Cô ta vừa cảm thán vừa cầm tập tài liệu trên bàn, lật xem những gì ghi chép bên trong:
Tên: Thương Kiến Diệu.
Tuổi: 21 tuổi.
Ngày sinh: Ngày 28 tháng 9 năm 25 Tân Lịch.
Tình trạng gia đình: Cha Thương Thế An là nhân viên cấp tổ trưởng D7, mất tích cùng toàn bộ 'tiểu tổ điều tra cũ' vào năm 37 Tân Lịch. Mẹ Trương Như Hinh là nhân viên bình thường D3, giáo viên tiểu học, chết bệnh tháng 10 năm 40 Tân Lịch, nguyên nhân nghi là đau thương quá độ. Tháng 10 năm 40 tới tháng 9 năm 43 Tân Lịch, Thương Kiến Diệu lớn lên tại cô nhi viện tương ứng tầng 495, thi vào đại học ngành điện tử.
Thuyết minh tình huống: Tháng 5 năm 46 Tân Lịch, Thương Kiến Diệu chủ động xin làm người tình nguyện cho thí nghiệm bí mật, tham gia hạng mục 'C - 14'. Lý do của anh ta là mong qua việc này có thể đạt được sức mạnh to lớn, để điều tra chân tướng sự mất tích của cha.
Kết quả thí nghiệm: Thất bại, so sánh với nhóm đối chiếu, không có thay đổi gì.
Biểu hiện di chứng: Rối loạn logic gián đoạn, làm cho tư duy hiện ra tính nhảy vọt nhất định, còn lại không có gì khác thường.
Hạng mục khác: Kiểm tra gen bình thường...
Phán đoán tổng hợp: Rối loạn tâm thần mức độ vừa phải (nghi ngờ mắc chứng hoang tưởng, chờ quan sát thêm)...
Bác sĩ Lâm đọc một lúc, cuối cùng viết ở dưới cùng:
"Kết quả kiểm tra lại ngày 10 tháng 7 năm 46 Tân Lịch: Tình trạng bệnh chưa cải thiện, nhưng không nặng thêm, không có khuynh hướng bạo lực, không thể hiện tính công kích, có thể cho là tạm thời vô hại."
...
Sáu giờ chiều là thời gian tan làm mà công ty đã quy định, ngoài những nhóm hạng mục phải tăng ca riêng, hoặc một số vị trí thực hiện theo chế độ luân phiên 24 giờ, tất cả nhân viên đều phải rời khỏi "Khu Quản lý" ở tầng thứ 5, "Khu Nghiên cứu" từ tầng 6 đến tầng 45, "Khu Nhà xưởng" (kiêm khu Bảo vệ) từ tầng 46 đến tầng 145, "Khu Nội sinh thái" từ tầng 146 đến tầng 345, trở về "Khu Sinh hoạt" gồm ba trăm tầng.
Bởi vì hạn mức năng lượng có hạn, cùng với việc cả vợ chồng và phụ huynh trong nhà đều đi làm, cho nên rất nhiều nhân viên lựa chọn ăn uống trong "Thị trường cung ứng vật tư" của mỗi tầng đó.
Nơi đây chia làm hai bộ phận, một bộ phận là khoai lang, khoai tây, gạo, bột mì, các loại thịt rau củ quả được cung cấp bởi "Khu Nội sinh thái", và những vật tư như vải dệt, đường trắng, muối ăn đến từ "Khu Nhà xưởng", một bộ phận khác thì cung cấp các loại thực phẩm chín, được mọi người gọi với cái tên thân thiết là "Căng tin nhân viên".
Đi ăn ở căng tin này tốn kém hơn về nhà tự nấu, mùi vị cũng không ngon cho lắm, nhưng tính thêm hạn mức nguồn năng lượng mỗi người đều thiếu, cùng với sự mỏi mệt khi làm việc cả một ngày trời thì đây dường như lại là lựa chọn tốt nhất.
Và đây cũng là khuynh hướng mà cao tầng của công ty đưa xuống - mong thông qua việc cung cấp bữa ăn đồng bộ để giảm bớt việc tiêu hao năng lượng.
Khi Thương Kiến Diệu trở lại tầng 495 thì cách thời gian căng tin mở cửa lúc 6 giờ 30 là còn chừng hai mươi phút nữa - bởi vì một số vị trí tan ca còn phải dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc hoặc có công việc bắt buộc khác, cho nên vì để công bằng, ban giám đốc quy định, thời gian mở cửa căng tin là nửa tiếng sau khi chính thức tan ca.
Đối với những nhân viên phải trở