Thấy Vân Nghê đã hiểu được ý của mình, Phương Bảo Lâm thở nhẹ một hơi, cô ngồi lại ngăn ngắn như ban đầu.
Ít nhất người có khả năng cứu cô cũng an toàn được phần nào.
Thầm cầu mong cho không có việc gì bất trắc xảy đến với cô ấy, nếu không Phương Bảo Lâm cầm chắc cái chết rồi.
Vân Nghê nhìn sang phía Khiết đại nhân vừa đúng lúc chạm ánh mắt với Khiết Mạt Nhi.
Cô ta trừng mắt lên nhìn cô, ánh mắt mang theo sự căm ghét, đố kị, ghen tức.
Gì chứ chỉ là trừng mắt thôi mà cũng muốn làm cho cô sợ sao? Đừng là vẫn còn ngây thơ quá.
Vân Nghê nhìn thẳng vào cô ta, đôi mắt cong cong như đang cười khẽ gật đầu coi như chào hỏi.
Hứ cho cô tức chết, tức chết cô luôn.
"Nhị hoàng tử điện hạ Bách Khải Hoan, tam hoàng tử điện hạ Bách Khải Tư, đại diện Khương quốc và hoàng thất Khương quốc sang chúc thọ.
Quà mừng thọ gồm có một cây thiên sơn tuyết liên hoa, mười cây nấm linh chi và nhân sâm ngàn năm, ba xe hà thủ ô, tam thất, đan sâm, giảo cổ lam.
"
Đồng thời với tiếng hô của quan nội thị, những quà mừng thọ được chọn lọc mang lên, cả hai người Bách Khải Tư và Bách Khải Hoan cũng đứng dậy.
Hai người bọn họ đồng thanh nói câu chúc thọ với hoàng đế Yên quốc.
Ý? Giờ Vân Nghê mới để ý thì ra đây chính là vị hoàng đế đỉnh đỉnh đại danh của nguyên tác sao? Dùng ba ngày để dành được quyền hành vào tay mà không một binh lính phải chết, năm ngày để ổn định nội bộ Yên quốc, và chỉ trong vòng một ngày đã giải quyết sắp xếp ổn thỏa cho hoàng thất tiền triều? Mặc dù bọn họ đa số không quy phục, chọn cái chết nhưng như vậy cũng quá nhanh, biết là theo ông ấy có nhiều tướng giỏi, người tài nhưng chỉ mất chín ngày để xử lý, sắp xếp, lên ngôi cửu ngũ chí tôn và lấy được lòng tin đã mất từ người dân quả là phi thường.
Cứ vậy mà vị ấy đã chấp chính được hơn mười năm, để người dân Yên quốc an cư lạc nghiệp được mười năm đúng là không dễ dàng gì, chiều theo ý dân, tiếp thu góp ý từ mọi người.
Có lẽ vị này là một minh quân, nếu không tử nạn lúc binh biến thì có thể đưa Yên quốc phát triển hơn nữa.
Những người khác thì Vân Nghê không rõ, duy chỉ có ba người chắc chắn cô hiểu rõ, à quên là ba nhà, Khiết, Phương và Hoắc.
Khiết gia là một gia tộc luôn giữ vị trí trung lập từ khi hoàng thượng còn là một vị quan tam phẩm, cho đến lúc khởi binh cứu lấy Yên quốc mới nghiêng hẳn theo người.
Khiết Mạt Nhi là vì quan hệ lúc trước của hai nhà mà quen được với Trịnh Cảnh Hiên.
Phương gia khác với Khiết gia, nhưng lại có nét hơi giống với hoàng thượng lúc trẻ, Khiết gia chỉ trọng văn, nhưng Phương gia và hoàng thượng lại trọng cả văn lẫn võ.
Nhưng khác một điểm, Lý Loan lên chiến trường cùng phu quân nhưng lại là tham mưu, mọi người thường gọi Văn phu nhân.
Phương Từ, học võ từ nhỏ, lên chiến trường xông pha giết địch được gọi võ tướng.
Một văn một võ hai phu phụ họ đúng là rất hợp, một người bày mưu một người đánh trận.
Còn Hoắc gia, là một gia đình trọng võ, trái ngược hoàn toàn với Khiết gia.
Người Hoắc gia tính cách hào sảng phóng khoáng, nhưng lại không