Đoàn quân của Hoạ Y tiến về Kinh thành Quang Dao như vũ bão, những thành trì chủ chốt không còn được bao nhiêu quân lính canh gác, thấy quân của Hoạ Y dũng mãnh cầm gươm xông tới chúng nhanh chóng quỳ xuống vẫy cờ trắng xin hàng.
Nàng đi tới đâu cờ Hoàng Hoa quốc tung bay đến đó, hơn năm thành trì lớn nhỏ đã hạ cờ Quang Dao mà cắm cờ Hoàng Hoa lên trên nóc.
Không giết dân, không phá đường chỉ chiếm thành trì và bắt sống lính, chẳng mấy chốc đoàn quân hơn một vạn người đã tiến đến kinh thành xa hoa tráng lệ bật nhất của Quang Dao.
Dân chúng hoảng loạn tìm chỗ ẩn nấp vì sợ sẽ bị giết chết nhưng những đoàn binh ấy cứ nhắm thẳng phía trước mà đi không hề làm hại bất cứ ai.
Cổng thành nối giữa hoàng triều và kinh thành đang đóng chặt, Hoạ Y ngồi trên lưng ngựa bắt bọn chúng mở cổng thành.
Chúng tử thủ nhất quyết không mở, Hoạ Y cũng không gấp gáp, nàng lệnh cho Bạch Đông Quân đem thủ cấp của Lâm Kỳ Minh và Trương Tử Văn giao cho bọn chúng.
Hoàng đế Quang Dao quốc Tống Bát Nhã và Đô đốc đương triều Lưu Thuần Khanh đang ngồi đánh cờ, uống trà rất nhàn nhã, bấm đốt ngón tay có lẽ bây giờ đã chiếm được vài thành trì của Hoàng Hoa quốc rồi.
- Cấp báo…
- Bẩm thánh thượng, quân của Hoàng Hoa quốc chiếm của chúng ta tổng cộng hết năm thành trì, chúng đem rất nhiều binh giăng khắp các tuyến đường quan trọng của chúng ta, còn…còn nói là tặng cho chúng ta hai thứ này.
Con tướng trên tay Tống Bát Nhã rơi xuống đất, ông ta sững sờ đứng lên nhìn hai túi tròn đen trên tay thị vệ.
Lẽ nào… Lẽ nào Tử Minh đã…
Lưu Thuần Khanh mặt mày tái nhợt nhận lấy hai túi đen đặt lên bàn, mùi tanh nồng của máu bốc ra khiến bọn họ nôn thốc nôn tháo.
Lưu Thuần Khanh choáng váng không thua gì Tống Bát Nhã, vì Lưu Nam Di con trai cưng của ông ta cũng đi đánh trận này.
Tống Bát Nhã dựa vào ghế nín thở chờ Lưu Thuần Khanh mở túi vải, lớp vải cuối cùng mở ra làm ông ta ngất xỉu tại chỗ, không phải chỉ vì đó là thủ cấp của nhị thái tử mà còn vì Quang Dao quốc sắp sụp đổ đến nơi rồi.
Không có thủ cấp của Lưu Nam Di, Lưu Thuần Khanh trừng mắt hỏi thị vệ.
- Chỉ huy sứ đâu, chỉ huy sứ đâu rồi?
- Bẩm, chỉ huy sứ còn đang bị trói ngoài kia.
Lưu Thuần Khanh hít một hơi thật sâu rồi thở ra nhẹ nhõm, chưa chết là tốt rồi.
Ông ta bảo bọn nô tài làm mọi cách để thánh thượng tỉnh lại, còn mình thì chạy băng băng ra cổng lớn tìm con.
Cửa thành mở, một lão trung niên tầm hơn năm mươi tuổi bước ra khúm núm dưới chân ngựa của Hoạ Y.
- Ngài đây là nữ vương của Hoàng Hoa quốc, lão mỗ không kịp đón tiếp xin ngài và các chư vị ở đây lượng thứ.
Lưu Nam Di thân xác vật vờ nhìn phụ thân của mình chịu hạ mình quỳ dưới chân người khác mà không phải là thánh thượng, lần này có lẽ đã doạ ông không ít.
Mấy đời nhà họ Lưu của Quang Dao quốc đều làm Đô đốc tướng quân, nếu đánh thắng trận này hắn sẽ lên thay vị trí ấy nhưng xem ra không còn được nữa.
Lưu Thuần Khanh dẫn người ra đón Hoạ Y cùng các tướng lĩnh của nàng vào điện.
Tống Bát Nhã tím tái mặt mày ngồi trên long ỷ, thấy Hoạ Y thân mang giáp sắt bước vào liền trượt xuống ngai vàng quỳ sụp xuống.
Thời đại Quang Dao quốc vậy là hết rồi, Tống Bát Nhã ai oán trong lòng không thể kêu than, trực tiếp dâng ngai vàng cho Hoạ Y an toạ.
Hoạ Y đứng giữa điện nhìn xung quanh một lượt, nơi này toàn bộ mạ vàng sáng bóng, thiết kế cũng thật sắc sảo, rất tiếc đồ tốt lại chẳng có người tốt để dùng.
Nơi này chỗ nào chàng đã đi qua, chỗ nào chàng đã từng ngồi? Có lẽ nếu như chàng vẫn còn ở đây, thì đôi ta đâu phải âm dương cách biệt.
Hoạ Y không ngồi lên long ỷ của thánh thượng Quang Dao quốc, cả đời nàng chỉ ngồi một long ỷ mà thôi.
Nàng ngồi vào ghế dành cho Tể tướng, rồi đưa tay mời Tống Bát Nhã ngồi nhưng ông ta nào dám ngồi, cứ hèn mọn quỳ ở dưới đất.
Hoạ Y bật cười thành tiếng châm biếm.
- Thánh thượng Quang Dao quốc còn sợ gì mà chẳng dám ngồi, việc tàn ác nhất là đi cướp nước cũng đã làm rồi, thì còn gì nữa mà phải sợ nữa.
Quang Dao quốc xưa nay luôn hùng mạnh nhưng ngoài hùng mạnh ra chúng chẳng còn gì, trong tiềm thức của chúng luôn luôn coi thường Hoàng Hoa quốc và luôn muốn quy phục đất nước nhỏ bé này để sáp nhập mở rộng lãnh thổ.
Nhưng người tính không bằng trời tính, kẻ tự kiêu luôn chết bởi sự cao ngạo của chính mình.
Tống Bát Nhã còn chưa được tỉnh táo, ông ta mấp máy khuôn miệng nhăn nheo hỏi.
- Hiện giờ ta là kẻ bại trận, đã là kẻ thua cuộc thì làm gì có quyền được ngồi ở ngôi cao.
Ngai vàng đây ngài muốn dùng thì cứ lấy, ta chỉ muốn biết thân xác của Tử Minh hiện đang ở nơi nào để còn an táng.
Trương thái úy nghe những lời khổ lụy của Tống Bát Nhã mà sôi sục tim gan, phụ tử của ông ta đã lừa ông suốt mười năm trời, khiến ông suýt là tội đồ của đất nước.
Trương thái úy hừ lạnh chế giễu.
- Xác của hắn được đốt thành tro để bón cho cây rồi, thánh thượng nên tự hào vì đến lúc chết hắn mới làm được một chuyện có ít.
Nhưng sao ngài chỉ hỏi có một mình nhị thái tử, còn tam thái tử cũng đã bỏ mạng sao ngài không tìm?
Đăng Kỳ cũng đã chết rồi sao? Vì sao chết? Chẳng phải Tử Minh gửi thư về nói hắn đã quy phục nữ đế của Hoàng Hoa, nếu bị lợi dụng mà chết thì đáng lắm.
Tống Bát Nhã ngẩng mặt nhìn vào khoảng không rồi khổ sở cười.
- Tống Đăng Kỳ từ lâu đã không còn là tam thái tử của Quang Dao quốc, năm hắn mười chín tuổi ta đã phế hắn rồi.
Lúc nghe tin Lữ Vỹ Kỳ chết, khuôn mặt già nua của Tống Bát Nhã không hề có chút thương xót nào, còn nỡ nói ra từ "phế" dù cho người đã không còn.
Tim Hoạ Y nhói lên đau đớn, tại sao bao nhiêu thiệt thòi chàng đều một mình gánh lấy.
Đến lúc chết rồi cũng chẳng ai xót thương.
Hoạ Y kìm nén sự run rẩy của mình trừng mắt nhìn Tống Bát Nhã, giọng nói trong trẻo trở nên trầm mặc.
- Lâu nay nghe danh thánh thượng Quang Dao là một người nhìn xa trông rộng, tâm Đức hơn người.
Hôm nay gặp mặt mới thấy lời đồn chỉ mãi là lời đồn.
Ta thấy tiếc cho tam thái tử trước lúc chết, còn xin dùng đầu mình để thay thế cho Tống Tử Minh, tình phụ tử của hoàng triều họ Tống thật đáng để người khác phải suy ngẫm.
Tống Bát Nhã bị Hoạ Y sỉ nhục nhưng không thể phản bác, chỉ có thể im lặng quỳ nghe, nhục nhã một chút không sao, miễn là còn giữ được mạng sống.
Loại người này ngồi nói chuyện chỉ bẩn thanh danh, Hoạ Y hất cằm ra hiệu cho Bạch Đông Quân đem hiệp ước của hai bên cho Tống Bát Nhã đóng dấu vào.
Lúc nhìn thấy những dòng chữ trong vải gấm, Tống Bát