Nhắc đến Tấn vương phải nhắc đến tính cách có điểm lạ kì của y.
Hoàng thất xưa nay không thiếu người âm dương quái khí, hỉ nộ vô thường, mà Tấn vương từ nhỏ đã là người khiến kẻ khác không rõ nông sâu.
Tấn vương là Tứ hoàng tử của Tiên hoàng, do Hoàng hậu sở sinh, tường văn hảo võ, rất được Tiên hoàng coi trọng, địa vị trong cung không hề nhỏ so với Đại hoàng tử hay Tam hoàng tử.
Mà Ngũ hoàng tử, đệ đệ song sinh của Tấn vương, nơi nơi bị y so kém một đầu.
Trong cung tranh đấu là chuyện thường tình, các hoàng tử vì vương vị mà trong tối ngoài sáng đánh nhau đến đầu rơi máu chảy cũng không hiếm lạ.
Tiền triều, Tứ hoàng tử quang mang che lấp Ngũ hoàng tử, liếc mắt có thể nghĩ Ngũ hoàng tử lâu ngày tích tụ, ngoài mặt huynh hữu đệ cung, mà sau lưng liệu có huynh đệ tương tàn hay không.
Lại không biết vào một đêm không trăng không sao, Tứ hoàng tử Mạc Kính Dung vô thanh vô tức vượt qua cận vệ canh giữ ở ngoại viện cùng cung nhân ở nội viện, tiến vào phòng của Ngũ hoàng tử Mạc Kính Vũ.
Toạ trước ghế cạnh giường đợi Mạc Kính Vũ nhận ra khí tức người khác trong phòng mà tỉnh dậy, Mạc Kính Dung hỏi:
"Kính Vũ, ngươi có muốn làm hoàng đế hay không?"
Tiên hoàng lúc bấy giờ còn tại vị, thân thể mạnh khoẻ, lời này nói ra chính là đại nghịch bất đạo, ám chỉ hoàng tử nhung nhớ hoàng vị, tâm tồn ý niệm mưu phản.
Mà Mạc Kính Dung năm đó mười bốn tuổi nói đến tâm bình khí hoà, song mâu thâm trọng, thân hình giấu trong bóng tối, khiến Mạc Kính Vũ mơ hồ cảm thấy y tựa ma tựa quỷ.
Rất nhiều năm về sau, Ngũ hoàng tử Mạc Kính Vũ dẫm lên trăm người ngồi trên hoàng vị, lấy hiệu Minh An Đế.
Ý chỉ tứ hôn do y ban xuống khiến nhiều cận thần quan