Từ trên cao nơi chúng tôi đứng hướng tầm mắt ra thì trông thấy một con đường, cứ men theo lối đó mà đi thì tới chính giữa làng.
Ở khoảnh đất trống giữa thôn là một con đường hình chữ thập (+), hai đường giao nhau một rộng một hẹp, phân sơn thôn thành bốn phần, con đường mà chúng tôi đi tới chính là con đường hẹp trong số đó.
Sơn thôn tĩnh lặng không một bóng người, ngay đến tiếng gà qué chó mèo cũng không nghe thấy, xem ra nơi đây vốn đã không tồn tại bất kì sinh vật sống nào.
Chúng tôi tùy tiện đi đến đẩy cửa vài ngôi nhà, cửa không chốt khóa, trong nhà cũng không sót lại dấu tích nào của con người cả, từ lớp mạng nhện giăng phủ trong phòng thì có thể đoán ít nhất mười mấy năm nay không có người sống ở đây. Tất cả vật dụng bên trong đều không khác gì so với những gia trạch của người dân thôn quê bình thường khác, đồ dùng gia đình rất bình dị, đơn giản, không có thứ gì gọi là xa hoa. Một vài chỗ khác vẫn lưu lại dấu tích của cuộc sống sinh hoạt, có nhà thì thậm chí trong nồi vẫn còn rau đang được nấu, đương nhiên những đồ ăn này đã bị thối rữa từ lâu.
Chỉ là không biết người và gia xúc đi đâu cả rồi, chẳng lẽ chỉ trong một đêm, hơn trăm hộ dân ở đây đều bốc hơi toàn bộ như vậy sao?
Hay là đột nhiên xảy ra tai vạ khôn lường nào đó nên thôn dân phải bỏ đi tránh nạn không kịp chuẩn bị gì chăng ?
Ngay đến người thông minh, tinh ý như A Hào cũng nhăn mày suy ngẫm mà không hiểu, chuyện này đã vượt ra khỏi nhận thức thông thường của con người. Trong khi đó mấy người chúng tôi không ai có sẵn năng lực suy luận siêu nhiên.
Chúng tôi đội mưa đi theo con đường rộng rãi nhất trong thôn thì tới một cụm kiến trúc tận cuối thôn, chỗ này lại không giống nhà ở của những thôn dân khác.
Ở chính giữa là sườn núi cao ngang với hai tầng lầu, phía trước là mười mấy bia đá và tượng người đá dựng thẳng sừng sững, nổi bật nhất là một tấm bia đá lớn cao gần ba mét, người đứng dưới ngước lên nhìn sẽ có cảm giác như bị uy hiếp.
Chúng tôi tiến lại gần tỉ mỷ quan sát văn tự trên bia đá, phát hiện chữ khắc trên đó đã bị mài mòn khó có thể nhận biết được mặt chữ. Duy chỉ có góc dưới cùng bên trái là có vài chữ chưa bị xóa bút tích, trên đó có khắc : " Đường Trinh Quan hai mươi mốt năm".
Xú Ngư hỏi tôi:
- Sườn núi này sao lại có bia đá nhỉ? Có phải xưa kia đây là chiến trường cổ nên người ta mới cho dựng chúng để tưởng niệm?
Tôi nói:
- Cậu hỏi tớ, tớ biết hỏi ai đây? Mình còn đang mơ hồ chẳng hiểu chuyện gì đây.
A Hào chỉ tay vào sườn núi phía sau bia đá nói:
- Nó không phải là sườn núi, là gò mả đó. Đây chính là ngôi mộ cổ đời Đường chúng ta được nghe kể, điều tớ vốn mong chờ chỉ là một sự nhầm lẫn, không ngờ sự phát triển của thời đại ngày nay đã ngày càng gây bất lợi cho chúng ta.
Chúng tôi lấy tay che mưa rơi vào mắt, rồi ngẩng đầu quan sát kỹ gò mả sừng sững to lớn ấy, trong lòng không khỏi sợ hãi như bị thứ gì đó uy hiếp.
Nằm ở mé trái là một ngôi nhà lớn, cửa được khóa chặt, bóng đêm bên trong sâu ngun ngút thăm thẳm như muốn dọa người. Nếu vô ý liếc mắt nhìn vào, sẽ sinh ra một thứ cảm giác bi ai thống khổ, bóng đêm âm u không ranh giới từ tứ phương tám hướng xông thẳng vào đại não.
Chúng tôi không dám quan sát ngôi nhà đó nhiều, bèn xoay người nhìn một tòa kiến trúc khác nằm đối diện, lại là một tiểu lầu hai tầng có kết cấu gỗ ngói, mang dáng vẻ cổ kính xa xưa. Phong cách kiến trúc tuyệt không giống như thời này, trên đỉnh lầu được phủ một lớp ngói lưu ly ( loại ngói thường thấy trong những kiến trúc cung đình, chùa chiền) màu vàng và xanh lợp xen kẽ nhau, bốn góc đều có linh thú để trấn trạch trừ tà. Trước cửa còn có tấm biển, trên đó thảo ba chữ Triện ( chữ viết đời nhà Tần): "Miên Kinh Lầu", trong lầu ẩn hiện ánh đèn chập chờn như hoàn hôn xế tà.
Từ lúc đặt chân vào ngôi làng này, thì nỗi sợ hãi và căng thẳng luôn trực sẵn trong tâm can Đằng Minh Nguyệt, lúc này cô mới chỉ tay vào Miên Kinh Lầu nói:
- Trông chữ viết thì nơi này giống như tàng thư các vậy, chúng ta vào trong xem có tìm thấy văn kiện thư tịch gì không, biết đâu lại tìm hiểu được