Cửu Kỳ phong là một ngọn núi cao nhất trong dãy Lư Sơn ở Giang Nam, hình thế rất hùng vĩ hiểm trở, cao đến mấy trượng và rộng đến mấy mươi dặm, tuy thời tiết đang nóng bức, trên núi vẫn lạnh như vào cuối thu.
Trời nắng chói chang, trên con đường ngoằn ngoèo dẫn lên Cửu Kỳ phong đang có ba thiếu niên nam nữ nối tiếp nhau phóng đi, hai thiếu nên này một người áo dài màu lam ngọc, một người áo dài trắng, diện mạo anh tuấn, phong thái thoát tục, còn thiếu nữ toàn thân y phục trắng, xinh đẹp tuyệt trần.
Ba người kinh công cao cường, phóng đi nhanh như sao xẹt, họ chính là Ngô Sương, Đỗ Phúc Toàn và Trầm Di Trinh.
Cả ba người bởi lòng đang trĩu nặng đau buồn nên không ai lên tiếng nói, chỉ lẳng lặng thi triển khinh công phóng đi vun vút.
Ngô Sương khinh công cao hơn hết, thỉnh thoảng phải dừng lại chờ, Đỗ Phúc Toàn và Trầm Di Trinh mới không bị bỏ rơi xa.
Trầm Di Trinh công lực kém hơn hết, lúc này đã mồ hôi nhễ nhại, hơi thở hào hển.
Ngô Sương thấy vậy ái ngại hỏi :
- Trầm cô nương có cần tại hạ giúp một tay không?
Trầm Di Trinh cười :
- Giúp bằng cách nào?
Ngô Sương mỉm cười :
- Tại hạ có thể dùng tay dìu, thiết nghĩ nữ nhi võ lâm không nên câu nệ tiểu tiết, cô nương đồng ý chứ?
Trầm Di Trinh thoáng đỏ mặt, cúi đầu không đáp.
Đỗ Phúc Toàn cười xen lời :
- Miễn là Ngô thiếu hiệp không cảm thấy nặng, như vậy có thể đi nhanh hơn, còn gì tốt bằng.
Ngô Sương nghe vậy bèn vòng tay qua lưng Trầm Di Trinh, thi triển khinh công phóng đi.
Trầm Di Trinh chỉ cảm thấy người nhẹ như chim én lướt đi như bay, lòng lâng lâng ngây ngất.
Ngô Sương dìu Trầm Di Trinh phóng đi, một hương thơm da thịt của xử nữ ập vào mũi, khiến chàng có một cảm giác hết sức kỳ diệu.
Đây là lần đầu tiên trong đời chàng thật sự tiếp cận phụ nữ, chàng nghe lòng phơi phới ngây ngất.
Thỉnh thoảng chàng lại kề tai Trầm Di Trinh khẽ hỏi :
- Như vậy thấy khỏe hơn chứ?
Trầm Di Trinh chỉ đáp bằng một nụ cười e ấp tươi duyên.
Ngô Sương từ khi bước chân vào chốn giang hồ đến nay, tổng cộng tiếp xúc với ba phụ nữ, ba phụ nữ này hoàn toàn khác biệt nhau.
Tất Ngọc Yến hồn nhiên lanh lợi, ít hiểu biết về đời, thường hay biểu hiện bản thân.
Thích Nam Giao bướng bỉnh kiêu căng, tính khí quật cường, không chịu nhận ai cả.
Trầm Di Trinh thùy mị đoan trang hiền thục ngoan ngoãn.
Trong ba nàng không còn nghi ngờ gì nữa, Ngô Sương đã thích mến Trầm Di Trinh hơn cả.
Sau nửa ngày bôn ba, khoảng trưa ba người đã sắp đến Cửu Kỳ phong.
Lúc này tuy ánh nắng chói chang nhưng trên núi hết sức mát mẻ, không chút nóng nực.
Ba người càng lên cao, thế núi càng hiểm trở, tìm kiếm mãi đến khi mặt trời sắp lặn vẫn không thấy Cửu Kỳ phong đâu cả.
Bỗng trên không có hai chim câu to lớn cất tiếng kêu vang, bang thẳng về hướng nam.
Đỗ Phúc Toàn đưa tay chỉ đôi chim câu nói :
- Trên núi cao thế này mà lại có chim câu xuất hiện, hẳn là phải có nguyên nhân, loài chim câu này nhất định có nguyên nhân, loài chim câu này nhất định là dùng để truyền thư, nhưng chẳng rõ là do ai đã thả chúng?
Ngô Sương tiếp lời :
- Tại hạ thường nghe ân sư nói trên giang hồ chỉ có hai người nuôi chim câu, một là Hoa Diện Quỷ Thường Miêu Hương ở Vu Lộ sơn, hai là Thiết Đởm Kinh Hồn Chư Cát Viễn.
Đỗ Phúc Toàn ngẫm nghĩ chốc lát mới lên tiếng :
- Theo tình hình trước mắt, Chư Cát Viễn không cần thiết phải thả chim câu đến Cửu Kỳ phong, còn Hoa Diện Quỷ Vương vì muốn do thám hành động của nhóm người Công Tôn lão tiền bối, rất có thể thả chim câu đến đây...
Trầm Di Trinh cười tiếp lời :
- Sư huynh có danh xưng là Tiểu Chư Cát, suy luận hết sức chuẩn xác.
Đỗ Phúc Toàn ha hả cười to :
- Sư muội lại nói khoác cho ngu huynh nữa rồi.
Ngô Sương mỉm cười Nếu chúng ta đi theo hướng bay của chim câu, rất có thể sẽ tìm được Cửu Kỳ phong.
Đỗ Phúc Toàn gật đầu :
- Ngô huynh cao kiến rất đúng Thế là ba người bèn rẽ sang hướng nam, chừng nửa giờ sau đã đi đến một ngọn núi cao chót vót, có đến năm ngàn trượng.
Bỗng nghe một tiếng gầm vang. Ngô Sương liền cảnh giác quét mắt nhìn, một cơn gió mạnh thổi qua, một con hổ to trán trắng xuất hiện.
Con hổ như rất đói khát, một luồng kình phong bổ vào mãnh hổ, một luồng kình phong như vũ bão xô ra, đẩy mãnh hổ loạng choạng thoái lui, suýt nữa đã rơi xuống vực thẳm.
Mãnh hổ lại buông tiếng gầm vang, lao bổ tới lần thứ nhì.
Ngô Sương cả kinh thầm nhủ :
- Con dã thú này đã chịu được một chưởng của mình, thật là hiếm có.
Đồng thời tay phải đã vung lên, vừa định vung chưởng, bỗng nghe một tiếng quát vang :
- Dừng tay ngay!
Mãnh hổ vừa nghe tiếng quát, liền chững lại ngay. Ngô Sương cũng thu chưởng hạ tay xuống.
Chàng đưa mắt nhìn về phía phát ra tiếng quát, chỉ thấy một đại hán vạm vỡ, mày rậm mắt hổ đang đứng ở ngoài mười trượng.
Gã đại hán ấy trừng mắt giận dữ nhìn Ngô Sương quát :
- Tiểu tử ngươi thật to gan, lại dám xuất thủ đánh thần hổ của bọn ta.
Ngô Sương vừa định nổi đóa, Đỗ Phúc Toàn chợt động tâm, vội nói :
- Các hạ đúng là chủ nhân của thần hổ ư?
Đại hán vạm vỡ đưa mắt nhìn Đỗ Phúc Toàn, lạnh lùng nói :
- Phải thì sao? Không phải thì sao?
Đỗ Phúc Toàn cười ôn tồn :
- Trên núi cao này mà gặp được người đã là điều chẳng dễ, bằng hữu hà tất nổi giận. Tại hạ muốn hỏi thăm một người được không?
Đại hán vạm vỡ hắng giọng :
- Hỏi ai?
- Nhân Kính đại sư phải chăng cư trú ở đây?
Đại hán vạm vỡ kinh ngạc :
- Gia sư đã ẩn tích lâu năm, sao ngươi lại biết?
Đỗ Phúc Toàn liền vòng tay thi lễ :
- Thì ra là cao túc của Nhân Kính đại sư, thật thất kính!
Đại hán vạm vỡ cười khẩy :
- Ai thân bằng quyến thuộc với các ngươi? Cho các ngươi biết, muốn gặp gia sư phải có điều kiện, thực hiện được mới có thể gặp.
Ngô Sương bực tức cười khẩy :
- Điều kiện gì?
Đại hán vạm vỡ nhìn Ngô Sương, chậm rãi nói :
- Chịu được bổn nhân ba chưởng mới cho vào cửa.
Đỗ Phúc Toàn nói :
- Huynh đài, chúng ta đều là người nhà, chúng tại hạ yết kiến lệnh sư có việc cần bàn, xin đừng gây khó khăn.
Ngô Sương ngắt lời :
- Khỏi lôi thôi, có bản lĩnh thì cứ như thế.
Đại hán vạm vỡ tức giận quát :
- Tiểu tử hãy tiếp chưởng!
Vừa dứt lời đã vung chưởng, với chiêu Mãnh Hổ Hạ Sơn bổ tới.
Ngô Sương vung hữu thủ đón tiếp, đồng thời tay trái với chiêu Thái Sơn Áp Đỉnh bổ xuống đỉnh đầu đối phương.
Bùng một tiếng vang dội, Ngô Sương bật lùi hai bước, trong khi ấy đại hán vạm vỡ loạng choạng thoái lui đến sáu bảy bước.
Đại hán vạm vỡ trừng mắt, trân trối nhìn vào Ngô Sương ý là :
- Tiểu tử này công lực thâm hậu quá!
Ngô Sương cười khẩy :
- Chiêu này có kể hay không?
Đại hán vạm vỡ tức đến kêu oai oái, điều tức chốc lát, lại sấn tới vung tay, với chiêu Thôi Tinh Trích Nguyệt chộp vào ngực Ngô Sương.
Ngô Sương nhanh nhẹn lách người tránh khỏi, nhếch mép cười nói :
- Chỉ còn một chiêu cuối cùng nữa thôi!
Đại hán vạm vỡ quát to :
- Tiểu tử hãy xem đây!
Dứt lời người đã vọt lên không, hai tay mười ngón co lại như móc câu, từ trên láo bổ xuống.
Ngô Sương bỗng cảm thấy một sức nặng như núi từ trên đè xuống, khiến chàng cơ hồ ngừng thở, kinh hãi thầm nhủ :
- Đây là tuyệt học gì thế này?
Vừa định thi triển tuyệt học ứng phó, bỗng trên không vang lên một tiếng già nua nói :
- Đồ nhi hãy dừng tay, đó là truyền nhân của Tử Quải, hãy đưa họ vào đây!
Đại hán vạm vỡ vụt quay người, lướt ra xa hơn một trượng, lẳng lặng làm ra tư thế mời khách.
Ngô Sương thu chưởng, cất bước biến tới, Đỗ Phúc Toàn và Trầm Di Trinh theo sau, ba người rẽ qua mấy khúc quanh, thảo lư của Nhân Kính đại sư đã hiện ra trước mặt.
Lúc này trong thảo lư có ánh nến hắt ra, đảo mắt nhìn quanh, thấy thảo lư đã được cất ngay giữa Cửu Kỳ phong.
Thảo lư nằm trên một khoảng đất bằng rộng đến mấy mẫu, bốn bề rừng trúc xanh um, phía trước cầu nhỏ bắc qua suối, cảnh sắc thật thanh nhã thoát tục.
Ba người đi vào nhà, chỉ thấy trong thảo đường có hai lão nhân một tăng một tục đang ngồi đối diện nhau chuyện trò, vẻ mặt hết sức nghiêm nặng.
Ngô Sương vừa thấy đã biết ngay đó là Công Tôn Thiên Long và Nhân Kính đại sư, vội vàng quỳ xuống tham bái, rồi nói :
- Đệ tử Ngô Sương xin tham kiến hai vị lão tiền bối!
Lão nhân râu dài áo bào xanh bên trái nhẹ khoát tay, khẽ gật đầu nói :
- Miễn lẽ! Ngươi phụng mệnh Càn Nguyên đến đây phải không?
Ngô Sương liền cảm thấy một luồng sức mềm mại ập đến, nâng chàng đứng lên, bèn vòng tay nói :
- Gia sư có thư, xin dâng lên lão tiền bối.
Đoạn hai tay cung kính trao thư cho lão nhân áo xanh.
Lão nhân áo xanh đón lấy mở ra xem, mỉm cười nói :
- Ba mươi năm trước chỉ vì một viên Hoàn Ẩn châu, báo hại lão phu đã phải mất công chờ đợi ở Hoa Sơn suốt năm trời.
Đoạn với giọng hiền từ hỏi :
- Lệnh sư dụng tâm khổ sở, ngươi muốn lão phu truyền dạy gì nào?
Lão hòa thượng mập lùn ngồi bên phải vuốt râu cười xen lời :
- Tiểu tử, hãy nắm lấy cơ hội ngàn năm khó gặp này, yêu cầu Công Tôn lão nhi dạy cho Cầm Hổ ngũ thức khuynh tuyệt thiên cổ ấy.
Ngô Sương cười :
- Đệ tử không dám thỉnh cầu Công Tôn lão tiền bối truyền dạy môn gì, tùy lão tiền bối muốn truyền dạy gì cũng được.
Công Tôn Thiên Long cười thật hiền từ :
- Lão phu thấy tiểu tử này cốt cách thanh kỳ, nhất là bản tính lương thiện, nhãn lực của Càn Nguyên quả là chẳng kém.
Nhân Kính đại sư cười :
- Tiểu tử còn chưa mau quỳ xuống tạ ân, Công Tôn lão nhi đã bằng lòng truyền dạy rồi đó.
Ngô Sương vội quỳ xuống vái lạy nói :
- Đệ tử xin khấu kiến tạ ơn lão tiền bối.
Công Tôn Thiên Long lắc đầu :
- Đứng lên mau, lão phu rất sợ tục lễ thế này, hôm nay tạm nghỉ, ngày mai bắt đầu truyền dạy.
Đoạn đưa tay đỡ Ngô Sương đứng dậy.
Ngô Sương lại nói :
- Đệ tử từ Tứ Xuyên qua Hồ Bắc đến đây, trên đường gặp rất nhiều sự kiện liên quan đến việc Hỏa Dương Địa Quân dự định phát động chiến dịch đối phó với nhân vật chính phái, xin phụng cáo với hai vị tiền bối.
Ngô Sương bèn kể lại việc đã gặp Tiêu Tuyết Thuần tại hồ Động Đình cứu chữa cho Đỗ Phúc Toàn và Trầm Di Trinh cùng với việc Thích Nam Giao đã bị bắt đi mất.
Sau đó Đỗ Phúc Toàn đặc biệt đề cập đến việc chim câu truyền tin đã thâm nhập Cửu Kỳ phong.
Nghe xong, Công Tôn Thiên Long và Nhân Kính đại sư đều không ngừng vuốt râu, vẻ mặt mỗi lúc càng thêm