Chương 4:
Quả thật đúng như lời đại phu, vết thương ở chân Nguyên Nam Duật không nghiêm trọng. Nẹp xương, phụ uống thuốc thang, tĩnh dưỡng trăm ngày là khỏi.
Nhưng cái khó là khó ở chỗ "tĩnh dưỡng". Nguyên Nam Duật dồi dào tinh lực, trời sinh tính đã hiếu động, ngày thường dậy sớm luyện võ đọc sách, rảnh rỗi thì lang thang đường xá tìm vui chơi, bảo cậu nằm trêи giường ba tháng, quả thật là muốn lấy cái mạng nhỏ của cậu mà. Người nhà đoán được cậu sẽ tác quái nên đã tìm người thay phiên trông coi, cuối cùng ghim luôn ở trong phòng.
Buổi sáng Nguyên Tư Không đang đốc thúc Nguyên Nam Duật học sách thì vừa vặn Từ Hổ tới đón y đến trại chọn ngựa.
Trại ngựa bên trong thành Quảng Ninh chủ yếu là nuôi ngựa của Nguyên Mão và các tướng sĩ thuộc hạ, chỉ có hai ba chục con, còn phần lớn ngựa ở đây đều được nuôi ở ngoài thành, nơi đó có đất trống có thể có chỗ cho ngựa chạy nhanh, là nơi mà y thường đến.
Bốn năm trước, Nguyên Mão đưa y về phủ, y đã chủ động yêu cầu muốn chăn ngựa. Kỳ thực khi đó y cũng chẳng biết gì về việc chăn ngựa, chỉ là hai người kết duyên bởi một câu "ngựa có bệnh ở chân" thế nên y cố tình muốn khiến Nguyên Mão cho rằng mình biết chăn ngựa chứ không phải vô dụng, dẫu sao lúc mới bắt đầu y vẫn chưa thoát khỏi nỗi sợ ăn nhờ ở đậu, rất sợ Nguyên Mão không cần y nữa. Nguyên Mão không biết là tin hay không muốn phơi bày mà thật sự để y đi theo Từ Hổ chăn ngựa.
Nuôi rồi, chính là bốn năm. Y không chỉ có học hết tích lũy nửa đời của Từ Hổ vào bụng mà còn sưu tầm được các ghi chép của nhân dân, của quan lại, càng nuôi càng tốt, mà Từ Hổ lại không biết chữ, tay nghề chăn ngựa của hắn đều dựa vào kinh nghiệm và tổ truyền, bây giờ trái lại lại thành có rất nhiều chuyện phải thương lượng với y.
Trước đây Nguyên Tư Không phải cưỡi chung ngựa với Từ Hổ, bây giờ đã có thể tự mình thúc ngựa rong chơi. Từ Hổ nhìn thiếu niên trưởng thành oai phong mà trong lòng cảm thấy vui vẻ yên tâm gấp bội.
Đến trại ngựa thì đã xế trưa, vừa vặn dùng cơm.
Chủ nhân trại ngựa là đệ nhất phú thương của Quảng Ninh – Triệu Đại Hữu, từ một tạp dịch trông coi chuồng ngựa nho nhỏ dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng, ngày nay eo đeo vạn bạc, trại ngựa của hắn nuôi tổng cộng hơn vạn con lớn nhỏ, nhưng ngựa chiến phù hợp với tiêu chuẩn chân chính thì lại khá ít.
Từ khi Thịnh Ninh Tông bỏ vùng Hà Sáo thì quốc lực Đại Thịnh liền suy thoái, triều đình khó chăn ngựa hơn. Tất cả các trại ngựa lớn nhỏ vùng Trung Nguyên đều chuyển sang tư doanh, nhưng theo quy định hàng năm thì vẫn phải chuẩn bị số lượng ngựa chiến nhất định cho triều đình. Ở Trung Nguyên ngựa tốt có tiền cũng khó mà cầu được, vậy nên tất cả các thương nhân buôn ngựa đều là những kẻ giàu có một phương.
Triệu Đại Hữu thấy Nguyên Tư Không thì rất là vui vẻ, bày cả một bàn thức ăn ngon: "Tư Không à, ta phải làm một bữa trưa thật no, xế chiếu còn đi chọn hai ngàn con ngựa tốt cho Tĩnh Viễn vương nữa."
Nguyên Tư Không gật đầu: "Thế thúc cứ yên tâm."
"Ai nha, quả nhiên là ngựa quân Phong gia, đều là ngựa Tần vùng Hoài Tây. Ta xem từng con rồi, đúng là ngựa tốt, ngựa tốt!" Triệu Đại Hữu không nhịn được giơ ngón cái lên: "Không nghĩ tới ngựa Liêu Đông chúng ta cũng có thể rong ruổi ngàn dặm, giết địch tứ phương cùng quân Phong gia, ta đúng là làm rạng rỡ tổ tông mà."
Từ Hổ tâng bốc nói: "Triệu chưởng quỹ vốn đã làm rạng rỡ tổ tông rồi, giờ ngài lại cho tổ tông thêm ánh sáng đấy."
"Ha ha ha, cũng may mà có Từ huynh trông nom với ta hàng năm."
Triều đình nhiều đời nặng văn nhẹ thương, địa vị thương nhân kỳ thực rất thấp nhưng không ngăn được bọn họ phú đắc lưu du*, lại thêm tiền quyền đi đôi cho nên một tiểu lại như Từ Hổ muốn nịnh nọt Triệu Đại Hữu nhiều hơn, mà Triệu Đại Hữu cũng không dám thờ ơ với Từ Hổ, dù sao cũng là quản chiến mã do triều đình phái tới, lời nói tất không nhẹ.
*Phú đắc lưu du: giàu có
Nguyên Tư Không hiếu kỳ hỏi: "Thế thúc, quân Phong gia mua ngựa, giá cả thế nào?"
"Chỉ là hơn rất nhiều quân Cao Thiếu Liêu Đông thôi, song nghe nói Tĩnh Tiễn vương sẽ cử vài người tài tới giúp quân Liêu Đông."
Nguyên Tư Không lo lắng nói: "Triều đình muốn mua ngựa, tất nhiên chúng ta không thể kháng chỉ, nhưng đưa hết ngựa tốt cho phủ Đại Đồng, lỡ như Kim tặc đánh tới thì làm sao?"
Từ Hổ cũng thở dài: "Phải đấy, cũng không biết cấp trêи suy nghĩ thế nào." Hắn thấy hai bên không có ai liền nhỏ giọng nói: "Tuy nói tình hình chiến sự phủ Đại Đồng khẩn cấp, Ngõa Lạt cũng có thế lớn hơn người Kim, nhưng triều đình cũng quá thiên vị đi, đầu tiên là bỏ bảy châu Liêu Bắc, năm nay lại đưa ngựa chiến cho phủ Đại Đồng, còn không phải là cố tình không để ý sống chết của con dân Liêu Đông
chúng ta sao."
Triệu Đại Hữu đặt ngón tay to mập lên môi "suỵt" một tiếng: "Lời này không thể truyền ra ngoài. Bây giờ Đại Đồng có chiến sự còn Liêu Đông thì không, triều đình tất có tính toán."
Trong lòng Nguyên Tư Không đầy thấp thỏm, Liêu Đông chỉ là không có chiến sự trước mắt nhưng Kim tặc bên kia sông vẫn luôn gườm gườm như con hổ rình mồi. Hành động này của triều đình quả thật có phần bất công nhưng bọn họ cũng không làm gì được.
Cơm nước xong xuôi, Triệu Đại Hữu liền gọi vài người nuôi ngựa có kinh nghiệm nhất tới, đi chọn ngựa cùng bọn họ.
Chọn ngựa chính thì vẫn là Từ Hổ, Nguyên Tư Không làm tham mưu, y do Nguyên Mão đặc biệt đào tạo nên tất nhiên cái chức tham mưu này của y cũng danh xứng với thực.
Xem ngựa là một việc cần kỹ thuật, xem ngựa cũng là một việc cần có thể lực. Không phải cứ ngẩng cao đầu tư thế oai phong là ngựa tốt, hoặc kể cả là ngựa tốt thì chưa chắc đã thích hợp dùng đánh giặc, ngựa chiến không thể dã tính khó thuần mà sức chịu đựng chính là quan trọng nhất.
Tỷ như mũi lớn thì phổi lớn, phổi lớn thì đường chạy dài hơn, hay sự bằng phẳng ở phần khung xương từ sống lưng tới xương hông sẽ quyết định ngựa có dễ béo lên hay không, miệng mũi cho thấy ngựa không có bệnh, đường nét gân thịt cho thấy xương cốt của ngựa có tráng kiện hay không, vó ngựa thì cần phải chú trọng hơn, quá dày, quá mỏng, quá lớn hay quá nhỏ đều không phải ngựa tốt.
Nhìn xong cũng sờ xong rồi, còn phải cho ngựa chạy một đoạn rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Xem ngựa phải có nhiều kiến thức, có khi ngựa khác nơi sinh, khác giống sẽ khác nhau, lão sư về ngựa và Từ Hổ đều đã nuôi ngựa mười mấy đến mấy chục năm mới dám xem ngựa, nhất là ngựa chiến, gánh nặng trêи lưng chính là tính mạng của các tướng sĩ, của giang sơn Đại Thịnh, sao dám làm khinh.
Nửa ngày cứ vậy trôi qua, sắc trời ngầm tối, bọn họ cũng phải trở về thành.
Khi đi ngang qua chuồng ngựa bị bệnh, Nguyên Tư Không liền thấy một con ngựa con chưa đủ nửa tuổi, đang yên lặng vùi vào mặt đất bên trong chuồng.
Một người nuôi ngựa nói: "À, ngựa này bị bệnh hơn tháng rồi, nếu không trị được..."
"Ta đi xem xem." Nguyên Tư Không và Từ Hổ đi vào chuồng ngựa, hai người nhìn hồi lâu, hỏi han cẩn thận cũng chỉ có thể miễn cưỡng nhìn ra lá lách con ngựa này có bệnh.
Người nuôi ngựa không phải số ít nhưng người chữa được ngựa lại lác đác chẳng mấy ai, phần lớn người chữa cho ngựa đều dựa theo kinh nghiệm, dùng phương pháp chữa cho người để tính toán thuốc thang. Bệnh nhỏ thường gặp hoặc thương nhẹ bình thường còn có thể chữa, chứ nếu gặp phải bệnh khó trị, bệnh lâu không khỏi thì cũng chỉ có thể giết thịt, tiết kiệm lương thảo.
Nguyên Tư Không cực kỳ tiếc nuối trong chuyện này.
Nương y là y nữ, được ông ngoại truyền y thuật cho. Hồi nhỏ, y tò mò học y thuật của nương, nhưng cha y lại không cho phép, cha cho rằng tất cả đều là hạ đẳng, ở thời đại chỉ có học cao, bãi truất bách gia, độc tôn nho thuật này, công
danh mới là đường ra tốt nhất cho người có học. Sau đó nương thấy y thông minh hiếu học liền dạy cho y một ít lúc rảnh rỗi, y thuật của y quả thật chỉ được tập trêи da lông nhưng vì nắm rõ các lý thuyết y học nên trị được một vài vết thương nhỏ thường gặp. Y vẫn luôn cảm thấy, chữa cho ngựa cũng không phải việc khó, nếu có thể nắm rõ vân da xương cốt, kinh mạch của ngựa giống như của người thì rất nhiều ngựa mắc bệnh sẽ không phải chết, ở trong mắt y các sách về y ngựa hiện có không đủ tường tận.
Đáng tiếc, y không có cơ hội như vậy.
Từ xưa tới nay, lấy heo làm thịt, trâu để canh tác, thì ngựa cũng dùng để di chuyển và tác chiến, ngựa là linh khí chiến đấu, là bánh xe vận chuyển kho lương, thông thương, quan trọng trong quốc trọng, cũng bởi vì địa vị không thể thay thế khi chiến tranh của ngựa mà các triều đại đều tôn sùng ngựa có thừa, phần nhiều là không cho phép ăn thịt ngựa. Triều Thịnh còn nặng hơn về chuyện này, vì luôn khao khát ngựa tốt nên triều đình cũng khích lệ dân gian chăm ngựa, nghiêm lệnh cấm chỉ ăn ngựa, ngựa chết phải mai táng thích đáng. Nguyên Tư Không vẫn luôn muốn phẫu thuật một con ngựa chết để nghiên cứu phương pháp chữa bệnh cho ngựa, nhưng căn bản không thể nào được đồng ý.
Thấy con ngựa con bị bệnh đang thoi thóp kia, Nguyên Tư Không quả thực đau lòng, nếu có thể trị hết cho nó, nói không chừng lại thêm được một công cụ giết địch sắc bén cho tướng sĩ Liêu Đông.
Từ Hổ nhìn thấu suy nghĩ y, cũng cực kỳ không biết phải làm sao: "Con ngựa này sợ rằng chống đỡ không được mấy ngày nữa, chúng ta trở về thôi."
Nguyên Tư Không bước ba bước lại quay đầu lại một lần.
---------------------------------------------
Mấy ngày tiếp theo, Nguyên Tư Không đều ngâm trong trại ngựa phụ Từ Hổ xem ngựa. Quả nhiên như lời của Từ Hổ, con ngựa con kia rất nhanh liền chết vì bệnh, xác ngựa vẫn chưa được dọn dẹp.
Khi Nguyên Tư Không đi qua chuồng ngựa bị bệnh liền nổi lòng tham lần nữa, dẫu sao bọn họ lập tức phải chắp tay đưa hai ngàn con ngựa tốt mà mình cực khổ chăm nuôi cho Đại Đồng thế nên khát vọng chữa bệnh cho ngựa của y càng sâu hơn. Thừa dịp Từ Hổ phi ngựa ra ngoài, y liền len lén tìm Triệu Đại Hữu, năn nỉ hắn cho mình xác ngựa.
Triệu Đại Hữu biết Nguyên Tư Không muốn làm gì, đây không phải lần đầu tiên y nhắc đến, nhưng giải phẫu ngựa chính là nhục mã thi, là lệnh cấm của triều đình: "Tư Không à, ngươi dẹp cái suy nghĩ này đi, để cha ngươi biết, ta biết nói thế nào."
"Thế thúc, trại ngựa này là của thúc, không ai thấy, thúc không nói, cháu không nói, thì ai biết chứ."
"Ai nha, không thể nói vậy được..." Triệu Đại Hữu cực kỳ khó xử.
Ánh mắt Nguyên Tư Không sáng rực, lóe lên sự tinh ranh: "Cha cháu là người nghiêm cẩn, có đôi khi cổ hủ, nhưng Thế thúc là người lanh lợi, trại ngựa lớn này đều nhờ sự "lanh lợi" của Thế thúc, một năm Thế thúc mất một hai trăm con ngựa chết vì bệnh, nếu cháu có thể học được cách chữa cho ngựa, dù là cứu thêm một con cũng là bạc trắng bóng nha."
Triệu Đại Hữu nhanh chóng chớp mắt.
Nếu đổi thành bọn trẻ con mới chớm tóc mai nói với hắn những lời này, hắn nhất định sẽ mắng bọn nói khoác không biết ngượng đó chạy tán loạn, nhưng Nguyên Tư Không thì lại khác.
Khi Triệu Đại Hữu sớm phát hiện đứa trẻ này có tư chất hơn người liền tò mò hỏi Nguyên Mão về thân thế của nó, Nguyên Mão quả thật cũng cho người đi thăm dò và đã tra ra một chuyện tưởng như đùa.
Ở một làng quê xa gần Thái Ninh nghe đồn có một thần đồng, năm tuổi thơ, sáu tuổi văn, chín tuổi thi, liền trúng Tú Tài, chính là họ Yến.
Triệu Đại Hữu biết đứa trẻ này không phải vật trong ao, y nói muốn học chữa cho ngựa là thật sự có thể học được. Hắn là một thương nhân, sao không thể động tâm.
Nguyên Tư Không thấy Triệu Đại Hữu đã giao động liền hứa hẹn tiếp: "Lỡ như thật sự bị phát hiện, Tư Không nhất định sẽ gách vác một mình, tuyệt không làm phiền Thế thúc."
Triệu Đại Hữu nặng nề thở dài: "Tư Không à, kỳ thực Thế thúc sao lại không muốn để cháu chữa ngựa chứ, Thế thúc khổ cực nuôi ngựa mà ngựa lại bị bệnh chết, ta là người đau lòng nhất đây." Hắn kéo Nguyên Tư Không vào xó xỉnh, nhỏ giọng nói: "Vừa hay con ngựa kia nhỏ, động tĩnh nhỏ, ta cho người mở, cháu đến ngay chuồng ngựa bị bệnh kia giải phẫu, phẫu xong rồi thì Thế thúc sẽ cho người dọn dẹp thay cho."
Nguyên Tư Không bình tĩnh nói: "Phẫu xong rồi, cháu đốt ngựa luôn, chẳng phải sạch sẽ hơn sao."
Triệu Đại Hữu giật mình một cái: "Hả...đúng, cháu nói đúng. Đốt, đốt sạch sẽ."
"Đa tạ Thế thúc." Nguyên Tư Không lui về sau một bước, khom người hành lễ: "Hành động này của Thế thúc, cứu ngựa là nhỏ, lợi nước là lớn nha."
Triệu Đại Hữu vui đến không ngậm được miệng: "Được, được, cháu mau đi đi, ta dặn người trông ngựa cách xa chỗ đó."
--------------------------------------------
Nguyên Tư Không cầm một rương chứa dụng cụ trị thương dùng để giải phẫu đến. Y nhìn con ngựa kia, nghĩ rằng rốt cuộc cũng có thể toại nguyện mà hai tay phát run, vừa là hưng phấn, cũng vừa là có phần sợ hãi.
Khi còn nhỏ y theo nương gặp phải không ít các loại bệnh, thế nên cũng không sợ máu tanh, nhưng dẫu sao đến cả cá y còn chưa làm thịt bao giờ mà đây còn là lần đầu tiên động dao giải phẫu ngựa, vậy nên trong lòng liền cuồng loạn như đánh trống, chỉ là y không rảnh trì hoãn, vẫn là nhanh chóng hạ thủ.
Vừa giải phẫu, vừa viết viết vẽ vẽ, thùng nước dùng để rửa tay liền rất nhanh chuyển sang màu máu đỏ.
Ngay trong lúc y mổ bụng ngựa, suy nghĩ nghiêm túc, thì chợt nghe tiếng trẻ con sắc nhọn vang lên: "Ngươi đang làm gì!"
Nguyên Tư Không đang cực kỳ chăm chú. Mặc dù tiếng gầm non nớt nhưng khí thế lại thập phần, liền dọa Nguyên Tư Không đến tim cũng chợt ngừng đập, đao trong tay lập tức rơi trêи đất.
Y nghiêng đầu, chỉ thấy một bé trai mặc trang phục xa hoa đứng ở trước cửa chuồng ngựa, hai mắt nó trợn tròn, mặt đầy nổi giận nhìn y. Đó là đứa trẻ đẹp nhất mà y từng gặp, nói là dung mạo đẹp như tiên cũng không quá đáng, nhưng hiện tại y nào có thời giờ khen ngợi tuyệt tác ông trời già, trong đầu chỉ có một suy nghĩ vang lên: Bị người ta phát hiện rồi!
Bé trai cả giận nói: "Ngươi thật to gan, dám nhục mã thi!" Sau đó nó liền uốn người vào, quát: "Người đâu!"
Nguyên Tư Không bất thình lình vọt lên, lao ra khỏi chuồng ngựa, y bước nhanh về phía trước, dùng bàn tay dầm dề máu tươi, kéo lấy cổ áo đứa bé kia.