Edit: Vân
Vừa qua giờ Mùi, Mao Đầu đã tỉnh lại từ giấc ngủ trưa, sau khi dùng cánh tay nhỏ mập thịt xoa con mắt ngái ngủ liền ầm ĩ phải chơi ném tuyết tiếp.
Nguyễn Thời Ý sợ nó chơi quá sức sẽ cảm lạnh, bèn vội thúc giục Từ Thịnh đưa nó về phủ thủ phụ.
Từ Hách tắm xong thì đổi một bộ áo gấm màu thanh thủy, bịn rịn tiễn Mao Đầu ra tận cửa.
Khi tới cổng trong, cuối cùng hắn chợt nhận ra không tiện công khai xuất hiện trước láng giềng, đành dừng bước chân, cúi người xuống, lấy một vật trong ngực ra, hai tay khẽ run, nhét cho Mao Đầu.
Đó là một xâu tiền được buộc bằng dây đỏ.
Mặt trước có khắc chữ “vạn tuế thiên thu”, “tống ác trừ hung”, “chém yêu trừ tà”, mặt sau thì là hình vẽ long phượng, song ngư, quy xà, dây đỏ buộc bảy đồng tiền thành hình rồng, đây là cách buộc dây chỉ mình Từ gia có.
Mắt to của Mao Đầu sáng lên, kí ức như bị chạm đến, đột nhiên khóc nấc lên.
Nguyễn Thời Ý và Từ Hách luống cuống, luôn miệng hỏi: “Mao Đầu, không sao chứ? Khó chịu ở đâu?”
“Hu hu…” Mao Đầu ôm lấy bắp chân Từ Thịnh, quẹt hết nước mắt nước mũi lên áo bào vừa thay của hắn ta, “Đệ muốn nãi nãi! Đệ muốn nãi nãi! Oa… Có phải cha lấy kẹo của Mao Đầu đi cho người khác hết rồi không? Nãi Nãi không cần Mao Đầu nữa ạ?”
Nguyễn Thời Ý khẽ giật mình, không kìm được lệ rơi.
Hội xuân trước kia, năm nào nàng cũng buộc cho mỗi con cháu một kiểu giống nhau.
Mao Đầu năm tuổi đã có kí ức, thấy xâu tiền mừng tuổi Từ Hách buộc, tự nhiên nhớ tới tổ mẫu đã mất lâu ngày, bi thương ập tới, khóc khàn cả giọng.
Từ Hách bị phản ứng của tiểu tôn tử làm cho bất ngờ, tay chân nhất thời luống cuống.
Định lấy lại xâu tiền khiến nó khóc ra đã, nhưng nó lại nắm chặt trong tay, sống chết không chịu đưa.
Cả đám người phải vây quanh dỗ dành, chỉ khi A Lục đổ ống trúc ra một viên kẹo quả hạnh mới khiến khiến Mao Đầu dừng nước mắt, nín khóc mỉm cười.
Từ Thịnh quan sát tỉ mỉ dây buộc, phát hiện cơ bản giống với cách buộc của Nguyễn Thời Ý, nhưng trình độ tinh mĩ hơi kém một chút, chỉ cho rằng “tiên sinh” học được từ chỗ tổ mẫu.
Thấy mặt “kế tổ phụ tương lai” như đưa đám, hẳn là đã dốc hết lòng chuẩn bị lễ vật để dỗ đệ đệ mình vui vẻ, song vừa đưa ra lại khiến tác dụng ngược… Từ Thịnh vừa thông cảm vừa thấy áy náy.
Hắn ta chợt nảy ra một ý, đầu tiên trấn an Mao Đầu, áy náy giải thích lí do với :tiên sinh”, sau đó nhắc tới buổi tụ tập nho nhỏ với bạn bè ở Tùng Hạc lâu, muốn mời tiên sinh cùng đi, nhất định sẽ rất hân hạnh đón tiếp, v.v…
Từ Hách hơi sững sờ, bất giác nhìn về Nguyễn Thời Ý, muốn nói ý nàng.
Nguyễn Thời Ý thấy trưởng tôn rất lạ, nghi là hắn định bày trò gì mới đây.
Nhưng nàng cũng không thể cản “tiên sinh” đi hội họp trước mặt mọi người được.
Trước ánh mắt dò hỏi của Từ Hách, nàng chỉ thể vờ như không thấy.
Nói một cách công bằng, Từ Hách thấy trưởng tôn nhà mình thẳng thắn đáng yêu vậy thì rất vui mừng, mà thê tử cũng không có ý ngăn cản, lập tức vui vẻ đồng ý.
Từ Thịnh thấy “tiên sinh” vừa “tôn trọng dị thường” với tổ mẫu, vừa “nói gì nghe nấy”, đuôi mắt hẹp dài lộ vẻ đắc ý, hệt như một con hồ ly giảo hoạt.
*****
Ban đêm, Nguyễn Thời Ý ngồi một mình ở thư các, cố nén phiền não bất an, duyệt kĩ danh sách khách khứa tại thịnh hội thư họa.
Nghiêm túc so sánh với danh sách những người trước đây được cho là cất giữ Tình Lam đồ, nàng phát hiện ba người trong đó đều được mời.
Trong đó, có một vị họa sư nổi tiếng nhờ phỏng lại tranh của “Tham Vi tiên sinh”.
Bản thân người này vốn không có mấy bức nổi danh, nhưng lại cực kì yêu thích nghiên cứu tranh sơn thủy của Từ Hách, mười năm trước vào Hàn lâm họa viện đã từng sao chép bản chính mà hoàng đế cất giữ một lần.
Bởi người này chỉ thích phỏng lại tranh, không được hoàng đế trọng dụng, sau khi rời cung không quản lăn lộn khắp nơi, cố ý chạy đến làm môn khách ở các phủ đệ có giấu tác phẩm của Từ Hách, thậm chí giúp không ít người phân biệt hàng giả.
Nguyễn Thời Ý thấy rằng, cho dù người này không có năng lực đoạt được một đoạn Tình Lam đồ thì cũng biết được đôi chút về tung tích.
Tính đã đến đúng giờ Tuất, nàng đến cửa sổ hướng Đông, trông về Chiết Lan uyển phía xa u ám không ánh sáng, đoán Từ Hách vẫn chưa về, nàng lo lắng nhìn theo bóng đêm bao trùm mà càng sầu muộn.
Nàng đang sầu lo cái gì chứ?
Sợ trưởng tôn lừa bán tổ phụ ruột thịt ư? Sợ người huynh đệ Lam Dự Lập của Từ Thịnh cũng dẫn Diêu thống lĩnh đến? Sợ hai đại nam nhân có nhiệt độ thân thể lạnh như băng kia chạm vào nhau…?
Dừng! Dừng! Dừng! Càng lúc càng không đúng!
Nguyễn Thời Ý bỗng nhớ đến tin đồn “nữ vương Nhạn tộc phái người đuổi bắt mĩ nam tử để hút máu”, dường như một khi Từ Hách rời khỏi Hàn lâm họa viện, Lan viên, hoặc là phạm vi tầm mắt của nàng thì sẽ dễ dàng để lộ bí mật, rơi vào nguy hiểm.
Với đủ loại biểu hiện khác thường của Từ Thịnh lúc ban ngày, Nguyễn Thời Ý đại khái suy đoán, đứa nhỏ kia đang thử tài nấu nướng và võ công của Từ Hách.
Giờ cố ý gọi người tới Tùng Hạc lâu, là để muốn… xem xét tửu lượng “tiên sinh” và tửu phẩm sao?
Nàng biết rõ rượu có thể khiến con người ta cởi bỏ lớp ngụy trang, bề ngoài thì trông như lãng nguyệt thanh phong*, nhưng có người uống xong liền gục xuống ngủ, có người khi say thì nóng nảy, có người thì buồn bực không vui…
(*) trăng sáng gió mát
Nếu vậy thì… phiền to rồi!
Nguyễn Thời Ý giờ mới phát hiện, vội vàng gọi thị tì lên, nhờ tra sổ sách, sau đó chạy thẳng tới Tùng Hạc lâu cách đó hai con phố.
Năm xưa phu thê uống rượu cùng nhau, nàng uống hơn hai ly đã lâng lâng say rồi; mà Từ Hách thì trời sinh tửu lượng cực tốt, bất luận uống bao nhiêu, hắn cũng không bao giờ chính thức say lảo đảo.
Không kể lần trước nghe nàng đã “qua đời”, hắn đau lòng muốn chết, rượu nhập lòng sầu, vậy mà vẫn có thể trấn định vẽ tranh, còn tìm được đường về nhà.
Sợ nhất là hắn rượu vào lại hớn ha hớn hở, tùy tiện cầm bút vẽ lên tường…
Lỡ bây giờ hắn thuận tay đề ba chữ “Từ Tham Vi” thì phải giải thích như thế nào?
Từ Thịnh đang còn để hiếu, nếu chỉ đơn thuần nghị sự với bạn bè, ăn bữa cơm thì còn nói được, chứ nếu bị bắt uống rượu mua vui, chỉ sợ sẽ bị người ta chỉ trích, nói hắn ta bất hiếu.
Tùng Hạc lâu vẫn như thường ngày, tiếng đàn lượn lờ, tiếng ly chén va chạm xen lẫn với tiếng cười nói, tiếng mời rượu.
Có lẽ bởi vì đám người Từ Thịnh ở nhã gian tầng trên, chưởng quỹ thấy Nguyễn Thời Ý bất ngờ hiện thân cũng không kinh ngạc, phối hợp với dặn dò của nàng, lấy sổ sách ra kiểm tra, đồng thời lễ phép “nhắc nhở” nàng, đại công tử đang thương lượng chuyện quan trọng với bạn ở tầng trên, lại nhấn mạnh “tất cả đều là nam”.
Nguyễn Thời Ý dở khóc dở cười.
Quan hệ giữa nàng và Từ Thịnh cứ bị truyền đi linh tinh hết cả, dù Từ Thịnh nhiều lần công khai nói hai người là “huynh muội”, không ít người vẫn hiểu lầm hai người là tiểu tình nhân.
Chưởng quỹ cho rằng, nàng hiểu lầm Từ Thịnh ăn chơi đàng điếm, tới “bắt gian”, vì vậy mới nói đến câu kia?
Đã như vậy thì nàng cứ mượn cớ này lên trên tầng, tra dò làm gì cho phiền phức?
Bước đến nhã gian ở cuối hành lang, giọng hô uống hết vang lên không ngừng.
“Đại công tử.” Giọng nói trong vắt lạnh lùng của Nguyễn Thời Ý xuyên qua bức bình phong thêu, khiến tiếng cười vui bên trong đông cứng lại.
“Nguyễn cô nương?” Hai trong số các huynh đệ Lam gia cùng đặt câu hỏi.
Nguyễn Thời Ý biết bên trong có không ít người quen, bèn không cố kị bước chập chững vào.
*****
Ánh đèn lay động, bên trong ngoài Từ Hách, Từ Thịnh, Lam Dự Lập và hai đệ đệ ra, còn có năm con cháu nhà quan, tuổi tác xấp xỉ, trên bàn ăn là canh thừa thịt nguội.
Từ Hách ngồi ở trong góc, bào gấm màu thanh thủy nhã khiết, thần thái như thường, bàn tay rõ khớp xương đang bưng tước* đồng, hứng thú quan sát nàng.
(*) tước: cốc uống rượu có ba chân
Dĩ nhiên hắn đoán được vì sao nàng đến chỗ này.
Những người khác hoặc đứng dậy chấp lễ, hoặc tươi cười vui vẻ chào đón.
Từ Thịnh đang uống hăng, nhưng trước con ngươi lãnh đạm của tổ mẫu, cơn say lập tức tan đi ba phần.
Hắn ta lí nhí trong miệng: “Được rồi được rồi! Không ồn ào nữa! Ta phải quay về đây! Mấy người các ngươi cứ từ từ uống! Bữa này để ta mời!”
Một tên công tử say khướt cười đùa: “Ở tửu lâu của nhị thúc ngươi! Còn ai cướp với ngươi nữa?”
Nguyễn Thời Ý hời hợt lên tiếng: “Đại công tử, muốn kí sổ hay sao?”
Người Từ gia xưa nay quản lí cực nghiêm, khi nhị thúc quản sổ có lẽ sẽ nhắm một