Cái chuyện sâu trông núi có dã nhân, phá nhà, làm người khác bị thương được truyền đi khắp nơi, ai nấy cũng đều hoảng sợ.
Anh Vương sau khi về nhà thì bị nôn mửa tiêu chảy, đối với núi lớn thì trong lòng có bóng ma rất nghiêm trọng, mộ phần tổ tiên cũng không muốn đi thắp.
Còn tên mập, bị thương nặng nên bất tỉnh, dù mạng lớn giúp gã sống sót nhưng gốc rễ đã bị tàn phế, nửa đời sau trở thành phế nhân.
Hai người họ, với tư cách là kiểm lâm viên tạm thời, bây giờ đều nghỉ hưu trong cùng một ngày.
Chuyện kinh khủng như vậy xảy ra nên không có ai nguyện ý thay thế chỗ của bọn họ.
Nhưng nếu muốn phòng ngừa dã nhân thì phải tìm ra nó rồi đánh chết, nếu không thì quanh năm suốt tháng phải đề phòng lo lắng, không có cách nào sống thoải mái.
Đáng sợ hơn là, lỡ đâu nửa đêm nó chạy vào thôn hoặc là đột nhiên nhảy ra tấn công bọn nhỏ trên đường đi học thì không ổn chút nào.
Con trai trưởng thôn mới nhậm chức cầm đuốc tổ chức cuộc họp với các trưởng thôn khác, bắt buộc từng hộ gia đình phải in dấu tay, trừ người già, phụ nữ, trẻ em ra thì ai cũng phải thay phiên nhau đi tuần, mười người một tổ.
Mỗi tổ chọn ra một tổ trưởng, nhận băng tay đỏ và còi.
Những người còn lại thì có thể tự trang bị vũ khí như là gậy sắt hoặc đòn gánh, lưỡi hái.
Các trưởng thôn vì muốn khích lệ tinh thần nên đã làm ra một bảng băng rôn: Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ rừng núi.
Nhiều nhà hợp sức với nhau hành động, đã lâu rồi chưa có.
Mặc dù là bị ép buộc, nên vẫn còn nhiều tiếng chửi mắng.
.
Nhóm tuần tra đầu tiên đi đến nhà họ Trần nhưng không nhận được tiếp đãi hiếu khách như họ nghĩ, thế là lúc trở về lại tung ra một số tin vịt âm dương quái khí.
Sinh hoạt của nhà họ Trần bị cô lập vẫn cứ như bình thường.
Lúc ăn cơm, Lương Bạch Ngọc ngó ra ngoài cổng: "Hôm nay cũng không có ai tới đây."
Trần Phong lật đồ ăn cứ như đang đắm chìm trong thế giới riêng của mình, nhưng Lương Bạch Ngọc vừa mới giơ hai cánh tay lên thì hắn đã ngẩng đầu ngay lập tức, "Ăn cơm không được vươn vai."
Lương Bạch Ngọc: "..." Anh đưa hai tay ra sau đầu, kéo giãn cơ vai mỏi nhừ cứng ngắc, "Chú mê tín quá à."
Trần Phong không giải thích thêm, cũng không phản bác.
Lương Bạch Ngọc xoay người ngồi xuống, mặt ngó ra ngoài cửa, nhìn hai cây đào trong sân.
Chúng sắp có chồi non rồi.
"Hai cây đào đó là do tôi trồng đấy." Lương Bạch Ngọc thủ thỉ, "Cũng không hẳn là trồng nữa, hồi còn nhỏ sau khi ăn đào xong, tôi thường ném hạt ra bên ngoài, một năm nọ bỗng phát hiện ở chỗ đó mọc hai cái chồi non."
Tay Trần Phong đang gắp thức ăn bỗng ngừng lại.
"Mẹ tôi bèn chuyển nó lên trước nhà, tôi thường tưới nước cho tụi nó, tụi nó càng ngày càng cao lên, càng ngày càng cứng cáp... Lúc tôi không quan tâm tới nữa thì tụi nó đơm hoa kết trái, toàn là đào lông." Lương Bạch Ngọc rất không hài lòng mà nói, "Rõ ràng tôi ăn mấy loại đào lận, thế mà chỉ có hạt đào lông là chịu ra cây."
"Lông đào á, rửa kiểu gì cũng cảm thấy chưa sạch, sau khi chạm vào nó thì chỗ nào trên người tôi cũng ngứa ngáy." Lương Bạch Ngọc ngoài miệng thì chê nhưng ánh mắt nhìn hai cây đào rất đỗi dịu dàng.
Cây đào chứa đựng biết bao nhiêu là hoài niệm của anh.
Trần Phong để đũa xuống, nói: "Đào ở quê còn ngon hơn cả đào bên ngoài."
"Thật hả?" Hàng lông mi dài rậm của Lương Bạch Ngọc khẽ chớp một cái.
Trần Phong dừng một chút, nghiêng đầu nhìn anh.
"Tôi chưa ăn đào ở bên ngoài bao giờ." Khóe miệng Lương Bạch Ngọc rũ xuống, mắt cũng cụp xuống, cả người từ trên xuống dưới đều khiến người ta đau lòng mát mát.
Cổ họng Trần Phong nghẹn lại, giọng khàn đi, "Bên ngoài bán thường ăn vô vị như nước, rất hồng nhưng không ngọt, mùi vị bình thường."
"Ồ..." Lương Bạch Ngọc cười lên, "Vậy thì may là tôi chưa ăn."
Trần Phong sờ tai tai của anh.
Chàng trai nghiêng đầu, hai má tái nhợt thanh tú cọ lên tay hắn, đầu ngón tay hắn tê dại, lồng ngực cũng nóng lên.
"Hơn ba giây rồi." Lương Bạch Ngọc vẫn kéo dài âm như trước, mang theo điệu bộ tán tỉnh, đáng yêu dịu dàng, "Chú mà không bỏ tay xuống..."
Trần Phong nhìn cặp mắt đa tình của anh.
"Là tôi sờ lại đó." Lương Bạch Ngọc nói.
Trần Phong tiến lại gần.
Động tác này mang theo dáng vẻ trông đợi rõ ràng.
Nhưng chàng trai ấy lại đổi ý, tiếng cười lớn vang lên tai hắn, nói, chọc chú thôi.
Lại chọc hắn,
Luôn là chọc hắn.
Trần Phong sụp vai ngồi trên ghế, kìm nén từ năm ngoái đến năm nay, cảm xúc tràn lan trong lòng đang dâng trào lên, lúc hắn kịp thời phản ứng thì đã kéo tay của chàng trai ấy đặt lên tai trái của mình.
Gian nhà chính yên tĩnh.
Khuyên chắn trên tai hắn đã nằm gọn vào trong lòng bàn tay của chàng trai ấy, pheromone nồng nặc nóng rực lao ra, nương theo ngón tay anh mà dây dưa lên cơ thể anh, quấn lấy anh như một cái kén.
Một mình lên men, chè chén say sưa, sa vào.
— Em là khởi đầu, cũng là nơi kết thúc du͙ƈ vọиɠ của tôi.
.
Sau hôm đó, hết thảy vẫn như thường.
Cách nhà họ Trần không xa có một cái hồ nước, khác với mấy con sông có thể nhìn thấy đáy dưới thôn.
Hồ nước này rất sâu.
Có lần Lương Bạch Ngọc nổi hứng rủ Trần Phong tới đó câu cá, anh đứng bên cạnh một chút rồi bỏ về trước.
Trước khi đi Lương Bạch Ngọc còn dặn chó mực nhỏ đang muốn đi theo mình ở lại với Trần Phong, còn giao cho Trần Phong một nhiệm vụ, không cho về nhà trừ khi câu được cá.
Giọng điệu không hề ngang ngược cậy mạnh chút nào.
Thế này khiến người nghe cảm thấy không thể cự tuyệt được nữa, huống chi là nhẫn tâm chống lại.
Lương Bạch Ngọc ngậm một cọng cỏ mềm, thong dong từng bước băng ra khỏi mảnh rừng nhỏ, đi tới trước cửa.
Trần Phú Quý dưới mái hiên nghe được động tĩnh cũng không thèm nhìn một cái, ông ngồi trên ghế cũ, hai tay đặt lên trước người, đôi mắt đục ngầu nhìn về phía trước.
Ông đã như vậy từ ngày hôm qua.
Sáng sớm ông kêu con trai dời ông ra trước cửa.
Trẻ con chẳng hiểu ông đang nhìn cái gì.
Trước mắt đâu phải là hoa cỏ cây cối gì mà nhìn cả ngày như vậy làm gì, chán chết.
Chỉ có người trưởng thành, trải qua nhiều chuyện, sinh mạng từ đầy đủ sung túc cho đến thiếu thốn, từ từ già đi thì sẽ hiểu, những gì người ta ngồi xuống trước cửa để ngắm nhìn, không phải là phong cảnh.
Mà là nhìn lại — những ký ức.
.
Lương Bạch Ngọc ngồi xuống đất trống kế bên ghế, dựa lưng vào tường, anh tiện tay lấy đôi giày thể thao đang phơi gần đó, đập vào bùn bám chặt dưới đế giày.
Âm thanh to như thế mà động tác thì không bằng một đứa con nít năm tuổi.
Tay Lương Bạch Ngọc đỏ ửng lên nhưng bùn trên đế giày vẫn rất cứng đầu, không đập rớt miếng nào cả, anh để giày xuống chỗ cũ, bực bội "aizz" một tiếng: "Đã không được thì thôi không làm nữa."
Cơ hội để giễu cợt như vậy mà Trần Phú Quý không phản ứng lại chút nào, cứ tựa