Đầu tháng Năm, vì biến Tây Quan và cuộc chiến bảo vệ Nhạn Môn mà chiến sự phương Bắc tạm hoãn đã mở ra lần nữa. Khương Hàm Nguyên nhận lệnh, nhận lấy soái kỳ của cha.
Cô không bôi nhọ anh danh của Khương Tổ Vọng, qua điều chỉnh ngắn ngủi, chiến sự liên tiếp thúc đẩy. Cô dùng một trận tiếp một trận thắng lợi, vừa đi vừa về báo lại lòng tin của người kia ngồi xa xa nơi triều đình đối với mình.
Mùng mười tháng năm, đại quân đoạt lại Đại quận; ngày mười chín, lần nữa khống chế được vùng đất Hằng Sóc, khôi phục cục diện cánh trái trước biến Tây Quan.
Cuối tháng, thuận lợi hành quân đến Quảng Ninh, cùng lão tướng quân Triệu Phác gặp mặt.
Đến tuần đầu tháng sáu, một bức chiến báo mới nhất từ Khương Hàm Nguyên lại được đưa đến trên tay Thúc Thận Huy.
Ấy là một buổi hoàng hôn yên tĩnh, y đang ngồi trong thư phòng Chiêu Cách đường Vương phủ.
Nơi đây chính là lần vào đêm hồi mới cưới, y từng đưa cô tới. Nhớ đến nguyên nhân là vì y tránh đi xấu hổ chung giường của hai người, chỉ là nổi hứng nhất thời, nào ngờ, lại như gặp được tri âm, trò chuyện vui vẻ, cả đêm dài trôi qua không biết.
Thời gian như thế, sẽ không còn.
Thúc Thận Huy đứng trước dư đồ và bức sa bàn lớn từng cùng cô chung sửa.
Trong tấu chương mới nhất của cô, thông báo tiến triển mới nhất bên mình.
Quân cánh phải trải qua một trận huyết chiến, cũng đã đến phía Đông sông Lộ, từ đó chỉ cách quận Yến chừng mấy trăm dặm, Chu Khánh dẫn binh cùng liên quân tám Bộ tạm thời trú đóng, chờ chiến lệnh ban xuống, qua sông hội sư, cùng đánh trận đánh cuối cùng.
Cuối cùng gần nửa năm, rốt cuộc trận đại chiến quyết định này cuối cùng cũng đi đến trận mấu chốt.
Nếu Đại Ngụy đoạt được quận Yến, nghĩa là cách ngày công phá Tân đô Đại Hưng của Bắc Địch không xa.
Mà trái lại, nếu Đại Ngụy không thể nhanh chóng thu được quận Yến, đánh một trận lớn, chưa kể gì khác, chỉ tính đến quân lương và cỏ khô mỗi ngày hao tốn cho đại quân và chiến mã cũng là một con số kinh người. Cuộc chiến kéo dài dai dẳng cầm cự lẫn nhau, là đòn trí mạng đối với Đại Ngụy, càng kéo dài chỉ sợ không cần đến đối phương đã tự không chống đỡ nổi.
Hiển nhiên Sí Thư cũng am hiểu đạo lý sâu bên trong.
Cuộc chiến Tây Quan của gã sắp thành lại bại, hiện giờ thay đổi thái độ phản công trước đây, co cụm binh lực, hầu như dồn toàn bộ tinh nhuệ về đến một vùng quận Yến, lợi dụng địa thế và quan ải các phương phòng thủ chặt chẽ. Xem ra trong thời gian ngắn, gã không tính đánh một trận dã chiến chính diện với quân Ngụy, mà là muốn kéo dài làm sụp đổ Ngụy quân.
Trận chiến này quan hệ trọng đại, Khương Hàm Nguyên tự nhiên cũng thận trọng muôn phần. Cô không có ý định lập tức hội sư trực tiếp tiến công quận Yến.
Cô có suy nghĩ khác.
Phía Bắc quận Yến là Nam Đô Đại Hưng của Bắc Địch, hai vùng tương thông, Nam Đô cung cấp cho quận Yến một lượng vật tư và hậu viện cuồn cuộn không dứt, do đó Sí Thư mới có sức đánh cuộc chiến tiêu hao với cô.
Trên tuyến đường Nam Bắc này, có mấy tòa thành trì, giữa núi non trùng điệp có một vùng được đặt tên là Loan Đạo, là một miệng eo.
Cô muốn đánh hạ Loan Đạo, cắt đứt đường lui của quận Yến.
Thúc Thận Huy đối chiếu sa bàn, càng xem cảng xúc càng bành trướng.
Đây thật là đối sách đỉnh nhất để phá vỡ chiến pháp của Sí Thư. Dĩ nhiên áp dụng không dễ, song so với cuộc chiến tiêu hao lâu dài gây bất lợi cho quân Đại Ngụy thì đây là cơ hội.
Đổi lại là mình, e là cũng chưa hẳn nhanh chóng nắm bắt được điểm chính xác trong thế cục phức tạp rối loạn ấy, sáng tạo ra cơ hội khắc địch giành phần thắng.
Nếu kế hoạch này của nàng ấy thành công, quận Yến sẽ biến thành đảo hoang, đến chừng đó, không phải là Sí Thư kéo dài thời gian làm nàng ấy sụp đổ, mà là đại quân của nàng sẽ vây chết quận Yến, bắt rùa trong hũ.
Trên đời sao lại có một nữ tử như thế này, tập hợp anh dũng và trí tuệ vào một người. Nhớ tới tình cảnh cha vừa qua đời nàng ấy đã nhận nhiệm vụ lúc lâm nguy, đè nén bi thương gánh vác tất thảy, một tình cảm mãnh liệt tuôn ra từ đáy lòng y.
Nếu trời cao thật sự có thể nghe được ý nguyện con người, y sẽ một lòng nguyện rằng, hy vọng tương lai, thiếu niên mà nàng để ý có thể trùng phùng với nàng, bầu bạn nàng cả đời, từ đây không còn tiếc nuối.
Y nấn ná lại hồi lâu, xem tới xem lui địa hình, đến khi trời tối mới xách đèn đi ra, về Phồn Chỉ viện.
Gần đây tâm tình của Trương Bảo cuối cùng cũng tốt hơn một chút.
Từ sau khi điện hạ chém giết Cao Chúc, chẳng những triều đình trôi chảy, mà ngay cả ngoài cung, những phỉ báng bát nháo đối với điện hạ cũng từ từ vơi dần.
Ngày mai còn có một chuyện quan trọng, cậu
phải đưa Lý Tường Xuân cha cậu đến Tiền Đường dưỡng lão. Đây là điện hạ sắp xếp, để cha hắn sau này theo Trang Thái phi hưởng phúc an nhàn ở Giang Nam.
Đây cũng là quãng đời mà thân phận như bọn hắn thiết tha mơ ước. Trương Bảo rất lấy làm vui cho cha. Sáng mai phải xuất phát lên đường, đồ cũng đã gói ghém xong, tối nay cậu sẽ theo cha mình đi từ tạ.
Trời tối, đợi Nhiếp Chính Vương về Phồn Chỉ đường, cậu theo cha bước vào, cùng bái lạy. Trên mặt điện nở nụ cười, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi tới, tự tay đỡ cha cậu lên, bảo ông là người bên cạnh Thánh Võ Hoàng đế và Trang Thái phi, địa vị vốn được tôn sùng, bên mình tới tận bây giờ, tuổi tác đã cao, bệnh ho suyễn luôn không tốt, Thái y nói rằng khí hậu Giang Nam sẽ tốt hơn, bảo ông sau này yên tâm dưỡng lão.
Sở dĩ điện hạ nói vậy là vì ban đầu cha như không muốn đi. Song điện hạ kiên trì, ông ấy đành thuận theo.
Theo Trương Bảo, đây là vinh dự cực lớn.
Quả nhiên, cha không nói gì thêm, chỉ kiên trì dập đầu xong với điện hạ. Điện hạ cũng tùy ông. Trương Bảo ở một bên nhìn, chờ cha xong lễ đứng dậy mới dìu đỡ người lên. Lúc này, thấy điện hạ quay sang mình dặn dò dọc đường phải chăm sóc người cho tốt, không cần vội, cứ từ từ mà đi. Trương Bảo luôn miệng vâng dạ. Xong xuôi, thấy ngài nhìn mình, còn nói: “Chờ đến bên ấy hẳn đã là tháng bảy tháng tám, đương lúc nóng bức, cậu không cần vội vã quay về, cứ ở lại cùng cha cậu hầu hạ Thái phi, bên này ta không thiếu người.”
Trương Bảo nói: “Nô tỳ không sợ nóng, đến sẽ về ngay, tiếp tục hầu hạ điện hạ.”
“Thái phi trước đây từng có lời khen cậu, bảo cậu nhanh nhẹn. Cậu cứ ở đó hầu bà là được.”
Điện hạ đã nói, Trương Bảo đành vâng lời. Điện hạ lại gọi Vương Nhân, dặn chọn một đội người tinh anh hộ tống đi Giang Nam.
Không chỉ thế, cuối cùng khi cáo lui, Nhiếp Chính Vương còn đích thân tiễn cha đi ra,
Trương Bảo vịn người đi một đoạn, quay lại, thấy Nhiếp Chính Vương vẫn đứng ngoài cửa đình, đưa mắt nhìn cha rời đi.
“Cha, điện hạ thật coi trọng người. Bộ mặt này, e là còn chưa từng đối với các quan trong triều như thế.” Nói xong, đã thấy Lý Tường Xuân ho khan không ngừng, còng người, rũ mi cụp mắt, vẻ mặt u ám như ôm tâm sự nặng nề, bèn không dám mở miệng nữa, đưa người vào phòng. Hầu hạ đi ngủ xong cũng đi ngủ sớm để sớm mai đi đường.
Hôm sau, đám người Vương Nhân chọn lựa đã chờ sẵn. Hành lý không nhiều, mang hết lên xe ngựa. Trương Bảo theo lão thái giám ngồi lên xe, ra khỏi Trường An, đi tới Giang Nam. Phu xe được Trương Bảo dặn dò, sợ tròng trành đến lão thái giám nên không dám đi nhanh, đánh xe ngựa không nhanh không chậm đi một ngày, ghé vào dịch xá ven đường. Tối hôm đó, Trương Bảo và Lý Tường Xuân cùng ở một phòng. Trương Bảo bưng nước đến, vịn lão thái giám ngồi xuống, vén tay áo định hầu ông rửa chân, chợt nghe ông thấp giọng nói: “Sáng mai con không cần cùng ta.”
Trương Bảo khẽ giật mình, ngẩng lên, thấy ông không còn dáng vẻ ốm yếu ngày thường, nhìn mình chằm chằm với vẻ cực kỳ nghiêm túc.
“Ở chỗ ta có một món đồ muốn gửi tới Vương phi. Con cầm lấy, dẫn theo hộ vệ, sáng mai lặng lẽ lên đường.”
Trương Bảo càng mù mờ: “Cha muốn con chuyển thứ gì thế?”
Lão thái giám từng chữ từng chữ nói: “Là thứ mà so với mạng của con, ta, tất cả cộng lại còn quan trọng hơn!”
Ông ngừng đoạn, “Vương phi hiện giờ hẳn đang đánh trận, con trực tiếp đi Tịnh Châu tìm Thích sứ Trần Hành, giao cho ông ấy, để ông ấy chuyển cho Vương phi.”
Trương Bảo bình tĩnh nhìn ông một lát, chợt nhớ những chuyện xảy ra trước đây, phát run.
Dù cậu còn không biết đến cùng là chuyện gì, nhưng tất nhiên có quan hệ đến điện hạ. Cậu lập tức quỳ xuống, dập đầu: “Con nhớ rồi! Nhất định sẽ chuyển vật đến!”