Hoàng hậu dập đầu thật sâu. Rõ ràng không thể nói nàng không sợ hãi, nhưng trong nàng lúc này lại bị cảm giác thống khoái lấp đầy. Thế nhưng sự thống khoái nhất thời này, dù vậy, cũng chẳng là gì khi so với bản năng sinh tồn, so với khát vọng được sống. Đến đây, Tố Lặc lại đột nhiên phát hiện, không biết từ lúc nào, nàng lại bắt đầu có khát vọng sống mạnh mẽ đến thế, lại trở nên có niềm tin vào cuộc sống, và mong chờ những ngày tiếp theo của cuộc đời. Những tháng ngày một màu xám ngắt không chút sức sống kia, những tháng ngày mà nàng cảm tưởng như có thể biến một nữ tử vốn thuộc về nơi thảo nguyên bát ngát như nàng đây trở nên tiều tụy hao gầy – những tháng ngày ấy dường như đã trôi về một nơi rất xa rồi. Xa đến mức, chính nàng cũng không thể tin được mình đã sống qua những tháng ngày như thế. Cũng chỉ là mấy năm mà thôi, bây giờ nhìn lại, đằng đẵng tựa mấy đời. Mà cuộc sống của nàng, cõi lòng của nàng, đã biến đổi từ khi nào vậy?
Tố Lặc cúi đầu, những ý nghĩ này luân chuyển trong đầu, khiến đôi mắt thoáng chốc đã nóng lên. Nàng biết, biết rõ, biết hết thảy. Sao nàng có thể không biết. Nàng biết, mọi sự thay đổi đều bắt đầu vào thời khắc nàng gặp phải Tang Chi. Lần đầu tiên nàng bắt gặp Tang Chi, chẳng qua cũng chỉ là do nàng quá mức buồn chán, buồn chán đến mức quẫn bách, gặp Tang Chi, coi như là một chuyện tiêu khiển đốt thời gian. Lần thứ hai, lần thứ ba, ngoài cảm tình ra thì cũng chỉ là vài phần đồng cảm, lại nổi lên lòng trắc ẩn. Mà từ những lần sau đó, cho tới tận bây giờ... từ khi nào Tang Chi đã bước vào cuộc sống của nàng, len lỏi vào từng ngóc ngách trong nhân sinh của nàng, thấm sâu vào sinh mệnh của nàng. Tố Lặc cắn răng, tâm tư trăm vị phức tạp. Tang Chi đối với nàng tốt đến mức khiến nàng nguyện ý làm bạn cả đời, mà Tang Chi, Tang Chi người này, dường như không muốn như thế.
Sau tất cả, tội trạng của Tang Chi đã vượt qua ba chữ đại bất kính từ lâu rồi. Đã đủ để tiễn một mạng người.
Dần dần, Hoàng hậu đã mơ hồ nhận ra, tâm tư của bản thân mình, chỉ sợ rằng cũng không đơn thuần như mình vẫn tưởng.
Nàng vẫn quỳ trên đất, vầng trán dán lên sàn, một hồi lâu sau cũng không thấy Hoàng đế phản ứng.
Hiển nhiên, Hoàng đế chưa từng gặp phải tình huống thế này, nhất thời ngẩn người, nửa ngày sau mới hỏi lại, "Hoàng hậu vừa nói gì?"
"Hoàng thượng." Khớp hàm của nàng cứng lại, "Thần thiếp có tội." Nàng lại mở mắt ra, ánh mắt lấp lóe, "Từ đầu năm nay trong cung mất đi mấy mạng người, thần thiếp từ ấy đến nay vẫn ăn không ngon ngủ không an, thậm chí còn đổ bệnh. Mãi cho tới khi Quốc sư tiến cung hồi tháng trước, nội cung mới tạm yên bình. Khi ấy thần thiếp cùng Thái hậu tiếp đãi Quốc sư, việc này Hoàng thượng cũng biết rồi. Quốc sư có ý rằng hoàng thất nên tu đức tích thiện, trai giới tĩnh tâm, Thái hậu cũng đã muốn tự mình thực hiện. Có điều, thần thiếp lại nghĩ Thái hậu tuổi tác đã cao, còn vừa mới khỏi bệnh, vẫn nên bồi bổ thân thể cho tốt thì hơn. Mà thần thiếp thân là Trung cung, về tình về lí, vẫn là thần thiếp nên có trách nhiệm, vậy là từ ngày ấy bắt đầu kiêng kị, tĩnh tu trai giới tám mươi mốt ngày. Trước kia Hoàng thượng cũng chẳng hề ghé Khôn Ninh cung... cho nên... thần thiếp cũng không lường được..." Nàng lại cung kính, "Hôm nay mới được có nửa tháng, vốn nên bẩm báo từ trước, nhưng Hoàng thượng tới đột ngột, thần thiếp cũng nhất thời vui mừng, cũng quên mất." Nàng ngẩng đầu, sắc mặt không hể có nửa điểm dị thường, biểu tình vô cùng tự nhiên thành khẩn mà nói lời giả dối. Đoạn, lại bày ra dáng vẻ kinh sợ áy náy, "Thần thiếp tuyệt đối không dám lừa gạt Hoàng thượng, nhưng càng không dám bât kính với thần linh. Thất trách không bẩm báo kịp thời, là thần thiếp có tội, xin Hoàng thượng trách phạt!"
Nói xong, nàng chợt nhớ tới lần ấy Tang Chi đọc cho nàng nghe điển tích trong sách, còn rất hứng thú mà giảng giải một hồi. Sách viết, "Bệ hạ thuận theo ý trời, hiếu kính với tổ tông, yêu thương thê tử kết tóc, như thế thiên hạ mới có thể thái bình, hoàng tộc mới có thể hòa thuận. Từ bậc thánh nhân cho đến văn võ bá quan, tất cả đều phải tuân theo thiên đạo, nhất nhất nghe theo chỉ thị của thần linh." Tố Lặc nghe, rất nghiêm túc suy nghẫm, không ngờ Tang Chi lại nhếch môi cười một tiếng, lắc đầu, "Hoàng đế nói rằng có thần linh, thế là cả thiên hạ đều vỗ tay gật đầu cho rằng đúng thực là có thần linh đấy. Thời vận bất lợi, triều cục bất ổn, không đủ năng lực? Không sao, có thần linh là đủ rồi. Không cần đứng ra chịu trách nhiệm, không cần nhận lỗi về phía mình, làm ra điều sai trái cứ đẩy hết cho thần linh là được, chuyện gì cũng có thể giải quyết. Làm sao? Ngươi không hài lòng? Không hài lòng ngẩng đầu lên hỏi ông trời đi chứ sao nữa! Hết thảy là do trời định đấy. Thần tiên nói một chữ có, ai mà dám bảo không." Còn nói, "Ngươi nhìn xem, có phải thần tiên trên trời cũng quá sức rảnh rỗi rồi hay không, mỗi ngày đều đặn ba bữa chè chén no say, ấy thế mà vẫn còn thời gian lo từ việc mắm muối cho đến việc quốc sự ở nhân gian. Ta nói này, có ý trời đấy, nhưng đến cùng thì số phận của mình ở trong chính bàn tay mình, không thể trông cậy hay đổ lỗi cho thần linh được. Ôi chao, thế mà người đời vẫn cứ nhất nhất tin theo, thật quá mù quáng rồi." Ban đầu, Tố Lặc nghe lợi đại nghịch bất đạo của Tang Chi, đương nhiên là cảm thấy không thể chấp nhận được. Nhưng dần dần suy nghĩ, lại cũng cảm thấy không phải không đúng. Dù sao thì, biển người trong thiên hạ, thần linh sao có thể quyết định cuộc đời cho mỗi người trong đó được chứ?
Lại quay về thời điểm hiện tại lúc này, Hoàng đế nghe thấy Hoàng hậu nói thế, cũng ngẩn người. Hắn hiểu nàng nói không sai, trước nay hắn chưa từng ngó ngàng tới Khôn Ninh cung. Mà chuyện bái thần cầu phật của Hoàng hậu cũng là nghĩ cho hoàng thất, không có gì đáng trách. Huống hồ Quốc sư là do hắn khâm phong, bản thân hắn cũng cho rằng lão thần tiên này là cao nhân đại tài, cho nên cũng cung kính bội phục. Lời của Hoàng hậu hợp tình hợp lý, nếu đã kiêng kị tĩnh tu tám mươi mốt ngày, đương nhiên không thể bất tín bất kính với thần linh. Thế là, Thuận Trị cười, "Trẫm còn tưởng có chuyện gì. Hoàng hậu như
——
Editor lảm nhảm: Tố sa lưới tình rồi mà Tố không hay. Rốt cuộc thì người ý thức được mình sa lưới khổ hơn, hay người không ý thức được khổ hơn? *khóc một dòng sông*