, hai vạn thủ doanh, binh công thành vừa vặn gấp đôi Diên Châu. Binh pháp nói bội tắc phân chi*, tức là họ nên nghĩ cách dụ binh Diên Châu rời thành rồi phân binh đánh phá. Nhưng Diên Châu vốn định cố thủ, đã chứng kiến Thái Nguyên bị trúng phục kϊƈɦ mà thảm bại, thế nên Diên Châu có đánh chết cũng sẽ không rời thành.
*Bội tắc phân chi: Gấp đôi thì phân binh
Tuy công thành với số binh như thế ắt tổn thất nặng nề, hơn nữa thắng bại khó liệu, nhưng có thể dọa Thái Nguyên ném chuột sợ vỡ bình*, không dám mạo hiểm tới cứu viện đã là cục diện chiến đấu tốt nhất với họ lúc này.
*Ném chuột sợ vỡ bình: muốn đánh kẻ xấu nhưng e ngại
Song, nếu La Nhược Tân đánh cược, dẫn quân Thái Nguyên tập kϊƈɦ lúc bọn họ công thành, bọn họ chịu địch từ hai phía, làm gì có lý nào đánh mãi không thua.
Các tướng lĩnh cũng vì thế mà chia làm hai phe, một nửa cảm thấy nên tốc chiến tốc thắng, tranh thủ đánh một trận hạ Diên Châu, một nửa lại cảm thấy mặc dù La Nhược Tân ăn trái đắng nhưng cũng tuyệt đối không đứng nhìn Diên Châu bị phá thành, chắc chắn sẽ xuất binh lúc bọn họ tấn công.
Đương nhiên Phong Dã cũng lo lắng điểm này, nhưng nếu giờ không công, đêm dài lắm mộng, sau còn khó hơn.
Yến Tư Không cũng đồng ý họ nên lập tức công thành, kéo dài lâu không chỉ có thời gian cho binh mã Thái Nguyên hồi phục, mà cũng làm sĩ khí quân ta suy giảm, nếu muốn hạ Diên Châu thì nên đánh lúc này.
Nhưng phòng ngừa La Nhược Tân xuất binh công thành thế nào, hay, làm sao để đánh hạ thành trì trong tình hình vạn nhất La Nhược Tân xuất binh, là mấu chốt mà họ nghị sự lần này.
Sau khi bàn chuyện xong, Phong Dã và Yến Tư Không dùng cơm ở trong trướng.
Thi thoảng Phong Dã lại gắp thịt vào bát Yến Tư Không: "Bây giờ xem ra, ngoài cách phân binh ra không còn cách nào tốt hơn."
Yến tư Không đáp: "Nếu có thể lừa La Nhược Tân khiến hắn cho rằng chúng ta giở mánh cũ, lại định lấy Diên Châu ra dụ gã xuất binh, vậy ít nhất quân ta tranh thủ được thêm ít thời gian nữa."
"Mặc dù La Nhược Tân sợ ném chuột vỡ bình, nhưng lần này không dễ lừa như trước. Như ngươi nói, cho dù lừa được gã tạm thời thì cũng chỉ kéo dài thêm được chút thời gian. Gã hiểu rõ hậu quả nếu Diên Châu bị đánh, cho nên vô luận có trúng phục kϊƈɦ hay không thì gã chắc chắn không thể thấy chết mà không cứu."
"Kéo dài được phần nào thì quân ta thắng phần đấy." Yến Tư Không đặt đũa xuống, chân mày hơi cau lại: "Nhưng đánh trận này, cho dù thắng cũng không biết phải chết bao nhiêu người."
"Rất có thể sau trận chiến này, chúng ta tạm thời không thể công tiếp được Thái Nguyên nữa, cho dù thắng hay thua." Phong Dã gắp miếng thịt lên, đưa đến bên miệng Yến Tư Không: "Ngươi mới chỉ ăn vài miếng, bất kể lúc nào cũng không được để mình đói bụng."
Yến Tư Không ngoan ngoãn mở miệng ăn, y mỉm cười: "Ta cũng không đói, ta đâu háu ăn như hai huynh đệ các ngươi." Nói rồi, y dùng chân đá vào ʍôиɠ Phong Hồn.
Phong Hồn vừa ăn một nửa con dê, giờ nó đang gật gà gật gù ngấu nghiến cái giò, không cả thèm nhấc mí mắt.
"Không ăn no thì lấy đâu ra sức chiến đấu." Phong Dã lại xới cơm cho y: "Chính bởi vì ăn quá ít nên ngươi mới gầy vậy đấy."
"Ta chỉ gầy thôi, cũng không phải yếu." Yến Tư Không lại nâng
bát cơm lên: "Ta ăn là được mà."
Phong Dã gõ đầu y: "Ăn một bữa cơm mà cứ như ta đang ép ngươi vậy. Ngươi chưa từng trải qua cảnh lương thảo bị cướp, phải ăn vỏ cây cả một tháng đấy thôi, bằng không trong quân đội ngươi sẽ trân trọng từng bữa. Hành quân đánh trận, chưa chừng bữa sau mình còn chẳng cái mà ăn."
"Có lý." Yến Tư Không ăn một thìa lớn, nháy mắt với hắn: "Lang vương đã thỏa mãn chưa?"
Phong Dã nhếch môi cười: "Nếu ngày nào ngươi ta cũng có thể ăn no nên ba bữa như vậy, ta đã thỏa mãn rồi."
Bấy giờ, chợt có thị vệ cầu kiến ngoài trướng. Sau khi vào doanh, hắn liền quỳ xuống, dâng lên một phong thư: "Lang vương, Vân Nam cầu viện."
Phong Dã và Yến Tư Không sa sầm mặt.
Phong Dã giật lấy thư, nhanh chóng đọc lướt qua một lượt, trầm giọng nói: "Trần Mộc báo Trung Khánh bị công thành hai lần, hai bên đều tổn thất nặng nề, nó lo rằng sẽ thất thủ."
"Trong thư có nhắc đến Ninh vương không?" Yến Tư Không lấy thư trong tay hắn, vừa đọc vừa nói: "Lúc còn ở Vân Nam ta từng phái sứ thần cầu thân cho Sở vương, rõ ràng Ninh vương đã có ý kết thông gia, vì sao mãi không..." Đọc đến cuối, y giật mình: "Chết, chết rồi ư?"
"Đường đường là một thân vương mà lại chết vì nghẹn táo, ngươi có tin được không?" Phong Dã vỗ mạnh bàn.
Thị vệ sợ đến quỳ rạp người, rồi lặng lẽ lui ra.
"Nói không chừng lão đã bị mưu hại." Yến Tư Không hít sâu một hơi: "Thế tử Ninh vương rõ ràng không muốn mưu phản cùng Sở vương."
"Hiện tại phải làm sao? Chúng ta bị cầm chân ở Trung Nguyên, không còn dư lực trợ giúp Trần Mộc nữa." Phong Dã nheo mắt lại: "Nếu nó thất bại..."
Yến Tư Không bình tĩnh: "Trung Khánh núi non hiểm trở, sông ngòi phủ quanh, là lá chắn thiên nhiên ban cho chống lại kẻ thù, sẽ không dễ bị công phá như vậy đâu. Trong thư cũng viết, hai bên đều tổn thất nặng nề, triều đình công thành hai lần không được có lẽ đã sợ đầu sợ đuôi. Ta cho rằng Trung Khánh vẫn thủ được."
"Bây giờ có lẽ còn có thể, nhưng triều đình sắp không đủ sức chèo chống ba vùng chiến sự rồi, hiện tại đánh chiếm Vân Nam là thành công cao nhất. Nếu triều đình tăng cường binh mã, thề phải bình định loạn Sở vương thì sao? Chúng ta cách đó
xa xôi nghìn dặm, ngoài tầm tay với." Trong lòng Phong Dã bồn chồn, Trần Mộc là quân cờ quan trọng giúp hắn hãm chân chư hầu, có Trần Mộc thì tất cả chiến sự vẫn là chuyện nhà Trần gia, chư hầu còn thờ ơ làm thinh, thậm chí đa phần ủng hộ Trần Mộc lên làm hoàng đế, nhưng nếu Trần Mộc bại, hắn ắt bị chư hầu vây công.
Yến Tư Không siết lá thư, trong mắt là cảm xúc khó lường: "Ngươi không cần lo lắng chuyện này, ta sẽ nghĩ cách. Bây giờ ngươi phải dốc toàn lực đánh hạ Diên Châu, khi nào ngươi chiếm thành Diên Châu, triều đình lo sợ ắt tập kết binh chuyển hướng sang vùng Trung Nguyên, Trung Khánh chỉ cần cố gắng thêm vài tháng nữa là chắc chắn không còn nguy hiểm."
Phong Dã nắm chặt thành quyền, mắt lóe hung quang: "Diên Châu, ta nhất định phải có!"
---------------------------------------------------
Yến Tư Không dùng giọng Phong Dã viết cho thế tử Ninh vương và Trần Mộc mỗi người một bức thư.
Thư gửi Ninh vương dùng để khuyên Ninh vương liên thủ với mình, phò tá Sở vương đăng cơ. Trong thư hiểu dĩ đại nghĩa*, đe nẹt dụ dỗ, dù Ninh vương chưa công khai mưu phản, nhưng triều đình chắc chắn đã biết chuyện lão thầm cấu kết với Sở vương. Bây giờ Ninh vương chết rồi, thế tử Ninh vương lâm vào cảnh khó xử, Yến Tư Không cũng không mong đợi gì một bức thư có thể lay động thế tử Ninh vương mưu phản, nhưng nó chỉ làm y cố kỵ phần nào thôi, chứ chưa hẳn giậu đổ bìm leo được Trần Mộc. Phong thư này y lệnh người gửi khẩn cấp, âm thầm chuyển đi.
*Hiểu dĩ đại nghĩa: lấy đại nghĩa thuyết phục người.
Bức gửi cho Trần Mộc thì phái một tử sĩ đi giả vờ bị bắt, bởi vì trong thư này phải rơi vào tay tướng Trung Khánh. Trong thư xen lẫn rất nhiều tin nửa thật nửa giả, ví dụ như Phong Dã dự định sau khi đánh Diên Châu sẽ phái đại tướng tâm phúc cứu Vân Nam, lại ví dụ như công khai Ninh vương đã nhận sính lễ của Trần Mộc, đính hôn cho ái nữ từ lâu, giờ đang âm thầm chiêu binh mãi mã, muốn cứu viện Trần Mộc. Cho dù triều đình có tin nội dung bức thư này hay không thì ít nhất sẽ sinh nghi với thế tử Ninh vương.
Gửi hai bức thư này xong, Yến Tư Không lại viết một bức bằng tiếng lóng đã hẹn trước với Trần Mộc. Y trấn an nó phải cố thủ thành trì, bản thân mình đang vắt óc nghĩ cách giúp nó thoát khỏi khốn cảnh. Bức thư này được Yến Tư Không phân phó cho A Lực giao bằng đường bí mật của Xà Chuẩn.
Mặc dù lo Trần Mộc gặp nguy hiểm, nhưng Yến Tư Không biết hiện tại quan trọng nhất là đánh hạ Diên Châu, chỉ khi Phong Dã kéo dài chiến sự vùng Trung Nguyên, triều đình mới không điều binh mã đến Vân Nam, mà một khi Phong Dã nắm được Thái Nguyên, cửa ngõ vào Trung Nguyên rộng mở, hoàng thành gần trong gang tấc, triều đình nào còn dư lực bình định Sở vương, chắc chắn sẽ tập trung binh lực đối phó với Lang vương.
Mà khi ấy, Lang vương, sợ đã ở thế bất bại rồi.